Affichage des articles dont le libellé est Chính trị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chính trị. Afficher tous les articles

mercredi 2 avril 2025

Lưu Trọng Văn – Khúc ca hội tụ

Một số bạn tỏ ra quan tâm tới cuộc gặp gỡ giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị ngày 30.3 vừa qua tại Sài Gòn. Các bạn hỏi gã có phát biểu gì không?

Gã xin trả lời rằng, gã cũng có đôi nhời. Gã chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo cơ hội cho gã tham gia cuộc gặp mặt rất cởi mở này.

Điều thứ nhất gã cho rằng: “Bất cứ việc gì cũng vậy có hội tụ ngồi bên nhau, lắng nghe nhau vẫn tốt hơn là xa cách nhau. Có thẳng thắn trao đổi với nhau thì mới tìm ra được cái chung và cái khác biệt.

Tuấn Khanh - Gặp nhau “tâm tình”, điểm lại

Cuộc gặp bất ngờ giữa các trí thức, văn nghệ sĩ với ông bí thư Nguyễn Văn Nên vào ngày 30 Tháng Ba, ở Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Sài Gòn, đem lại nhiều tò mò cho những người hay tin, và cũng để lại không ít những lời bàn.

Trong tất cả các bài viết ngắn, viết dài trên mạng xã hội nói về chuyện này, nổi bật là bài viết của giáo sư Mạc Văn Trang. Ông mô tả cuộc gặp một cách đơn giản, không màu mè hoa lá, không ngợi ca hay chê bai. Trần thuật của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy được cái tôn nghiêm của một trí thức – trí thức đau đáu với đất nước và không ngại phản biện.

Qua mô tả của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy cuộc gặp này được cân nhắc kỹ lưỡng: Người phát thư mời là tiến sĩ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông ký, nhưng có sự ủy nhiệm của ông Nên.

mardi 1 avril 2025

Võ Xuân Sơn - Hy vọng ?

 

Không nhiều người bàn tán, nhưng cũng đủ nhiều để khi vô Facebook là tôi thấy được ngay, việc Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên gặp một số nhân sĩ trí thức, những người đã có lúc bị coi là “phản động”.

Với ông Nên, chuyện này không phải là chuyện lạ. Lần trước, khi cả Ban chỉ đạo phòng chống dịch đi theo đường lối cực đoan nhất, tìm mọi cách bịt miệng mọi ý kiến phản biện, chính ông đã yêu cầu gặp mặt, hoặc đích thân ông ông liên lạc với những người phản đối lại cách chống dịch gây ra nhiều hệ lụy.

Ông cũng là người duy nhất trong tất cả các lãnh đạo cấp cao, đứng ra xin lỗi người dân, kể từ khi vụ dịch xảy ra, cho đến khi những vụ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi bị phanh phui.

lundi 31 mars 2025

Lưu Trọng Văn - "Chúng ta cùng nhau trên một dòng chảy"

 

Ngày 30 tháng 3, tròn một tháng nữa tới ngày 30 tháng 4 lịch sử. Tại Sài Gòn diễn ra một cuộc gặp mặt lắng nghe nhau giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị.

Người cao tuổi nhất là nhà sử học Nguyễn Đình Tư - 105 tuổi. Người ít tuổi nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 49 tuổi. Thật thú vị, cả hai đều tên… Tư.

Danh sách các nhà hoạt động văn hóa xã hội ngoài hai người tên Tư còn có: Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, tiến sĩ Mạc Văn Trang, đạo diễn Nguyễn Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Đỗ Trung Quân, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nghệ sĩ Thành Lộc, các NSND Trần Minh Ngọc, Hoàng Yến, Bạch Tuyết, Thanh Thúy, nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà văn Bích Ngân, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu và gã, một người viết Facebook.

dimanche 30 mars 2025

Lưu Trọng Văn - "Đóng góp được cái gì cho đất nước thì mình cố mà đóng góp"

 

Sáng Chủ nhật 30.03, Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt giữa các nhà hoạt động chính trị với một số trí thức tên tuổi.

Tại cuộc gặp này, bí thư Thành ùy Nguyễn Văn Nên và phó Ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt đã lắng nghe các tâm sự, phát biểu, kiến nghị của giới trí thức.

Gã sẽ lần lượt giới thiệu bạn đọc một số phát biểu, theo đánh giá của bí thư Nguyễn Văn Nên là rất thẳng thắn và xây dựng này. Sau đây là một số nội dung ý kiến của giáo sư Tương Lai thông qua một bức thư mà giáo sư gửi cho gã, gã xin tóm lược một số ý chính.

Nguyễn Thông - Thời sự: Sáp nhập tỉnh (1)

 

Hôm nay 30.03.2025 trên báo Tuổi Trẻ có bài về chuyện này, “Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập?”

Cứ như lời một ông “nguyên” (giờ có còn làm gì nữa không thì chả rõ, bởi những từ “nguyên”, “cựu”, “đương” lâu nay bị nhập nhèm) là Bùi Tất Thắng - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) thì:

Thành phố Huế không cần sáp nhập với tỉnh nào, bởi nó mới được (trung ương và quốc hội) công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Giời ạ, lý do lý trấu, rất vớ vẩn.

samedi 29 mars 2025

Lâm Bình Duy Nhiên - Bệnh nan y từ 50 năm


Đọc báo chí trong nước hay nghe bình luận của những người được chế độ ưu ái mới thấy sự tự tin, tự sướng vẫn là một căn bệnh nan y của chính quyền.

Họ hy vọng, thậm chí kỳ vọng Việt Nam với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2030 sẽ bằng và thậm chí vượt qua Singapore.

Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, vững chắc và thịnh vượng chỉ trong vòng 5 năm nữa thôi!

Ngọc Vinh - Vẫn là "giải phóng" nha bà con !

Không có gì thay đổi cả. 

Nếu nói lái, nó sẽ có nghĩa khác và cái nghĩa đó, không ai thấm thía bằng dân miền Nam – một miền Nam tan hoang sau giải phóng vì một nhân vật: Lê Duẩn.

Ông Duẩn mất đã 39 năm nhưng chưa thấy các sử gia nghiêm túc và trung thực đặt bút nghiên cứu về ông – một nhân vật đặc biệt trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Không phải viết theo kiểu tô hồng, dạng như "ông là bộ óc vĩ đại đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". 

mercredi 26 mars 2025

Lê Thiếu Nhơn - Lên hình cười nụ, xuống đèn khóc thầm!


 

Đọc “Đơn kêu cứu khẩn cấp” đề ngày 25/03/2025 của tập thể phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài Truyền hình Cần Thơ, mà thấy xao xác.

Suốt 20 tháng qua, họ chỉ được nhận lương cơ bản, và bị cơ quan nợ nhuận bút lẫn công tác phí. Trước xu hướng tinh gọn và sáp nhập, họ chẳng đặng đừng phải lên tiếng, vì kéo dài đến khi mọi thứ an bài thì không biết tìm ai để đòi lại quyền lợi chính đáng của họ.

Bối cảnh báo chí hiện nay, không ít đơn vị tự chủ tài chính có nguy cơ đóng cửa vì đã “hoàn thành nhiệm vụ” như trường hợp VTC, còn những đơn vị dặt dẹo qua ngày thì tiếp tục thoi thóp. Sẽ có thêm bao nhiêu “Đơn kêu cứu khẩn cấp” nữa? Chưa biết, nhưng trước hết cần xác định, quan niệm báo chí giữa miền Bắc và miền Nam có đôi chút khác biệt.

dimanche 23 mars 2025

Nguyễn Thông - Bàn trà Chủ nhật (3)

 

Có người bảo việc đại sự quốc gia để yên cho người ta làm, mình biết gì mà ý kiến ý cò. Dạng suy nghĩ thế rất phổ biến ở xứ này. Một kiểu sống dựa dẫm, sống chết mặc bay, vô nghĩa.

Đã quá lâu, mấy chục năm ròng, người ta mặc nhiên chấp nhận hình thái bộ máy cầm quyền, hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức đoàn thể, nhân sự thế này thế nọ. Mũ ni che tai. Kệ tất.

Tặc lưỡi, đảng, trung ương, các ông bà lớn đã quyết rồi, là xem như đã an bài, chỉ cần phục tùng, không bàn cãi nữa. Giống như con người vậy, được may cho cái áo, dù rộng hẹp, xấu tốt thế nào cũng mặc, phải mặc. Nhiều ông bà còn trưng trong nhà chữ “nhẫn”, xem đó như phương châm sống.

Lưu Trọng Văn - Câu chuyện khôn ngoan

 

1. Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc chuyện trò thân mật với nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cháu ngoại nhà cách tân vĩ đại Phan Châu Trinh.

Bà Bình ở tuổi gần 100, nhưng vẫn rất tinh tế, uyên thâm và đau đáu sự thay đổi thời cuộc. Bà từng rất nổi tiếng trong giới trí thức phản biện khi hỏi nhà văn Nguyên Ngọc câu hỏi đau đớn nhất đối với cuộc đời làm cách mạng của bà:

“Chúng ta sai từ lúc nào?“

samedi 22 mars 2025

Hà Phan – Tinh giản luôn hội đoàn

Sau khi các bộ, ngành cơ bản đã tinh giản xong, số phận huyện chấm dứt và sáp nhập tỉnh chắc cũng chỉ còn chờ ngày biểu quyết, thì tôi quan tâm nhất đến chuyện sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng!

Theo thông tin đã có, việc này phải xong trước 30/07. Tổ chức hay hội đoàn nào ra sao hồi sau sẽ rõ, nhưng chắc chắc không còn chuyện cồng kềnh, quá nhiều và nặng nề như trước!

Bộ máy khổng lồ này, có cái trải dài từ trung ương xuống tận huyện, xã ngốn không biết bao nhiêu ngân sách, nguồn lực, trụ sở, trang thiết bị...Nhiều hội có cũng được, mà chẳng thấy thì càng hoan hô!

jeudi 20 mars 2025

Dương Quốc Chính - Cách mạng tinh gọn

 

Đợt này sáp nhập các Bộ rồi tới tỉnh và bỏ huyện, dẫn tới các Sở bị hai lần sáp nhập. Ví dụ Sở Xây dựng nhập với Giao thông, thì bầu bán một hồi, tuột xích một mớ.

Nhưng chưa xong, nhiều sếp ngồi chưa ấm chỗ, chỉ tầm 3 tháng, thì lại nhập tỉnh, thì có khi lại bay ghế! Anh em quan huyện mới chạy được về Sở, chưa kịp ngồi thở thì lại chạy tiếp vì nhập tỉnh. Nhất là quan chức ở các tỉnh bé nhập vào tỉnh to.

Ví dụ TPHCM nhập với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, thì chắc là giám đốc Sở mới sẽ là giám đốc của TPHCM. Hai ông kia bị hạ xuống phó giám đốc và chắc còn có 7-8 phó giám đốc, do ba Sở trộn lại.

Mạnh Kim - Trump xóa sổ Bộ Giáo dục

Ngày 20-03-2025, Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp để thực hiện việc giải thể Bộ Giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Linda McMahon đã được Trump yêu cầu thực hiện "mọi bước cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại thẩm quyền giáo dục cho các tiểu bang". Đây là động thái mới nhất mà Trump thách thức nhánh lập pháp và lạm quyền hành pháp của tổng thống.

Bộ Giáo dục (DoE) từ lâu đã là mục tiêu của giới chính trị gia bảo thủ. Trong nhiều năm, các ứng cử viên tổng thống, giới nghiên cứu độc lập (think tank) và các nhà lập pháp Cộng hòa (GOP) đã kêu gọi dẹp tiệm DoE. Tháng 2-2025, nhóm nghiên cứu độc lập Institute of Education Sciences (IES) thuộc DoE đã bị đóng cửa.

mercredi 19 mars 2025

Hoàng Quốc Dũng - Từ bỏ vai trò lãnh đạo, không có nghĩa phải phản bội


Gần đây, một số người ủng hộ nhiệt thành Tổng thống Trump liên tục đăng các bài viết và tin tức nhằm biện minh cho hành động của ông khi thể hiện sự ủng hộ đối với Nga, gây lo ngại về việc phản bội các đồng minh truyền thống và phớt lờ các yếu tố nhân đạo, đạo đức, quyền của các dân tộc.

Lý luận của họ chủ yếu xoay quanh việc cho rằng nước Mỹ không cần phải tốn kém và mệt mỏi với các vấn đề của châu Âu và thế giới, rằng thế giới chỉ ỷ lại vào Mỹ.

Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cần xem xét lịch sử cận đại để hiểu Hoa Kỳ muốn gì và đã làm gì.

mardi 18 mars 2025

Dương Quốc Chính – Trả lại tên cho em

Mình thấy việc nhập tỉnh vừa rồi khiến rất nhiều người tâm tư vì nhiều địa phương bị mất tên. Cái tên nhiều khi nó có từ ngàn đời, thành kỷ niệm của đa số dân.

Việc nhập tỉnh mình thấy có hai quy tắc đặt tên tỉnh mới. Trường hợp 1 là dạng M&A, tức là tỉnh to, giàu mạnh, có lịch sử lâu đời hơn, đại khái là nổi trội hơn hẳn tỉnh còn lại, thì được lấy làm tên tỉnh mới, ăn nốt luôn cả tỉnh lỵ. Ví dụ Thái Nguyên ăn luôn Bắc Kạn, coi như xóa sổ tên Bắc Kạn? Tỉnh lỵ cũng ăn nốt. Hay TPHCM "thâu tóm" luôn Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, ăn cả tên lẫn tỉnh lỵ.

Trường hợp 2, là hai tỉnh tương đối ngang cơ nhau, như Tây Ninh và Long An, thì lấy tên tỉnh mới là Tây Ninh, nhưng tỉnh lỵ ở Long An. Hay Bắc Ninh nhập Bắc Giang thì tên tỉnh là Bắc Ninh nhưng tỉnh lỵ ở Bắc Giang. Đại khái ông mất tên, ông mất vị trí trung tâm, một ông được tiếng, một ông được miếng, được tỉnh lỵ có lẽ ngon hơn được tên.

Nguyễn Thông - Không có vùng cấm

Thời ông Trọng, ổng chống tham nhũng rất quyết liệt (nghe đồn vậy). Lò cháy rừng rực. Chính ông ấy luôn nhắc nhở bề tôi, bộ hạ rằng "không có vùng cấm". Ai nghe cũng phấn khởi, chỉ có điều không tin lắm.

Giờ thì tôi không tin cả ông ấy lẫn bề tôi. Cấm bỏ mẹ đi, chứ ở đó mà không.

Báo mậu dịch viết ra chứ không phải tôi bịa, mà báo cũng chỉ dựa vào kết luận điều tra chứ chắc bản thân nó không muốn viết lừng khừng ỡm ờ. Nhưng có người bảo nói toẹt mẹ nó ra có khi mất hay bởi "lãnh đạo cấp trên" đâu phải chỉ một đứa.

lundi 17 mars 2025

Hoàng Quốc Dũng - Syria và Việt Nam: Một sự đối lập đáng suy ngẫm

Trong thời gian qua, chúng ta đã dành nhiều sự quan tâm đến cuộc chiến ở Ukraine. Hôm nay, để thay đổi không khí, tôi xin gửi đến các bạn một bài viết về Syria, một quốc gia với những biến động chính trị có thể là một bài học đáng để Việt Nam suy ngẫm.

Trước đây, tôi đã từng đề cập đến một Syria dưới sự cai trị của gia tộc Al-Assad, một chế độ độc tài tàn bạo và là tay sai của Putin. Hafez Al-Assad lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1970 và giữ ghế tổng thống đến khi qua đời năm 2000.

Giống như nhiều chế độ độc tài khác, quyền lực được cha truyền con nối, và Bashar Al-Assad tiếp tục cai trị đất nước cho đến khi bị lật đổ vào ngày 08/12/2024. Như vậy, gia tộc Al-Assad đã kiểm soát Syria suốt 54 năm.

dimanche 16 mars 2025

Dương Quốc Chính - Thỏ đã hết, chó săn để làm gì ?

 

Có mấy đài địch là VOA, RFA, BBC, RFI.

Thằng BBC thì tự tinh gọn hơn một năm rồi. VOA và RFA bị đồng chí Đô la Chum vừa tinh gọn. Thằng RFI cơ bản cũng ngoan sẵn, không phản động gì lắm. Tóm lại là các nguồn phát tán các luận điệu thù địch đã gần như bị tinh gọn hết.

Thế nên tự nhiên các chuồng bò trở nên thừa thãi, vì đâu cần đấu tranh chống luận điệu thù địch nữa.

Lê Diễn Đức - Đài "phản động" ít dần

 

Từ những năm 2000, khi làm tổng biên tập của tờ Đàn Chim Việt ở Ba Lan, tôi thường xuyên cộng tác với các cơ quan truyền thông Việt ngữ như BBC (Anh quốc), RFI (Pháp), RFA, VOA (Mỹ). 

Đây là những cơ quan truyền thông mà nhà nước Việt Nam không ưa thích, thậm chí nhiều người còn gọi là những cơ quan ‘’phản động’’.

Vì có cuộc sống đầy đủ nên tôi không mấy quan tậm đến tiền nhuận bút, nhưng với tôi, có tiếng nói hoặc bài viết cho các cơ quan này là một vinh dự vì uy tín và mức độ truyền tải đến bạn đọc Việt Nam rộng lớn. Tôi từng tới thăm trụ sở các cơ quan này và có nhiều người trở thành bạn thân, từng đến nhà nhau chơi.