Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles

samedi 14 décembre 2024

Cù Mai Công - "Uy phong mãnh liệt, đơn thương diện chiến"

 

Kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024), nhận quà quý từ Mỹ của cựu Hải quân trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư.

Uy phong mãnh liệt, đơn thương diện chiến

Tạm gọi tên vậy về chiếc đĩa kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) của anh Vũ Hữu San, Hải quân trung tá, hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư đã tham chiến ở tuyến đầu cuộc hải chiến bi hùng ngày 19-1-1974. Khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư là tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.

vendredi 13 décembre 2024

Hà Phan - Cứ đi và cứ đến

 

Đừng gắn cho sư những thứ quá cao siêu hay nhìn chuyến đi ấy như một sự giải thoát tự mình suy diễn.

Với tôi, đi để được đi, để được đến nơi mình muốn và thứ cần tìm ra, hướng vào hay ngộ thấy ở trên con đường thiên lý chứ không phải đặt được chân lên đất này, thánh tích kia!

Đi để khám phá chính bản thân mình, để nhận rõ những gì chiêm nghiệm hay khao khát bấy lâu nay, chứ đâu chỉ vì hư danh hay màu mè ồn ào cho thiên hạ bàn ra tán vào. Còn đường vượt qua có khi quan trọng gấp vạn lần đích đến!

lundi 9 décembre 2024

Thái Vũ - Từ chuyện Syria nhớ về Việt Nam Cộng Hòa

 

Chuyện của nước Syria làm suy nghĩ về nước tôi ngày xưa.

Hồi đó tôi còn bé quá, không biết gì, chỉ đọc mà tìm hiểu thôi.

Người Nga bỏ Syria, thì ngay lập tức, chế độ bị lật đổ.

Người Mỹ bỏ miền Nam Việt Nam, thế là miền Nam thua, vì miền Bắc có viện trợ quá mạnh từ Nga sô và Trung Cộng.

Nguyễn Hưng Quốc - Lịch sự

 

Năm 1979, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy môn Văn học Việt Nam.

Một lần, giáo sư Mai Quốc Liên, thầy cũ của tôi, dẫn tôi đến thăm nhà phê bình Hoài Thanh (1909-82). Lúc ấy ông bà Hoài Thanh đã dọn vào sống ở Sài Gòn.

Nói chuyện một lát, không nhớ tại sao, cả Hoài Thanh lẫn thầy tôi (vốn từ Hà Nội vào) lại so sánh người miền Nam và người miền Bắc. Hoài Thanh nhận xét:

vendredi 6 décembre 2024

Nguyễn Thông - Năm mươi năm vẫn đầu óc cũ


Từ năm 1975 tới năm 2025 vừa tròn 50 năm. Hơn nửa đời người. Nửa thế kỷ đã trôi qua ấy, mọi thứ biến đổi, kể cả suy nghĩ, tư duy, ý thức, quan điểm. Sông kia rày đã nên đồng, bãi bể nương dâu, thế gian biến cải vũng nên đồi. Ngay cả cái tóc trên đầu còn bạc trắng.

Năm mươi năm tròn, việc ghi nhớ, kỷ niệm một sự kiện cực lớn trong lịch sử dân tộc cũng là chuyện thường tình. Nhưng cũng cần nói thẳng rằng không phải cả nước này, cả dân tộc này, cả nhân dân xứ này đều háo hức, nồng nhiệt.

Nếu muốn biết, cứ làm cuộc trưng cầu dân ý "bỏ túi" một cách khách quan với người miền Nam thì rõ.Nhất là những người từng sống ở miền Nam trước năm 1975 còn sống tới giờ.

mardi 3 décembre 2024

Trần Trung Đạo - Ai « ăn mày dĩ vãng » ?

Giới thiệu: Trong một bài viết ngắn trước đây trên Facebook, tôi giải thích lý do viết khá nhiều cho các thế hệ Việt Nam sinh ra sau cuộc chiến.

Tôi viết để hy vọng sáng mai đây khi bước ra đường, các em sinh ra và lớn lên ở miền Nam sẽ nhìn người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết chuỗi ngày tàn bằng cặp mắt khác hơn.

Các em, thay vì bước nhanh như hôm qua, sẽ ngồi xuống bên cạnh người lính miền Nam tàn phế kia và nghe ông kể lại những chặng đường bi tráng mà ông và đồng đội đã trải qua. Từ đó các em sẽ hiểu ra rằng cha chú các em đã sống và chiến đấu trong cuộc chiến tự vệ đầy chính nghĩa mà họ không có chọn lựa nào khác. Các em sẽ lớn lên trong tự tin và hy vọng thay vì mặc cảm “tội ác ba đời” mỗi khi đọc lại lý lịch mình.

Ong Thế Quyên - Bài mới nhất của bác Mạc Văn Trang làm rất nhiều người phẫn nộ

Ngay ở tiêu đề bác đã đặt là "Ăn mày dĩ vãng", và sau đó bác kể ra câu chuyện một người ăn xin tự xưng là lính Việt Nam Cộng Hòa cũ bị cụt chân trong chiến tranh.

Điều này vô tình xát muối vào nỗi đau mất nước, mất người thân, mất gia đình của những người dân Quốc gia ấy. Và sau đó bác nói với ông ấy rằng "Tôi Việt Cộng!" làm ông già sững sờ bối rối, rồi bác gái bố thí cho ông vài đồng.

Câu này của bác bị nhiều người lên án rằng, chính bác mới là kẻ ăn mày dĩ vãng. Vì có lẽ bác đang tự hào rằng dù bác từng là Việt Cộng, một đảng viên Đảng Cộng Sản và đã bỏ đảng. Nhưng hiện tại bác đang được hưởng cuộc sống rất sung sướng, hạnh phúc bên gia đình, chứ không phải khổ cực như người lính Việt Nam Cộng Hòa kia.

Bùi Chí Vinh - Đêm lính cũ


Nhân có vụ một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cụt chân đi "xin ăn" ở Sài Gòn bị chụp mũ là "Ăn mày dĩ vãng" rồi "thảy cho vài đồng" làm tôi sực nhớ đến chuyện cách đây vài chục năm.

Qua câu chuyện dưới đây, chỉ cần một người đọc bình thường cũng hiểu ngay nhân cách "hành khất" của người lính phế binh Việt Nam Cộng Hòa nhà nghèo hơn xa đám trí thức dỏm nhà giàu ngoài xã hội hiện nay.

Sau 1975 một người cầm bút ngoài Bắc vô Nam tìm gặp tôi là nhà văn Bảo Ninh thành danh với cuốn Nỗi buồn chiến tranh. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở một quán nhậu trên đường Mạc Đĩnh Chi, có tôi và các bằng hữu từng đối đầu nhau hai chiến tuyến. Trong cơn say, hai người hành khất chống nạng bán vé số rong ôm đàn ghi ta hát bài nhạc Sương trắng miền quê ngoại não nùng đến bàn chúng tôi chào mời khách. Tôi bàng hoàng, bởi anh chàng cụt giò dễ thương nghêu ngao vọng cổ lại chính là một người lính Sài Gòn cũ trong Xóm Lách mà tôi cư ngụ.

Hữu Phú - Ăn mày dĩ vãng !

Khi tôi nói tôi là dân Sài Gòn, có nghĩa là tôi đang “ăn mày dĩ vãng”… Vì, Sài Gòn có còn đâu, bây giờ nó là TPHCM!

Sài Gòn, nếu còn, là còn trong ký ức, trong hoài niệm, trong tư liệu… và trong tâm hồn, trong trái tim của những người yêu mến, tha thiết, tự hào về Sài Gòn một thuở.

Người ta vẫn nhắc về Sài Gòn bằng nỗi tiếc nhớ khôn nguôi. Dạo một vòng trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những hình ảnh về một Sài Gòn xinh đẹp, phong quang, thoáng đãng, sạch sẽ, yêu kiều và cả… kiêu hùng với những người lính thời chiến trên đường phố - nơi từng là “hòn ngọc viễn đông”. Những tấm ảnh hoài nhớ này luôn nhận được ngàn like của người xem, chứng tỏ Sài Gòn vẫn hằn sâu trong nhiều người, là một vùng trời kỷ niệm, đến chết không quên.

Nguyễn Ngọc Chính - Cà phê… “huynh đệ chi binh”


Tôi thỉnh thoảng vẫn thường gặp bạn bè tại quán Cà Phê Sơn ngay cạnh bánh mì Cô Thúy trông ra ngã tư Hoa Sứ - Nhiêu Tứ để chuyện trò, và đồng thời cũng là một cơ hội tốt để chứng kiến trước mắt cảnh “ông đi qua, bà đi lại” trên bước đường mưu sinh hàng ngày. 

Chủ Nhật vừa rồi có hai bạn muốn thay đổi không khí nên sau khi nhắn tin qua lại, chúng tôi quyết định thay đổi đổi địa điểm: Soco Coffee & Tea cũng ở gần đó. Số là các bạn có đọc review của tôi về quán cà phê sân vườn mới mở nên cũng muốn đến đó cho biết.

Soco so với Sơn gần hơn vì nằm ngay đầu ngõ nhà tôi, chưa ra đến ngã tư xe cộ đông đúc. Khác biệt lớn nhất ở đây là không gian yên tĩnh, tương phản với cà phê Sơn lúc nào cũng có âm thanh của một góc phố ồn ào.

lundi 2 décembre 2024

Cù Mai Công - Phu nhân đại tá phó tư lệnh lực lượng đặc biệt VNCH Trần Khắc Kính về với Chúa

Bà đại tá Maria Trần Khắc Kính, nhũ danh Trần Thị Phương Liễu là con gái cả của ông bà cụ lý Sóc nổi tiếng trong ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám) đã được Chúa gọi về lúc 8 giờ sáng Chúa nhật 01-12-2024 (theo giờ Mỹ, tối 02-12 theo giờ Việt Nam).

Chồng bà là Đại tá Trần Khắc Kính, phó tư lệnh Lực lượng Đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra Bắc, đã mất năm 2015 (tư lệnh là đại tá Lê Quang Tung, nhân vật thứ ba của nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Nhà ông bà cụ lý Sóc xưa cùng dãy và gần Phúc Trí linh điện, mặt tiền ngõ. Sau lưng dãy nhà này là ngôi nhà ban đầu ở vùng Ông Tạ của mẹ con nhà thơ Đỗ Trung Quân (sau mẹ con anh Quân dời sang nhà mới mặt tiền ngõ, cách khoảng trăm mét).

Võ Khánh Tuyên - Đừng làm nhục họ nữa, thưa ông !


Từ khi tôi biết phân biệt người ta gọi từ "Ngụy", tôi đã gặp không ít những người lính phía "Ngụy" bị tàn phế do cuộc chiến. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi không sao kể xiết. Bởi là bên thua cuộc, thân phận lính trơn, khó được trợ cấp hay có nền tảng gia đình tương đối bao bọc.

Tôi nhớ hồi còn nhỏ, hình ảnh một người đàn ông có nụ cười hiền từ, ít nói, cụt một chân dẫn một đứa bé gái vào trong xóm nghèo khu tôi để xin tiền. Ông không hề mở lời, chỉ lầm lũi lê từng bước chân, đứa con gái nắm lấy vạt áo cha ngơ ngác một nỗi buồn. Trong xóm người ta biết ông là Thương phế binh (tên gọi người lính Cộng hòa bị thương tật) nên mấy phụ nữ hay cho chút ít.

Mà ông không đi thường xuyên, hình như độ một tháng hơn hai cha con mới quay trở lại. Thỉnh thoảng cũng có người từng đi lính hỏi thăm, họ trao đổi với nhau như những "huynh đệ chi binh". Chỉ gói gọn nhỏ nhẹ, bởi họ là những kẻ...thua cuộc.

dimanche 1 décembre 2024

Tạ Duy Anh - Nuôi vẹt rẻ hơn nhiều

 

Đang thời kỳ dưỡng bệnh, chả muốn làm gì, bèn mở tivi ra xem thiên hạ có thay đổi gì không. Thì đập ngay vào mắt những bộ mặt quen thuộc đến phát chán, được ghi là chuyên gia, giáo sư, trưởng nọ phó kia, nguyên này cựu nọ.

Có người trong số họ nói đã phều phào.

Họ đang đồng thanh, tạo ra một bè ca ngợi hết nấc ý tưởng tinh gọn bộ máy, khắc phục điểm nghẽn lớn nhất là thể chế để dân tộc vươn mình...của Tô tướng quân. Cứ như họ cùng học một lớp, thuộc đúng một bài.

vendredi 29 novembre 2024

Nguyễn Chương - Tại sao trước 1975, ở Sài Gòn không tâng bốc ca sĩ là "diva"?

 

1/ Trong từ điển Oxford, chữ “diva” được mượn từ tiếng Ý, ban đầu nghĩa là “nữ thần" để gọi những những nữ danh ca opera, đặc biệt cho giọng hát soprano. Còn nam danh ca opera giọng tenor thì được gọi là “divo”.

Nhưng về sau "diva" đã trở thành một danh từ dùng để dè bĩu đối với loại phụ nữ ngạo mạn, "thượng đội hạ đạp" - ("diva is a woman regarded as temperamental or haughty” (một người đàn bà bị xem là có tính nết cáu kỉnh hay ngạo mạn, khinh rẻ nhân gian).

Chưa hết, tiếng lóng ở các đô thị nói tiếng Anh còn dùng chữ “diva” với một nghĩa rất ư kinh khủng. Urban Dictionary định nghĩa “diva” là “female version of a hustler,” nghĩa là… gái điếm!

Bùi Chí Vinh - Bảy nữ danh ca thứ thiệt của Việt Nam

 

BCV : Hồi xưa làm gì có Đi Va. Chỉ có những nữ ca sĩ Việt Nam đoan trang đức hạnh tài sắc vẹn toàn. Những cái tên chỉ cần liệt kê là làm rung động đàn ông từ 10 tuổi đến 100 tuổi.

Vâng, tôi lúc đó mới 10 tuổi nhưng cũng đã biết Mộc Lan chinh phục đám đông cuồng nhiệt như thế nào, Thái Thanh tiếng hát vượt thời gian ra sao. Ấy là chưa nói đến Hà Thanh hát sang trọng như công chúa Huế, Mai Hương và Quỳnh Giao như các mệnh phụ tiểu thư quý phái Hà Nội, và cũng không cần nói thêm về sức quyến rũ của giọng hát Như Thủy, Châu Hà...

BẢY NỮ DANH CA THỨ THIỆT CỦA VIỆT NAM

Trước 1975 làm gì có Đi Va

Làm gì có múa may điên lo

jeudi 28 novembre 2024

Tám Vạn - Tiến sĩ "giấy" Bạch Tuyết


(Vụ "bằng tiến sĩ" của Bạch Tuyết đã được phanh phui trong bài viết này đăng trên trang Thiên Hạ Chuyện từ năm 2019, xin đăng lại ở đây).

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

- Cụ Đồ Chiểu -

Tiệm hớt tóc của ba tôi nằm giữa vô vàn những hiệu may thời trang nổi tiếng trên đường Phan Đình Phùng. Dù vậy, đối với tôi, nơi đó vẫn là một xóm lao động, vì hầu như trước hàng hiên mỗi nhà luôn có những chị Ba, anh Bảy buôn bán hàng rong vào buổi sáng, buổi trưa và luôn cả buổi tối. Mãi đến bây giờ, những âm thanh trìu mến đó vẫn còn ngổn ngang trong tôi mỗi khi chiều xuống !

Bông Lau - Nghĩa trang của Sư đoàn 23 Bộ binh

 

Coi xong đoạn phim nghĩa trang của Sư đoàn 23 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa ở Ban Mê Thuột bị bỏ hoang phế.

Có ngôi mộ nằm bên cái chuồng gà của dân, có những ngôi mộ nằm dưới những bao tải phân bón, mà cảm thấy ngao ngán.

Mình có hai cảm nghĩ như sau:

mardi 26 novembre 2024

Thái Vũ - Sự khác biệt rất rõ

 

Môt tấm hình cũ đầy tương phản với tấm hình thầy bà ba rọi quỳ dâng hoa cho một thằng học trò ba trợn.

Người học trò quỳ gối, kính cẩn dâng hoa cho thầy mình trong một không khí linh thiêng là Đức giám mục Luy Nguyễn Anh Tuấn.

Đức Cha Luy có bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa không?

Võ Khánh Tuyên - Không bao giờ... xóa nổi đâu anh

 

Ca Nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, ngoài việc là một Hạ sĩ quan Tâm lý chiến Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông còn là tác giả của hàng trăm ca khúc viết về người lính chiến và những tình cảm của họ trong đời quân ngũ và cuộc sống.

Trong số những tình khúc về lính, nhạc phẩm Không bao giờ ngăn cách được Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1963, phản ánh tình cảm của anh lính chiến và người yêu sau những ngày được nghỉ phép ngắn ngủi và trở về đơn vị.

Cũng như những nhạc phẩm khác, người lính vẫn có những tâm tư thuần chất "người", chứ không phải như đã từng bị mô tả ngược lại. Ai nghe mà không từng da diết:

lundi 25 novembre 2024

Chiêu Anh Nguyễn - Xin tha !

 

Thay mặt những con người yêu nhạc miền Nam trước 1975 và cả sau 1975, em cắn rơm cắn cỏ mà ngồi xuống thắp nhang, van xin chị hãy buông tha cho những bản nhạc vô tội.

Nếu chị cảm thấy chất giọng chị quá ưu tú,nhạc trong nước không thể đáp ứng được hết những cái phần rực rỡ, tinh hoa đó. Thì em xin mách nhỏ với chị.. cứ Broadway thẳng tiến chị ạ.

Bên đấy còn rất nhiều điều cho chị khám… phá …