Affichage des articles dont le libellé est Nịnh bợ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nịnh bợ. Afficher tous les articles

jeudi 17 mars 2022

Mỹ Anh - Lê Thế Mẫu sao chưa vào nhà thương điên?

 

(SNN 14/03/2022) Đáng lý nên đưa “đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam” Lê Thế Mẫu vào nhà thương điên thì báo chí Việt Nam cứ hễ có chuyện động dao động thớt trên thế giới lại lôi “anh Mẫu” ra phỏng vấn. Và lần nào “anh Mẫu” bình luận thời sự quốc tế, thiên hạ cũng được dịp cười lăn cười lộn. Lê Thế Mẫu gõ trống rất kêu, to hơn cả ếch!

Lê Thế Mẫu chẳng phải là “người thường”. “Anh” là cựu Trưởng Phòng thông tin khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Oách xà lách chứ chẳng phải đùa. Thế ngồi ghế “bình luận gia” là đúng rồi! Tuy nhiên, những gì Lê Thế Mẫu nói là bằng chứng rõ cho thấy đương sự là con bệnh tâm thần mà Đông lẫn Tây y vô phương chữa.

Bác sĩ nào can đảm trị liệu tâm lý cho Mẫu có khi cũng hóa khùng. Mà Lê Thế Mẫu nói như thể biết tỏng. Anh đây đi guốc trong bụng Mỹ nhé. Đừng có mà vờ vịt với anh. Anh cũng hiểu Putin hơn ai hết nhé. “Pu” cứ là nhất nhé, đố ai chơi lại “Pu” của Mẫu nhé. Dưới đây là một trong những bằng chứng trong hồ sơ bệnh lý của Mẫu. Trong bài phỏng vấn tờ VietTimes (11 Tháng Ba 2022), Mẫu nói:

dimanche 11 avril 2021

Đỗ Duy Ngọc - Tuổi thơ dữ dội

Một bài báo viết về tuổi thơ của ông Vương Đình Huệ kể về những ngày gian khổ của gia đình ông. Tuy nhiên, trong bài báo viết nhiều chi tiết không chính xác khiến người đọc cảm thấy bực mình.

Có lẽ bản thân ông Huệ khi đọc bài báo cũng sẽ khó chịu vì viết láo quá. Đôi khi nịnh không khéo sẽ trở thành lố bịch. Bưng bô cũng phải có nghệ thuật chứ nâng bi kiểu này sẽ biến thành châm biếm nhân vật.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957. Từ năm 1979 cả nước Việt mới có chuyện ăn bo bo, trước đó miền Bắc khó khăn chỉ ăn trộn khoai, sắn, bột mì. Thời kỳ cả nước ăn bo bo ông Huệ đã 22 tuổi, có lẽ là đang học Đại học thì làm gì có chuyện như bài báo kể.

samedi 10 avril 2021

Nguyễn Thông - Cuộc cách mạng làng Mùi An Nam


Báo chí và hệ thống truyền thông quốc doanh đang thỏa sức ca ngợi sự “thành công tốt đẹp” của kỳ họp quốc hội, tán tụng bộ máy mới, những gương mặt “mới mà cũ” đầy phẩm chất. Thậm chí còn khảo cổ khai thác những vỉa xưa thời chăn trâu cắt cỏ, học trường làng, đi kiếm củi, làm thuê làm mướn của đương sự.

Tất cả chỉ nhằm rằng kỳ này đã “sáng suốt lựa chọn” được những nhân tài, mở ra thời kỳ mới, tương lai tươi sáng cho xã hội, cho đất nước. Nó giống như một cuộc cách mạng, thay đổi mạnh mẽ bộ máy, và mọi ước mơ đang biến thành hiện thực.

Nhưng, nếu ta chịu khó để ý, thì hầu như đại hội đảng hoặc kỳ họp quốc hội nào cũng cái phom (form) như thế, không có đại hội/kỳ họp nào dở xấu tồi kém cả, không có sự lựa chọn nào không chính xác cả. Mọi thứ mặt trái chỉ được phơi bày khi bộ máy và những con người ấy hoạt động.

lundi 26 octobre 2020

Lê Xuân Thọ - Đôi dép rọ và 12 nạn nhân thủy điện Rào Trăng 3

1. Việc ông bộ trưởng xuất hiện ở vùng lũ để thăm trường, thầy cô, học trò bị thiệt hại đó là việc phải làm, không có gì phải ca ngợi cả.

Và nếu sòng phẳng, thì phải trách một chút vì ông ấy có phần chậm trễ.

Còn đây là câu cắc cớ: Nếu không đi cùng Thủ tướng, liệu ông ấy có đến thăm thầy cô, trường lớp, học sinh vùng lũ hay không?

samedi 26 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Đặc sản nịnh ở Bắc Ninh

Đào Hồng Lan (49 tuổi, quê ở Hải Dương), ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh, vừa được bầu giữ chức bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nếu chỉ đọc thông tin trên cùng tiểu sử em Lan là thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, thì thấy Bắc Ninh có một bí thư trẻ triển vọng đổi mới, sau triều đại Nguyễn Nhân Chiến cả nhà làm quan đồi bại.

Nhưng nếu ai quan tâm vụ bí thư Chiến cùng Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh bổ nhiệm Nguyễn Nhân Chính - con trai của Chiến - làm bí thư thành phố Bắc Ninh, để rồi bị Bộ Chính trị phế truất cho về Sở Lao động và Thương binh Xã hội, ngạch của Lan.

vendredi 25 septembre 2020

Nguyễn Thông - Xin can


Tôi can mấy ông bà làm báo xứ ta, có nịnh Nga nịnh Putin thì cũng một vừa hai phải thôi. Sao cứ phải hầu hạ, điếu đóm, làm thuê không công cho nó thế.

Chỉ có mỗn tay nhà văn Nga vô danh tiểu tốt đề xuất đề cử gã độc tài Putin giải thưởng hòa bình Nobel, thế là ào ào rút tít "Tổng thống Putin được đề cử giải thưởng Nobel hòa bình".

Cứ làm như giải sắp được trao tới nơi rồi !

vendredi 21 février 2020

Tạ Duy Anh - Xin được góp vài lời


Không nên đòi hỏi Thủ tướng phải có thêm “nghề” thẩm thơ, nhất là khi những chuyên gia thẩm thơ đang thất nghiệp dài dài. Cũng đừng bắt ông đạo đức giả cứ phải vờ không thích người khác khen mình.

Một nhà thơ cả đời viết được một bài thơ hay đâu có nhiều: Nó nằm đâu đó trong khoảng từ 5-10 phần trăm số nhà thơ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Vì thế, không nên nhất định đòi hỏi điều đó ở một cô giáo dạy văn. Những câu thơ kém hơn như vậy đã từng được một nhà thơ cách mạng “hàng đầu” viết từ lâu rồi.

Đây chỉ là một ví dụ: “Nghe đảng khuyên, bỗng thấy mình giầu” (Tố Hữu - Bài ca xuân Bảy mốt).

Lưu Trọng Văn - Hội chứng... thơ và câu thơ thần của thủ tướng


Người ký thư khen cô giáo Chu Ngọc Thanh là Nguyễn Sỹ Hiệp - con trai nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, sinh năm 1974, thạc sĩ khoa học chuyên về Thương mại quốc tế và Kinh tế hội nhập. Ông Hiệp được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ tháng 9.2014. Trước đó, ông Hiệp là trợ lý thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Còn người ngay sau khi có thư khen của thủ tướng đã nhanh nhảu đón gió ký giấy khen cô giáo Thanh là chủ tịch huyện Iagrai tỉnh Gia Lai - Lê Ngọc Quý, quê Thanh Hóa cũng sinh 1974.

Việc ông Quý nhanh nhảu ký giấy khen cho cô Thanh ngay khi ngửi thấy "mùi thơm" từ thủ tướng mà không biết thơ của cô giáo huyện nhà thật hay xạo, hay hay dở chả lẽ không đáng trách? Nhưng thôi, cấp... huyện, bỏ qua.