Chính
phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ đi vào lịch sử như là
chính phủ đầu tàu với việc có nhiều thành viên bị kỷ luật nhất.
Chính
phủ này có 28 thành viên (tính cả hai đời Bộ trưởng Y tế và một Phó thủ tướng
kiêm bộ trưởng, những sự thay đổi giữa nhiệm kỳ khác không quan trọng).
Trong
tổng số 28 người, có 17 người sau này đều bị các hình thức kỷ luật từ khiển
trách, cảnh cáo, bắt giam và truy tố cho đến nhẹ nhất là cho thôi chức.
Sáng
nay, ngay ngày đầu tháng 12 cả dương lẫn âm và nhanh hơn chúng mình nghĩ, Trung
ương đã chính thức đưa ra phương án nghiên cứu, đề xuất tinh gọn bộ máy Đảng và
Chính phủ. Theo đó:
*Các ban Đảng
-
Sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương. Kết thúc hoạt
động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao;
một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng. Kết thúc hoạt động của Ban Bảo
vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ
Y tế và một số bệnh viện trung ương.
Mấy hôm có vụ đấu status của hai người mẫu
về việc nghệ sĩ quyên tiền cứu trợ thiên tai. Mình nhận thấy vụ đấu phím này nó
khá điển hình cho hai kiểu tư duy cảm tính là tương đối lý tính.
Thường anh em Nam kỳ vốn thiên về cảm
tính hơn (đấy là cảm nhận cá nhân của mình, đừng ai đòi căn cứ). Vì chính mình
cũng tranh luận với mấy bạn Nam kỳ với nội dung gần giống vậy, nên thấy cần làm
rõ ở bài này.
1. Phe cảm tính và dựa trên góc nhìn của
người nhận cứu trợ thì cho là: Người ta (nghệ sĩ) cứ kiếm được tiền trao cho
dân là quý rồi, nhiều ít không quan trọng, cứ có là đáng trân trọng và thường
là có tâm lý suy tôn người đi trao quà.
Vương quốc Bỉ bầu cử từ ngày 09/06/2024 đến
nay vẫn chưa có chính phủ, chưa có thủ tướng. Nói một cách nào đó, dân Bỉ đang
sống "vô chính phủ"!
Một người bạn bên đó cho biết, dân Bỉ từng
lập kỷ lục thế giới 541 ngày sống "vô chính phủ" kia!
Vô chính phủ, nhưng cuộc sống vẫn diễn ra
bình thường: Nhà máy, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, trẻ vẫn đi học,
bệnh viện siêu thị vẫn mở, người đi làm vẫn đi, tàu vẫn chạy, ngân hàng vẫn
chuyển tiền, thuế vẫn nộp, công sở vẫn mở...Nói tóm lại, cuộc sống vẫn diễn ra
bình thường!
Anh Huy Đức viết không rõ ràng về trường
hợp chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức bộ trưởng ngoại giao, nên mình bổ sung cho
rõ vấn đề lịch sử và pháp lý này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có kiêm nhiệm bộ trưởng
ngoại giao vào hai thời điểm trong giai đoạn nhiễu nhương 45-46. Giai đoạn này Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa có tới 4 chính phủ, tên cụ thể xem ảnh đính kèm. Hai chính
phủ đầu là trước khi có Hiến pháp, nên gọi là chính phủ lâm thời. Chưa có Hiến
pháp tức là chưa có định nghĩa về chức danh cụ thể.
Ở hai chính phủ lâm thời, thì chủ tịch Hồ
Chí Minh là chủ tịch chính phủ (không phải chủ tịch nước), không phải nguyên thủ
quốc gia, lúc đó ông Hồ kiêm bộ trưởng ngoại giao. Ở chính phủ thứ ba, nó thực sự đa thành
phần, vì có sự tham gia của Việt Quốc và Việt Cách, chức bộ trưởng ngoại giao
rơi vào Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) của Việt Quốc. Chính phủ này thành lập sau
khi có Hiến pháp 1946, đã có Quốc hội rồi. Ở chính phủ thứ tư, Việt Quốc, Việt
Cách bị thanh trừng và bỏ trốn nên phải cải tổ chính phủ, ông Hồ lại làm bộ trưởng
ngoại giao thêm một năm.
Mấy tháng nay, báo chí và các nhà khoa học
cho rằng vấn nạn “hạn mặn” ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau
là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập ở thượng nguồn
sông Mêkông, và báo động viễn cảnh lưu lượng dòng chảy sông Tiền và sông Hậu sẽ
cạn kiệt sau khi Campuchia đào kinh Phù Nam dẫn nước Mêkông ra vịnh Thái Lan.
Đáng tiếc, không có nhà khoa học hoặc
chính khách nào xem lại Quốc hội Việt Nam từng thông qua các Luật Tài Nguyên nước,
Luật Thủy lợi và Luật Quy hoạch, nhưng đã để lại những
điều khoản chồng chéo nhau về quản lý nguồn nước sông.
Có lẽ gần 500 đại biểu Quốc hội chỉ chú
tâm đến việc thường bỏ phiếu bầu hay bãi miễn chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch
Quốc hội và coi đó là việc trọng đại. Còn việc nước sông ngọt hay mặn, lũ hay cạn
là chuyện của nông dân, cứ nhắm mắt thông qua cho đủ luật, như đủ “tụ”.
Qua
kinh nghiệm quá khứ, không thể đoán trước được hậu quả sẽ ra sao nếu ông
McCarthy không thuyết phục được tất cả các dân biểu Cộng Hòa, khiến chính phủ
phải đóng cửa năm nay.
Chính
phủ Mỹ có thể “đóng cửa” lúc 12 giờ 1 phút AM, giờ miền Đông Hoa Kỳ, ngày Chủ
Nhật này, nếu quốc hội chưa thông qua dự luật ngân sách mới để ông tổng thống
ký.
Mỗi
năm quốc hội quyết định 12 bản ngân sách chi tiêu cho 438 cơ quan nhà nước. Tổng
thống Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ, đang chiếm đa số ở Thượng viện. Đảng Cộng
Hòa kiểm soát Hạ viện, một số dân biểu đòi cắt bớt nhiều khoản chi phí lớn, nếu
không sẽ không biểu quyết ngân sách mới.
Từ
khi lập quốc, Israel đã chọn làm quốc gia không đề cao một tôn giáo nào. Nhưng
trong vòng một thế hệ qua các phái bảo thủ muốn đề cao Do Thái Giáo ngày càng
mạnh. Cuộc tranh chấp đang diễn ra tại Israel là biểu hiện của cuộc đương đầu
giữa hai quan niệm đối nghịch này.
Ba
quốc gia nhỏ được nhiều người ngưỡng mộ. Thụy Sĩ tập hợp mấy sắc dân, sống hòa
bình, nghệ thuật làm đồng hồ và hệ thống ngân hàng dẫn đầu thế giới. Singapore
kinh tế phồn thịnh, dân kỷ luật, sạch sẽ, trọng chữ Tín, như một Thụy Sĩ ở châu
Á. Và Israel bé hạt tiêu, 9 triệu dân; từ khi lập quốc, gần ba phần tư thế kỷ,
đã phải đương cự với mấy trăm triệu người Á Rập và các giáo sĩ Iran; luôn luôn
sống trong tình trạng chiến tranh nhưng vẫn duy trì chế độ tự do dân chủ.
Hiện
nay, nền Dân Chủ của Israel đang bị thử thách. Từ đầu năm nay, dân đi biểu tình
mỗi ngày hàng chục ngàn người, phản đối Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang làm
suy yếu nền tảng của chế độ dân chủ.
Khi chính phủ Mỹ không có tiền trả lãi và
vốn từ các món nợ cũ thì Công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị, hậu quả dây chuyền sẽ
lan ra cả thế giới.
Chỉ có hai quốc gia hạn chế quyền vay nợ
của chính phủ, là Hoa Kỳ và Đan Mạch. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, chính
phủ không được vay nhiều trên cái “Trần Nợ” này.
Nhưng cái Trần Nợ ở Đan Mạch rất cao, đến
năm 2010 chính phủ suýt đụng đầu, quốc hội bèn nâng lên cao gấp đôi. Một số nước
không ấn định số tiền tối đa mà chỉ đòi tổng số nợ thấp hơn một tỉ lệ so với Tổng
Sản Lượng Kinh tế. Thí dụ, Ba Lan không cho phép số nợ cao hơn 60% GDP; nước Đức
đặt giới hạn dưới một phần ba GDP.Chỉ có chính phủ Mỹ cứ mấy năm lại phải
xin quốc hội nâng cái Trần Nợ lên cao một chút để được phép đi vay thêm. Khi Tòa
Bạch Ốc và Quốc hội do hai đảng khác nhau kiểm soát thì thế nào cũng tranh cãi
gay go; như hiện nay, năm 2023.
Con số nợ lớn quá, vì nền kinh tế Mỹ
rất lớn. Muốn quyết định nên vay nợ hay không, có thể nhìn vào số tiền lãi phải
trả trên các món nợ đó.
Quốc
hội Mỹ sắp bàn chuyện “Trần Nợ” (debt ceiling). Trần Nợ là con số nợ tối đa mà
quốc hội cho phép Hành Pháp đi vay. Hiện nay chính phủ Mỹ đang nợ tới $31 ngàn tỉ
đô la, tích lũy từ trước đến giờ; đã đụng trần rồi. Quốc hội là cơ quan chi
tiền cho nhà nước. Đảng Cộng Hòa, chiếm đa số ở Hạ viện sẽ yêu cầu chính phủ phải
cắt giảm chi tiêu thì họ mới chịu nâng trần nợ, cho tiếp tục đi vay. Tòa Bạch
Ốc không chịu, hai bên sẽ giằng co trong mấy tháng tới.
Trần
Nợ mới xuất hiện từ thời Thế Chiến thứ nhất. Trước đó, mỗi lần chính phủ Mỹ
muốn vay nợ thì phải xin quốc hội cho phép. Khi nước Mỹ lâm chiến, cần vay nợ
liên tiếp, quốc hội bèn đặt ra lệ mới, cho phép vay thả cửa nhưng dưới một giới
hạn, gọi là Trần Nợ. Sáng kiến này giải quyết một vấn đề trước mắt nhưng gây
rắc rối trong hai chục năm qua giữa hành pháp và lập pháp.
Gần một tháng sau khi ông Macron tái đắc cử tổng thống Pháp, tân nội
các mới được thành lập và hôm nay 23/08 họp phiên toàn thể để bàn về các
phương hướng ưu tiên được vạch ra : giáo dục, y tế, chuyển đổi sinh
thái, chống lạm phát.
Theo AFP, nội dung đầu tiên được bàn bạc là
sức mua, với một loạt biện pháp hỗ trợ như duy trì mức trần giá cả, cấp
phát chi phiếu lương thực, tăng chỉ số lương cho công chức, hủy bỏ thuế
truyền hình... Các gia đình sẽ hài lòng nhưng ngân sách phải chi ra rất
nhiều, trong bối cảnh còn 3 tuần nữa đến kỳ bầu cử Quốc hội, đảng cầm
quyền được cho là có ưu thế trước liên minh cánh tả.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin gởi về bài tường trình :
« Có
khoảng 40 dự án hay dự luật xung quanh vấn đề kinh tế và an ninh. Trong
bối cảnh lạm phát kỷ lục, "chính phủ của vương quốc" hứa hẹn sẽ hỗ trợ
các doanh nghiệp và hộ gia đình, qua việc từ bỏ những quy định còn lại
của Liên hiệp Châu Âu, hai năm sau Brexit.
Tôi
sống và làm việc ở Úc 30 năm, hội nhập tốt và thích văn hóa của người Úc nói
riêng và người phương Tây nói chung. Từ đó có thể nói là hiểu về căn bản cách
suy nghĩ của người Úc và người phương Tây.
Trước
hết người phương Tây họ có lòng nhân ái và tốt bụng thật sự, chứ không có đạo
đức giả, làm màu, khoe mẽ…Với những người có đời sống gia đình, tiền bạc ổn
định thì họ càng rộng lượng và càng làm nhiều điều tốt hơn cho những người
chung quanh.
Có
thể nói xã hội phương Tây không thể tốt đẹp như mọi người thấy, nếu họ không có
một bộ phận lớn dân chúng làm việc thiện nguyện trong mọi lĩnh vực mà không mưu
cầu bất cứ quyền lợi riêng cho mình. Cái này hầu như không thấy trong xã hội
Việt Nam.
Thông tín viên Guillaume Naudin tại Washington cho biết thêm chi tiết :
« Họ
đã nói và đã làm. Đảng Cộng Hòa từ chối giúp đảng Dân Chủ nâng trần nợ
và tài trợ các chi tiêu sắp tới của Nhà nước liên bang. Kết quả là bóng
ma một vụ shutdown mới, tức chính phủ liên bang phải ngưng hoạt động,
đang tiến gần.
Thủ lãnh đảng Tự Do đã cho bầu cử trước thời hạn hơn một tháng, nói
rằng để thăm dò người dân về cách phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tuy
nhiên các đối thủ cáo buộc Trudeau muốn giành được đa số tại Quốc hội,
vì ông đang điều hành một chính phủ thiểu số. Rốt cuộc kết quả cuộc bầu
cử không khác mấy so với Quốc hội đã bị giải tán hồi tháng Tám.
Theo
thông tín viên RFI tại Montréal, sau 36 ngày vận động tranh cử, « mèo
lại hoàn mèo ». Tuy Justin Trudeau không bị mất ghế vào tay đối thủ của
đảng Bảo Thủ, nhưng tỉ lệ đại diện các đảng trong Quốc hội hầu như không
thay đổi so với cách đây hai năm. Chỉ có điều, cuộc bầu cử làm tiêu tốn
mất 400 triệu euro.
Trong thành phần chính phủ của Taliban, nhiều tân bộ trưởng có tên
trong danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Bốn bộ trưởng từng ngồi
tù tại Guantanamo, nhà tù nổi tiếng của Mỹ, còn thủ tướng Mohammad
Hassan Akhund là người đã thông qua việc phá hủy tượng Phật khổng lồ có
từ thế kỷ VI ở Bamiyan. Abdul Ghani Baradar, đồng sáng lập phong trào,
trở thành phó thủ tướng và giáo chủ Yaqoub, con của giáo chủ Omar, làm
bộ trưởng Quốc phòng. Bộ Nội vụ được giao cho Sirajuddin Haqqani, lãnh
đạo một mạng lưới bị Washington coi là khủng bố. Không có phụ nữ nào có
mặt trong chính phủ mới.
Thông tín viên RFI tại Islamabad, Sonia Ghezali cho biết về phản ứng ban đầu : « Giới
chính trị ở Afghanistan sững sờ, trước hết là đối với phụ nữ. Fawzia
Koofi là một trong những phụ nữ hiếm hoi trong phái đoàn được chính phủ
Kabul gởi đến Doha, Qatar, để thương lượng với Taliban, trước khi phe
này dùng vũ lực giành chính quyền hôm 15/08.
Ông
trả giá cho ai? Trả cho chính hệ thống mà ta gọi là quản lý hành chính nhà
nước.
Đã
nói thì phải có chứng. Dẫn ra vài trong vô cùng nhiều chứng.
1.
Tròn 4 tháng dịch bùng phát, các bộ, ngành thuộc chính phủ, các địa phương cấp
dưới của chính phủ không kìm chế được dịch. Ông phải trực tiếp đảm nhận vai trò
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia. Ông phải trực tiếp đến từng điểm trong trung tâm
dịch Sài Gòn. Ông chứng kiến đường dây nóng gọi cấp cứu mà nó nguội.
Cụ thể, phe Hồi giáo cực đoan đã gặp cựu tổng thống Hamid Karzai và
cựu phó tổng thống Abdullah Abdullah. Theo nguồn tin nói trên, các nhân
vật giữ trọng trách trong chính quyền cũ sẽ được đề nghị nắm các vị trí
trong chính quyền mà Taliban sẽ thành lập.
Về phần cựu tổng thống
Ashraf Ghani, hôm qua ông đã lên tiếng từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất, ủng hộ cuộc đối thoại giữa người tiền nhiệm Karzai với
Taliban. Ông khẳng định đã ra đi để tránh « biển máu », không
hề muốn lưu vong mà đang thương lượng để quay về, đồng thời bác bỏ tin
đồn ông đã mang theo rất nhiều tiền mặt khi trốn khỏi Afghanistan. Từ Dubai, thông tín viên Vincent Souriau cho biết thêm :
Bộ trưởng Éric Dupond-Moretti bị nghi ngờ lợi dụng vị thế để thanh
toán ân oán trước đây với các thẩm phán có xung khắc với ông khi còn là
luật sư. Dù trước mắt việc từ chức hoặc cải tổ nội các đều bị bác bỏ, vụ
này gây bối rối cho điện Elysée và chính phủ.
Thủ tướng Jean
Castex và các chính khách thuộc đảng cầm quyền LREM (Cộng hòa Tiến bước)
lên tiếng ủng hộ ông Éric Dupond-Moretti. Các nhân vật thuộc đảng cánh
hữu LR (Những người Cộng hòa) kín tiếng hơn, nhưng chủ tịch Thượng viện
thuộc đảng này tuyên bố không muốn bộ trưởng tư pháp ra đi. Ngược lại
đảng Xã hội, đảng Xanh, đảng cực tả LFI (Nước Pháp Bất khuất) đều kêu
gọi ông Éric Dupond-Moretti phải từ chức.