Affichage des articles dont le libellé est Sáp nhập. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sáp nhập. Afficher tous les articles

mardi 17 décembre 2024

Nguyễn Tiến Tường - Sau truyền hình, đến lượt anh em báo chí khóc tiếng mán vì sáp nhập

 

Khác với hành chính, báo chí là lĩnh vực đặc thù.

Nếu cứ áp lệnh giải thể, sáp nhập thủ công thì sẽ dẫn tới hiện tượng cá bé nuốt cá lớn, tờ báo hay và chất lượng bị gạch tên trong khi báo dở nhưng uy chủ quản to nên được tồn tại.

Chưa thể đòi hỏi tự do báo chí, nhưng nên để thị trường thông tin tự "lọc" chất sống của một tờ báo. Trong giai đoạn bước đệm, nên cho các tờ báo vẫn được mang chủ quản, nhưng cấm tuyệt đối việc chi dùng ngân sách cho các tờ báo, tạp chí với danh nghĩa nhiệm vụ tuyên truyền.

Nguyễn Ngọc Chu - Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập

 

1. KHÔNG BÀN LÙI

Việc sáp nhập các bộ ban ngành và giải thể các cơ quan đơn vị không cần thiết, là điều phải làm. Không bàn lùi. Chí ít thì cũng giảm được một bộ phận biên chế sử dụng nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Nhà nước.

2. HAI VIỆC QUAN TRỌNG PHẢI GIẢI QUYẾT SAU SÁP NHẬP

Có hai việc nhãn tiền cấp thiết phải giải quyết sau sáp nhập:

dimanche 15 décembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Khắc nhập khắc xuất

 

Không ngờ chuyện cổ tích “Cây Tre Trăm Đốt" kể chuyện khắc nhập khắc xuất có từ thời xa xưa, nghe cho vui, lại ám vào tình cảnh đất nước cho đến tận ngày nay.

Vua chúa thời xưa lần lượt sáp nhập Chiêm Thành rồi Chân Lạp vào Đại Việt. Rồi sau đó vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn và chúa Trịnh lại tách nước ra làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh lại nhập hai đàng vào thành Việt Nam. Rồi sau 1954, đất nước lại tách ra thành hai miền Nam-Bắc. Đến năm 1975 lại nhập vào thành một Việt Nam thống nhất trở lại.

samedi 14 décembre 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Sáp nhập cần đi đôi với nhân sự giỏi và cơ chế vận hành khoa học

 

1. CHÍNH SÁCH VÀ NHÂN SỰ

Vào thời phong kiến, mỗi vị vua mới lên ngôi đều bắt đầu bằng thay đổi niên hiệu, xác định triều đại mới của mình khác với triều đại trước, dù triều đại trước là của cha anh.

Nhưng thay đổi niên hiệu chỉ là dấu nhận biết về triều đại theo biên niên sử. Cùng với thay đổi niên hiệu, vị vua mới sẽ ban hành các quốc sách quản trị mới. Các quốc sách mới thường bao gồm:

jeudi 12 décembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Đồng ý nhưng hỏng nhứt trí

 

Sau những sôi nổi về những thông tin tinh gọn bộ máy, sáp nhập này nọ...thấy mọi tầng lớp "hồ hởi, phấn khởi", gán cho một cái tên rất hay là "cuộc cách mạng long trời lở đất".

Hehe, nhưng nếu nó tác động đến tổ chức, từ đó ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi cá nhân...thì đó là chuyện khác nha. Hỏng tin quan sát xem.

Một mặt miệng vẫn ủng hộ chủ trương sáng suốt của...nhưng lại cho tổ chức mà mình đang "cống hiến, phục vụ" có nhiệm vụ đặc biệt, thiếu là hỏng có được. Rồi huy động các "chuyên gia", người ủng hộ phân tích, làm rõ vai trò không gì có thể thay thế, sáp nhập hoặc giải thể.

mercredi 11 décembre 2024

Binh Nguyên - Tại sao người tài muốn giúp nước phải đem ấp thành "hột giống đỏ"?

 

Từ lâu mình ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội trong nước.

Nhưng mấy ngày nay chuyện Tổng bí thư Tô Lâm đưa ra con số: 70 % ngân sách dùng để trả lương cho bộ máy thì tiền đâu để phát triển đất nước...làm mình chú ý hơn các thông tin liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước. 

Và việc các cơ quan truyền thông đưa tin liên tục về cắt giảm các Bộ, "nghiên cứu kết thúc nhiệm vụ" nhiều ban đảng, kể cả "kết thúc nhiệm vụ" truyền hình Nhân Dân...làm mình rất quan tâm với tư cách là một công dân có đóng thuế, một doanh nghiệp có nộp thuế để nuôi bộ máy.

lundi 9 décembre 2024

Tạ Duy Anh - Đề xuất nghiêm túc

 

Việc sáp nhập hay xóa bỏ các ban bệ hội đoàn chính xác là việc giải quyết hậu quả đau đớn mà xã hội phải gánh chịu triền miên một cách bất công, oan ức. Đáng lẽ việc đó phải làm từ vài chục năm trước. Nhưng thôi, muộn còn hơn không.

Vấn đề là sau khi sáp nhập, xóa bỏ, thì số nhân lực hàng vạn thừa ra sẽ đi đâu, làm gì? Bỏ thì thương, vương thì tội. Chắc chắn đây là bài toán đau đầu của chế độ.

Sau nhiều năm quan sát, theo dõi... tôi có một đề xuất thế này, rất nghiêm túc.

samedi 7 décembre 2024

Mai Quốc Ấn - “Người trong bộ máy”

Chính phủ có 30 đầu mối còn lại 21, giảm 30 % số đầu mối. Sau khi sáp nhập về các đầu mối mới, sẽ giảm ít nhất 15 % đầu mối bên trong “bộ máy” mới.

Bộ máy cán bộ công chức Chính phủ là 2,34 triệu người là công chức, viên chức; và hiểu theo một nghĩa rất cơ học thì khả năng sẽ giảm 335.100 công chức, viên chức tương ứng với 15 % cắt giảm kia.

Có một thời kỳ lạ mang tên “Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống. Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay “đồng ý”!”. Và cái thời đó đang qua đi bằng quyết định tinh gọn “bộ máy”. “Người trong bộ máy” phải thay đổi, dù là ở lại hay rời bộ máy. Một thay đổi tất yếu!

lundi 2 décembre 2024

Dương Quốc Chính - Bên tiền bên tài cái nào nặng hơn ?


Mình nghĩ cái khó nhất cho anh em cán bộ tổ chức không phải là việc nhập cái gì với cái gì. Mà là giữ ai và đuổi ai?

Tiêu chí nào để giữ và "giải phóng mặt bằng" (GPMB). Nguồn kinh phí nào để hỗ trợ đền bù GPMB? Bởi vì chỉ có GPMB mới làm tinh gọn bộ máy, việc sáp nhập chỉ là cái cớ để thải loại công chức.

Việc giữ ai, đuổi ai mới thực sự đau đầu, bên tình bên lý, bên tiền bên tài, bên hồng bên chuyên. Căng nhất là bên hồng bên chuyên, mới khó xử.

Dương Quốc Chính - Khắp nơi tinh gọn

Cuối cùng người ta đã dập tắt tin đồn bằng tin chính thức.

Tin chính thức có một chi tiết mà chưa đồn, đó là việc tinh gọn các bộ phận thuộc Mặt trận Tổ quốc, bao gồm cả các hội, đoàn thể. Tuy nhiên, thông tin về việc này rất sơ sài, không cụ thể như việc tinh gọn ở bộ máy chính phủ, Quốc hội và đảng. Có lẽ vì kế hoạch tinh gọn Mặt trận Tổ quốc là mới, nên chưa kịp cụ thể?

Thấy thời hạn cho kế hoạch tinh gọn là 28/2/2025, là rất gấp. Như vậy cơ bản là đồn như lời.

vendredi 29 novembre 2024

Hiệu Minh - Tin đồn sáp nhập tỉnh thành vẫn…ồn ào

 

Năm ngoái cũng tầm này (8/2023) rộ tin quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập và bao địa phương khác. Mấy hôm nay lại có tin 63 tỉnh thành sáp nhập thành…31.

Dù Bộ Nội vụ đã thông báo, thông tin sáp nhập tỉnh là không đúng nhưng dân chúng vẫn nửa tin nửa ngờ, vì ở xứ này tin đồn…hay đúng.

Đôi lúc người ta muốn sáp nhập thật, nhưng không hiểu dư luận thế nào nên dùng chiêu “ném đá dò đường”, phản đối quá thì rút lại.

mercredi 27 novembre 2024

Tiểu Vũ - Tách và nhập

 

Hồi xưa mà nghe nói nhập xã tách xã dồn xã này vô xã nọ là mấy thằng bạn cán bộ của mình lo ứ hơi, không biết cái ghế của mình còn hay mất... Tách thì ngon nhưng nhập là hơi mệt.

Nhớ hồi tách Quảng Nam khỏi Đà Nẵng, nhiều đứa cấp phó tình nguyện vô Quảng Nam làm được xếp ghế trưởng hết.

Không những thế, vô đó được ưu tiên ở nhà công vụ, cuối tuần là tà tà về Đà Nẵng ăn chơi nhảy múa...Sáng thứ hai vô lại Quảng Nam làm sếp, sướng gì đâu á.

mardi 26 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Tinh gọn bằng cách nào ?

 

Tin đồn về tinh gọn bộ máy đang rất dồn dập, đủ các tin. Tin nhập tách mấy bộ nghe còn có lý. Nhưng tin nhập quá nhiều tỉnh thì thấy ngáo. Rất duy ý chí, quay lại máng lợn cũ kiểu Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên...

Cần hiểu rằng nhập cơ quan chính phủ hay Ban đảng nó rất khác với nhập địa giới hành chính. Vì địa giới hành chính ngoài quy mô, dân số nó còn là văn hóa, lịch sử.

Như trường hợp nhập Hà Nội với Sơn Tây đã là ngáo rồi, vì văn hóa xứ Đoài nó rất khác với Hà Nội. Hà Nội nhập với Hà Đông thì còn có lý. Như cái tin đồn vừa rồi thì nhập rất khiên cưỡng luôn.

dimanche 24 novembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin tinh gọn cái tên

 

Đang có những đề xuất sáp nhập một số bộ lại với nhau, và đáng nói hơn nữa là xóa đi một số ban đảng trùng lắp chức năng với bộ máy chính phủ.

Đây là tín hiệu vui và đáng hoan nghênh, ông Tô không chỉ nói mà quyết tâm làm. Trước mắt là làm tinh gọn bộ máy nhà nước vốn quá cồng kềnh và tốn kém.

Sẽ có một số bộ mới bao gồm nhiều chức năng nhiệm vụ ra đời. Ở đây, tui không bàn về nội dung sáp nhập với tính hợp lý và sự hiệu quả của nó, mà trước mắt quan tâm đến chuyện nhỏ hơn, hình thức của nó. Đó là tên gọi của các bộ mới này, liệu có lặp lại tư duy xơ cứng cũ trong cách đặt tên như trước đây để ra đời những cái tên rất dài gây ra bao phiền toái cho người dân.

jeudi 31 octobre 2024

Mai Quốc Ấn - Cứ việc giao cho tư nhân làm !


“Ngân sách đang chi khoảng gần 70 % để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.”-Tổng bí thư phát biểu.

Về điều này của ông Tô, tôi có viết cách đây khoảng 6 năm. Cứ sáp nhập cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước làm một thì nhân sự đại giảm, điện nước đại giảm, quỹ lương đại giảm, dư ra mặt bằng toàn mặt tiền để đấu giá kinh doanh.

Thêm nữa là các công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả sẽ cần đóng cửa để dịch vụ công ích do tư nhân đấu thầu, ai chất lượng hơn mà giá rẻ hơn thì dân chọn.

dimanche 14 avril 2024

Trần Thị Sánh - Quỳnh Đôi + Quỳnh Hậu = Đôi Hậu


Đọc trên báo, xem ti vi mới thấy việc sáp nhập tên xã, phường, thôn xóm cực kỳ phức tạp, nhiêu khê. Không đơn giản như khi các vị ngồi trong phòng lạnh ra nghị quyết, ra văn bản.

Ví dụ như việc sáp nhập hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), không xã nào chịu để mất tên xã của mình. Cuối cùng người ta đi đến phương án dung hòa là chọn hai cái tên ghép cơ học = Đôi Hậu, cái tên vừa không có ý nghĩa gì, vừa ngây ngô, vừa buồn cười.

Tương tự như thế sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ. Sáp nhập xã Quỳnh Lương và Quỳnh Minh, dự kiến tên xã mới là Minh Lương. Sáp nhập xã Sơn Hải và Quỳnh Thọ, dự kiến tên xã mới là Hải Thọ. Sáp nhập xã Quỳnh Long và Quỳnh Thuận, dự kiến tên xã mới là Thuận Long…Nghĩa là chữ Quỳnh rất đẹp, gắn bó thân quen với người dân Quỳnh Lưu và các xã sẽ mất hẳn.

jeudi 11 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Vừa phải thôi quý vị !

“Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều

Như cơn trên rú, như diều trên không”.

“Bắc Hà: Hành Thiện; Hoan Diễn: Quỳnh Đôi”

Đó Quỳng Đôi đi vào ca dao, tục ngữ bao đời nay vậy đó.

Lúc đầu làng có tên là “Thổ Đôi Trang”. Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (đời Mạc) đổi tên thành làng Quỳnh Đôi, nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cái tên Quỳnh Đôi liên tục đến hôm nay hơn 500 năm chứ ít ỏi gì.

Hiệu Minh - Sáp nhập, đổi tên : Xin đừng hành dân

 

Vụ quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập ồn ào rồi cũng qua. Như tôi dự đoán, Hoàn Kiếm cũng như Ba Đình không bao giờ thay đổi.

Nhưng giờ là khủng hơn, mang tính toàn quốc, cả hệ thống vào cuộc. Chứng minh thư vừa thành Căn cước công dân, vài tháng sau lại gắn chip, nay bỗng thành…Căn cước (CC). Vụ Căn cước chưa xong trong khi Cơ sở dữ liệu dân cư đang xây dựng dựa trên các đơn vị hành chính hiện hành, nay bỗng sáp nhập, đổi tên, thì bắt đầu lại chăng?

Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ?

mardi 9 avril 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Giảm biên chế xã hay tăng biên chế xã ?

1.Vấn đề sáp nhập xã, huyện, tỉnh đã được đề cập nhiều lần từ nhiều phương diện. Trong đợt sáp nhập xã lần này, mục tiêu quan trọng trụ cột là giảm biên chế.

Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì số lượng cán bộ công chức cấp xã mới nhất [1] :

- Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;

- Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

Như vậy biên chế trung bình của một xã hiện nay là khoảng 20 người.

vendredi 5 avril 2024

Nguyễn Thông - Cây tre trăm đốt kiểu Hải Phòng

 

Hôm rồi, tôi đọc báo Hải Phòng điện tử, có bài về việc lấy ý kiến nhân dân chuyện sáp nhập các đơn vị hành chính ở Hải Phòng. Trong đó nêu trường hợp ba xã Thụy Hương, Đại Hà, Ngũ Đoan ở huyện Kiến Thụy nhập làm một, thành xã mới Kiến Hưng.

Báo kể rằng gần 99 % ý kiến người dân đồng tình về việc sáp nhập. Còn vì sao họ đồng tình thì báo không nói.

Tôi nói thật, tỉ lệ 99 % vẫn còn ít. Nhẽ ra phải 100%, bởi hỏi dân thì họ chỉ gật thôi. Họ “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó” nên chả hơi đâu suy xét đến đầu đến đuôi, lật qua lật lại xem có nên hay không nên. Dân mình nhìn chung dễ tính, dễ bảo, an phận, dĩ hòa vi quý, không thích sự phản biện, luôn ngại làm gì nói gì sẽ phiền đến bản thân.