Affichage des articles dont le libellé est Siêu thị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Siêu thị. Afficher tous les articles

dimanche 10 mars 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Điều gì tạo ra vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông”?

 

Không chỉ là vẻ đẹp thơ mộng từ những đường cong uốn lượn mềm mại của các dòng sông chảy trong lòng thành phố.

Không chỉ là không gian đô thị xanh mát với những con đường rợp bóng bởi hai hàng cây cao, lao xao tiếng lá reo xen lẫn tiếng chim, lá me bay, hoa dầu bay rợp trời vào những chiều lộng gió.

Không chỉ là những tòa nhà với kiến trúc mang vẻ đẹp hài hòa với không gian, cố ẩn mình trong không gian (chứ không phô trương lồ lộ), tinh tế tới từng đường nét trang trí nhỏ nhất.

samedi 21 août 2021

Bùi Văn Thuận - Làm toán giúp đảng

 

1. Sài Gòn có 2.558.914 hộ, trong đó có 2.026.763 hộ sống trong nội thị. Tổng số nhân khẩu là 8.993.082 người, nếu tính luôn cả số không đăng ký tạm trú, lao động tự do, con số lên tới 14 triệu nhân khẩu.

Cứ cho là, khoảng 2 triệu người đã chạy tị nạn thoát khỏi Hồ Chí Minh 1,2 tháng gần đây, Sài Gòn còn lại khoảng 12 triệu dân.

Tính sơ sơ, cả các gia đình công nhân, người lao động thuê nhà, thuê phòng, Sài Gòn hiện còn khoảng 4 triệu bếp ăn gia đình (con số thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn không nhiều). Mỗi bếp gia đình, cần đi chợ/siêu thị 2 lần/ tuần. Trong giai đoạn giãn cách, mỗi tuần có 8 triệu lượt đi chợ. Mỗi ngày có khoảng 1,1 triệu lượt.

Nguyễn Khắc Nhượng - Vài suy nghĩ trước sự « siết chặt » của Thành phố Hồ Chí Minh


Mấy hôm nay các siêu thị của TP HCM tràn ngập người đến vét hàng, sau khi có thông tin từ 23/8 tới đây chính quyền sẽ siết chặt việc đi lại không cho dân ra khỏi nhà, và quân đội sẽ đảm nhận việc phân phối lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Những vụ tràn ngập người đến siêu thị vét hàng gây nguy cơ lây nhiễm dịch rất lớn cứ lặp đi lặp lại, mỗi khi có thông tin siết chặt việc đi lại trong thành phố. Thế nhưng chính quyền không đề ra được biện pháp nào hữu hiệu để ngăn chặn ngoài những lời kêu gọi suông trên TV.

Lẽ ra trước khi công bố lệnh "siết chặt" nhà chức trách phải tiên liệu được sự bất ổn trong khâu lưu thông phân phối để có biện pháp ổn định từ trước đó đã.

Lưu Nhi Dũ - Công cốc!

 

Cứ mỗi lần Sài Gòn lockdown, lại xảy ra tình trạng như thế này!

Thủ tướng lệnh "không thể chần chờ được nữa", phải giãn cách nghiêm ngặt. Thì đúng rồi, nhưng lãnh đạo TP HCM lại không có kế hoạch cụ thể để lockdown, lại tuyên bố như vầy.

Làm sao dân hiểu nổi, khi ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, khẳng định "thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác".

jeudi 22 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Ba chợ đầu mối và hệ thống chợ Sài Gòn vẫn không được mở lại theo đề nghị của hai bộ, thì làm sao ?

 

Hoàng đế Lê Thánh Tông từng ra chỉ dụ : “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau”.

Lời của vua Lê thể hiện hai đạo lý : Thứ nhất, có dân mà không có chợ thì dân chết. Thứ hai, việc lập thêm chợ không được tranh giành khách hàng, nghĩa là người này không được giàu lên từ sự nghèo đi của người khác. Hơn 500 năm rồi mà lời này vẫn còn mang tính thời sự.

Tại TP.HCM hiện nay, sau khi Bộ Công thương đề nghị mở lại tất cả chợ truyền thống, hôm qua đến lượt Bộ Nông nghiệp &PTNT cũng đề nghị mở lại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn cùng các chợ truyền thống.

dimanche 18 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Đạo lý của cái chợ


Thành thị, Đô thị, Thị xã, Thị trấn … tất cả đều có chữ “Thị”, là cái chợ. Cái chợ hình thành từ khi con người có nhu cầu trao đổi các sản vật mình làm ra, không có chợ con người không sống được thành một quần thể.

Nông thôn, miền núi từ hàng ngàn năm nay vẫn có chợ phiên. Nhưng khi chợ được tập trung thì sẽ quần tụ xung quanh một cộng đồng, cộng đồng xây dựng thêm các công trình phúc lợi, gọi là thành thị.

Khởi thủy của Sài Gòn là một cái chợ to nhất trong vùng, nơi tập trung nhiều người Việt đến sinh sống. Chúa Nguyễn đến xây dựng chính quyền để bảo vệ dân và đặt một trạm thu thuế để lấy tiền chi dùng cho sự bảo vệ đó. Nơi này dân đến làm ăn trước, chính quyền đến sau từ nhu cầu của dân. Đó là khởi đầu lịch sử hình thành Sài Gòn.

Cù Mai Công - Covid : « Đánh nhanh thắng nhanh » hay « trường kỳ kháng chiến » ?


Như vậy, hết ngày hôm nay, từ 0g ngày 19-7, khu vực Nam kỳ lục tỉnh xưa gồm 6 tỉnh miền Đông và 13 tỉnh miền Tây chính thức vào đợt giãn cách 15 ngày, theo Chỉ thị 16.

Sài Gòn xưa nay là trung tâm Nam kỳ lục tỉnh, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa lẫn… Covid. Theo chủ quan cá nhân, từ thực tế các khu cách ly, khu phong tỏa, tình hình các bệnh viện... và vận dụng vận trù học được học, trên trang Facebook cá nhân, ngày 4-7, tôi dự báo với nhiều anh em, bạn bè thân lẫn trên trang nhà mình: TP.HCM hết 11-7 trên dưới 13.000. Thực tế 13.012 ca.

Năm ngày trước, 13-7, khi các ca Covid hơn 16.000, trên trang nhà mình, tôi mạo muội dự báo cuối tuần này, hết ngày 18-7, TP.HCM từ 26.000 – 30.000 ca và ngành y tế TP.HCM "vỡ trận". Ngày 18-7, còn con số buổi tối, nhưng sáng nay đã 28.455 ca và tình hình ngành y tế TP.HCM như thế nào thì có lẽ anh em mình chắc cũng biết.

Trần Phi Tuấn - Nghịch lý chống dịch


Dân Sài Gòn hơn 10 triệu người, mỗi ngày bình thường xơi hết 12.000 con heo, nếu tính trung bình mỗi con 100 ký.

Chợ đầu mối Hóc Môn cung cấp khoảng 80% số thịt heo cho dân Sài Gòn, và dân các tỉnh xung quanh cũng lên chợ này mà mua thịt.

Hai chợ đầu mối có chức năng tương tự: Bình Điền ở quận 8, nông sản Tam Bình ở Thủ Đức lâm vào cảnh tương tự.

Hoàng Nguyên Vũ - « Nước đục » từ đâu ?


Chúng ta lên án Bách Hóa Xanh (BHX) "thừa nước đục thả câu", nhưng sao không hỏi "nước đục" từ đâu mà ra?

Trước hết, tôi phải khẳng định: việc trục lợi trên hoạn nạn của đồng bào của BHX không thể chấp nhận được ! Đó là kiểu kinh doanh vô lương tâm, độc ác, nhất là trong tình cảnh đồng bào còn gom góp cho nhau từng cọng rau, con tép như thế này.

Không có lý do nào để bào chữa khi mà BHX hoàn toàn được hưởng các chính sách mùa dịch (giảm tiền thuê nhà cùng một số chính sách khác), đồng thời là đơn vị chủ động nguồn cung ứng.

samedi 10 juillet 2021

Nguyễn Tập - Quyền được sống !

 

Ngày 10/7, từ trước 5 giờ sáng, nhân viên quán cơm Nụ Cười 1 (số 596 Trần Hưng Đạo B, P.14, Q.5) đã hào hứng nấu cơm, làm thịt kho tiêu thiệt ngon chuẩn bị cho bà con nghèo.

Nhưng 6 giờ 30, đại diện Phường gọi điện đề nghị quán không được mở bán vì vi phạm Chỉ thị 16. (Nói cho công bằng, từ trước đến giờ P.14, Q.5 cũng ủng hộ quán cơm, nhưng “lần này căng quá, tụi tôi không thể để quán hoạt động được”).

Sau đó, Phường có đề nghị mua lại các suất cơm rồi sẽ mang đi giao cho bà con nghèo. Nhưng, vấn đề là bà con nghèo sống rải rác, không tập trung một chỗ như khu cách ly. Liệu Phường huy động bao nhiêu nhân lực để đưa hơn 500 suất cơm đến “đúng người cần”, và có thể làm việc đó mỗi ngày?

Đoàn Bảo Châu - Tôi đánh giá chính quyền TPHCM yếu kém


 

Từ yếu kém ở đây là tạm bỏ qua những vụ cướp đất của dân lành ở Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, nói về những việc ấy sẽ cần từ khác.

Không có một thành phố nào “kỳ lạ” đến mức mà người dân phải tự tổ chức các nhóm hiệp sĩ đường phố để bắt cướp. Một thành phố mà khách du lịch hãi hùng, thò điện thoại ra là bị cướp.

Khi tổ chức tiêm vaccin hay phát phiếu xét nghiệm thì khiến người dân phải chen chúc, hò hét, khác nào tổ chức để dân phun virus vào mặt nhau?

vendredi 9 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Có mắt mà không tròng !


Ngày 7/7/2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp Hợp tác xãThương mại Thành phố ra Thông cáo về việc Saigon Co-op luôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ bà con Nhân dân trong mùa dịch, với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới cho tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm (7.000 mặt hàng).

Ngày 8/7, trước khi bị phong tỏa, tôi đi Co.opmart 1362 Huỳnh Tấn Phát chụp hình các quầy kệ trống trơn làm bằng! Chắc chắn Ban Thường vụ sẽ chửi nhân dân không mua từ từ.

Trong khi đó, Sở Công thương lần lượt lock down chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát, để dồn dân về "ấp chiến lược": siêu thị.

jeudi 8 juillet 2021

Hữu Phú - Khủng hoảng !

 

Buổi sáng tôi thức dậy, thực ra là gần trưa (vì tối qua thức đêm coi đá banh trận Anh-Đan Mạch). Ngồi uống cà phê, mở báo mới ra đọc, lại thấy Thủ tướng tuyên bố trên báo Chính Phủ về việc phòng chống dịch cúm tàu với lời lẽ sặc mùi chiến tranh, kêu đây là một ”trận chiến”.

Mở tiếp những bài báo khác, thấy nhan nhản thông tin của các cấp Chính quyền tại TP.HCM xung quanh việc TP.HCM sẽ giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Tuyên bố của lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan về việc hàng hóa sẽ được cung ứng đầy đủ cho thành phố hơn 10 triệu dân này…

Vừa uống xong ly cà phê là bà xã nhờ tôi chở ra chợ mua rau về nấu cơm ăn để đỡ tốn tiền gửi xe, tôi chấp hành. Chạy xe ra tới ngoài đường mới thấy quang cảnh hôm nay sao có vẻ trông… giống như thời chiến thật, Thủ tướng nói không sai!

dimanche 27 juin 2021

Cù Mai Công - Một ngày 724 ca Covid ở TPHCM, đối diện thực trạng về không gian kín và mở


Chỉ một ngày một đêm, đến sáng nay 26-6-2021, TP.HCM ghi nhận tổng cộng con số ca Covid-19 kỷ lục ngày 25-6: 724 người. Choáng váng nhiều người.

Có lẽ do hôm nay bên Y tế tăng cường rà soát, kiểm tra kỹ hơn thôi chứ không đột nhiên. Cụ thể ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế - cho biết trong số này có 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trường hợp trong khu cách ly được phát hiện qua 2 lần xét nghiệm.

Càng không bất ngờ khi ngay sau dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, nhiều người, trong đó có tôi, thật sự lo lắng về khối người TP.HCM chen chúc ở các khu du lịch nhiều tỉnh, rồi chen chúc về.

samedi 29 août 2020

Nguyễn Thông - Lại lằng nhằng đất quân đội


Siêu thị đầu tiên ở Việt Nam sắp phải đóng cửa để trả lại mặt bằng cho Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Đối với người nội trợ, tức người dân bình thường đúng nghĩa, những thông tin ấy như sét đánh ngang tai. Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Siêu thị đang bán chuyển sang mất... mặt bằng.

Chả là hồi tháng 6, đại siêu thị Big C trên đường Tô Hiến Thành quận 10 Sài Gòn tuyên bố phải đóng cửa bởi bên cho thuê đất tăng giá thuê. Không chịu nổi thì đành đóng thôi.

Lại cách nay vài hôm, Saigon CoopMart (hệ thống siêu thị phục vụ dân sinh lớn nhất nước) thông báo sẽ chấm dứt hoạt động siêu thị Cống Quỳnh, siêu thị đầu tiên ở Việt Nam sau 24 năm tồn tại. Lý do: Bị đòi mặt bằng.

vendredi 5 juillet 2019

Hoàng Hải Vân - Sở Khanh trong kinh tế thị trường


Hàng may mặc Việt Nam bán tại Big C (siêu thị Cora của Pháp được người Thái Lan mua lại).

Báo chí nói đại gia Thái Lan thông báo tạm ngưng nhập sản phẩm dệt may Việt Nam vào siêu thị Big C đang khiến cho các nhà cung cấp “choáng váng”. 

Doanh nghiệp điêu đứng, một loạt công nhân có khả năng mất việc làm, đó là lời tố khổ từ phía các nhà cung cấp. Big C chính thức lên tiếng trấn an, rằng tạm ngừng thôi để “tái cấu trúc”, chớ không có ngừng vĩnh viễn. 

Hai bên, một bên lên án, một bên giải thích, chưa có bên nào trưng hợp đồng để chỉ ra hợp đồng có bị vi phạm hay không. Giờ kinh tế thị trường rồi, việc giải quyết nên căn cứ vào hợp đồng. Vì ta không biết các điều khoản trong bản hợp đồng đó được ghi như thế nào, nên chỉ đưa ra vài giả định :