Affichage des articles dont le libellé est Tên đường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tên đường. Afficher tous les articles

mercredi 18 décembre 2024

Lưu Trọng Văn - Phố ở trung tâm Sapa mang tên Phạm Xuân Huân

Phạm Xuân Huân là ai ?

Gã từ Sin Suối Hồ vượt qua đèo Ô Quy Hồ mù mịt sương.

Sớm, Ô Quy Hồ -1 độ còn đỉnh Fangsipan -3 độ. Sapa trong rét mướt. Ấy vậy mà khách du lịch Tây, Tàu, Ấn vẫn tấp nập.

Gã chợt thấy trên cột đầu con phố ngang qua nhà thờ đá Sapa, ngay quảng trường trung tâm nối hai đường nổi tiếng xưa nay là Cầu Mây và Thạch Sơn, có bảng đề “Phố Phạm Xuân Huân”. Hỏi nhiều người Sapa không ai biết Phạm Xuân Huân là ai.

mardi 30 avril 2024

Bùi Chí Vinh - Về chuyện đặt tên đường cho quý ngài gian ác


30 tháng 4 sp trôi qua

Li chun b đt tên đường cho nhng thng quái ác

Thng thì lp "trm ngăn sông cm ch" t tnh này sang tnh khác

Thng thì cướp ca ci min Nam cho vào túi ca mình

30 tháng 4 còn ám nh cuc hành hình

Đã tiếp tc ám nh tên đường cho đao ph

Ai đã làm các chiến sĩ Gc Ma bc t

Ai đã bt binh lính khoanh tay np mng gic Tàu

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

samedi 27 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Nên cân nhắc việc đặt tên đường quá lớn, quá dài cho các nhân vật lãnh đạo đương thời


Sài Gòn đang lấy ý kiến Dân về việc đặt một số trục đường lớn ở thành phố mang tên các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu.

Quan điểm của gã là các nhân vật chính trị như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu liên quan không chỉ đến lịch sử Đất nước trước 1975, mà liên quan đến rất nhiều những sóng gió của Đất nước sau 1975.

Vì vậy việc chọn những con đường quá lớn, quá dài từ 10 đến 20 km để đặt tên của họ như một sự tôn vinh quá cao, rất cần cân nhắc. 

Nguyễn Gia Việt - Lịch sử kỳ lạ từ những tên đường

 

Lại có kế hoạch "đặt" tên mới cho quốc lộ 1, quốc lộ 1K, quốc lộ 22, quốc lộ 50. Đọc xong biết sẽ đặt tên Đỗ Mười cho đoạn Xa Lộ Đại Hàn từ ngã ba Trạm 2 đến An Sương.

Cố tổng bí thư Đỗ Mười có một giai thoại ở Miền Nam. Trong "Bên Thắng Cuộc" có kể một câu chuyện "Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng giữ" ở Vĩnh Long. Nhưng dân gian truyền miệng thì khác, dân vùng Long An-Tiền Giang nói rằng, cái trạm mà ông Đỗ Mười bị " dính" là trạm Tân Hương

Vậy là Xa Lộ Đại Hàn sau mấy chục năm bị đổi thành quốc lộ 1, rồi nay lại có tên. Trước đó xa lộ Biên Hòa bị đổi thành xa lộ Hà Nội, và bị cắt nửa khúc thành đường Võ Nguyên Giáp.

jeudi 11 avril 2024

Hiệu Minh - Sáp nhập, đổi tên : Xin đừng hành dân

 

Vụ quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập ồn ào rồi cũng qua. Như tôi dự đoán, Hoàn Kiếm cũng như Ba Đình không bao giờ thay đổi.

Nhưng giờ là khủng hơn, mang tính toàn quốc, cả hệ thống vào cuộc. Chứng minh thư vừa thành Căn cước công dân, vài tháng sau lại gắn chip, nay bỗng thành…Căn cước (CC). Vụ Căn cước chưa xong trong khi Cơ sở dữ liệu dân cư đang xây dựng dựa trên các đơn vị hành chính hiện hành, nay bỗng sáp nhập, đổi tên, thì bắt đầu lại chăng?

Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ?

jeudi 14 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Quảng Bình : Một con đường mang tên Trần Văn Phương, anh hùng Gạc Ma

Theo nhà văn Phạm Phú Thép, chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật Ba Đồn và tường thuật của nhà báo Thanh Hiếu trên VOV:

“Tối qua 13/3, bên bờ sông Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.”

Gã được biết đây là hoạt động hàng năm của các cựu binh Gạc Ma từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Họ cùng thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị tưởng nhớ đồng đội và người thân của mình bị bọn cộng sản Trung Quốc thảm sát dã man khi bảo vệ đảo của tổ quốc.

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

vendredi 22 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Địa danh xưa và nay

 

Bản đồ này là vào giai đoạn 50-54, giai đoạn mà chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý các đô thị Việt Nam, sách giáo khoa gọi là chính phủ Bảo Đại và thời gian này Hà Nội bị "địch tạm chiếm".

Chú ý mấy địa danh mà rất nhiều người hiểu sai lịch sử.

1. Dinh Toàn quyền đã chuyển thành Biệt điện Quốc trưởng (Bảo Đại). Người Pháp đã trả dinh này cho chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên ông Bảo Đại hiếm khi ở đây mà ở Đà Lạt là chính, ông và gia đình làm việc và sinh hoạt ở  dinh 1, 2 bây giờ.

vendredi 8 décembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (6)

 

Cần phải coi đường, đường sá, phố xá, đường giao thông là tài sản chung của nhân dân, chứ không phải của riêng một tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể nào.

Nó cũng không phải của riêng nhà nước, chính quyền, bởi chính quyền chỉ thay mặt dân quản lý nó thôi. Vì vậy, đặt tên cho mỗi con đường, tiêu chuẩn tiên quyết phải là “dân”.

Từ lâu lắm rồi, ở xứ này, việc đặt tên đường bị chính trị chi phối. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là sự áp đặt tuyệt đối nhưng gần gần như vậy. Phe nắm quyền, bên thắng cuộc, cụ thể là người cộng sản, cứ lấy những ai, những gì họ thích, họ đề cao, ca ngợi, có lợi cho họ để đặt tên đường. Mỗi con đường đều “làm nhiệm vụ chính trị”. Vì thế, dù tên cũ đã rất ổn rồi, ăn sâu bắt rễ vào đời sống rồi, được dân chúng tán đồng rồi, vẫn bị đổi thay.

samedi 2 décembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (5)

Nhân chuyện đặt tên đường có nhẽ phải nhắc ngay tới cụ Trần Văn Lai, người đã để lại dấu ấn đặc biệt trong vụ đổi lại tên đường cho Hà Nội giữa năm 1945. Mà đã nêu tên cụ Lai thì lại nhớ ngay một nhân vật lẫy lừng khác, cụ Trần Trọng Kim.

Chính hôm nay 02.12, cách đây tròn 70 năm, cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim mất. Bữa trước, khi sang thăm Nhật Bản, ông trẻ Võ Văn Thưởng đã rủ rỉ lẫn cao giọng trước người Nhật rằng “Nếu dùng một câu thật khái quát, ngắn gọn và cảm xúc về quan hệ hai nước chúng ta, tôi xin nói đó là “lương duyên trời định”. Ta cứ tạm hiểu lời ông trẻ, như có duyên tiền định.

Chả biết đứa nào gợi ý hay mách bảo mà ra câu lập ngôn ấy, nhưng đúng thực bức tranh Việt - Nhật từng có những nét chạm khắc đáng kể. Chẳng hạn cụ Sào Nam Phan Bội Châu và bậc thân vương Kỳ ngoại hầu Cường Để đã từng có thời gian khá dài ở Nhật để học hỏi, mở mang đầu óc, tìm cách phục quốc. Và không thể nhắc, chính người Nhật thời còn nắm quyền ở Việt Nam đã chọn cụ Trần Trọng Kim làm thủ tướng chính phủ, cái chính quyền sau đó bị Việt minh cướp mất.

lundi 27 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (4)

 

Ở xứ này, mỗi tỉnh thành (hiện có 63 tỉnh thành, còn sắp tới gộp tách thế nào thì tôi không rõ, chứ trong đời mình tôi đã chứng kiến nhiều vụ khắc nhập khắc xuất rồi) đều có hội đồng đặt tên đường.

Ấy là tôi nói dưới chế độ đương thời. Đủ ban bệ, thành phần, cứ nghĩ con ruồi bay không lọt.

Cũng giống như những hội đồng xét giải thưởng (Hồ Chí Minh và nhà nước), xét danh hiệu (nhân dân và ưu tú), phong học hàm (giáo sư và phó giáo sư), giám khảo tinh những ông nọ bà kia, còn kết quả thế nào chắc thiên hạ đã rõ. Lúc nào rảnh, tôi sẽ biên mấy chữ về vụ bình chọn sắp đặt này.

mercredi 22 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (3)

Trong bài kỳ 2, tôi có nhắc lại một thực tế khách quan mà hàng triệu người biết chứ không phải chuyện bịa, không phải nghe hơi bắc nồi chõ. Là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (người ta quen gọi chính quyền Sài Gòn) trước năm 1975 đã rất công bằng, tôn trọng lịch sử khi đặt tên đường.

Ông anh trai tôi sinh thời từng bảo đâu chỉ tên đường, “nó” còn khá đàng hoàng, tử tế khi vẫn cho tồn tại, cho phép hương khói thờ tự mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, dù biết người nằm đó là ai. Rồi ở mấy tỉnh miệt Nam Bộ vẫn có nhà thờ cụ Hồ do dân tự lập năm 1969, dù có lúc binh lính thấy ngứa mắt định phá nhưng chả kiên quyết lắm nên vẫn cứ còn.

Hồi thập niên 60 - 70 đám chúng tôi còn nghe kể ông luật sư Trịnh Đình Thảo có khu biệt thự cực rộng ở trung tâm Sài Gòn, ông ngang nhiên đặt tên một con đường trong dinh cơ của mình là đường Hồ Chí Minh nhưng chính quyền cũng chỉ khó chịu chứ không làm gì.

vendredi 17 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (2)

Đang nói chuyện tên đường, đặt tên đường, lại nhẩn nha vòng ra mạn bưu điện bưu chính, kể cũng lẩn thẩn. Nhưng khổ nỗi những thứ liên quan tới thư từ, phong bì, tem, gửi thư, chuyển thư, “đánh” điện… ở xứ này một thời cũng lắm cái hay.

Thôi, để kể sau, giờ nhà cháu quay về chuyện đường sá.

Nhân tiện đây, nhà cháu nói luôn có sự khác trong ngôn ngữ. Tiếng Việt phân biệt khá rõ, đường sá, phố xá. Khi đi với đường thì dùng “sá”, với phố thì “xá”. Đường sá mở mang, phố xá đông vui. Từ “sá” trong tiếng Việt để chỉ một mạch đất thẳng được bới lên, chẳng hạn “sá cày”. Còn từ “xá” có lẽ được đọc từ chữ “xa” là xe, trên phố nhiều xe cộ đi lại nên ghép thành phố xá. Ấy, nhà cháu cứ tạm hiểu vậy, bác nào kiến văn cao rộng xin chỉ giáo rộng mở giùm.

jeudi 16 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (1)

 

Với người sinh sống ở nông thôn-nhà quê, đường đi lối lại có tên hay không, không quan trọng. Vài con đường ranh nối làng nối xóm, cần gì tên.

Xã quê tôi giờ đây được coi là nông thôn mới kiểu mẫu, hơn 5.000 nhân khẩu, cả ba thôn đã khác xưa rất nhiều. Đường sá rộng mở khang trang, ngày mưa đi từ đầu làng tới cuối làng không bẩn chân, vẫn không có tên đường.

Nhưng ở phố thì khác. Lắm đường nhiều lối, như bàn cờ, ngã ba ngã tư chằng chịt, nhà nào cũng na ná giông giống nhà nào, nên đường phải có tên. Lớ ngớ là lạc, chả biết đâu mà tìm. Nhân viên bưu điện đi phát thư thuộc đường hơn lòng bàn tay.

vendredi 17 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Đặt tên đường là viết sử

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các chính phủ miền Nam không bị ám ảnh về vấn đề chủ chiến hay chủ hòa như Việt Cộng ở miền Bắc, nhưng cũng thiên vị; các thành phố thường đặt tên đường Tôn Thất Thuyết nhưng Nguyễn Văn Tường thì không.

Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia còn non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền thì người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy thì nước Việt Nam còn rất non trẻ!

Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đã đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ còn một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà còn sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

vendredi 9 décembre 2022

Nguyễn Thông - Hàng rào trong đầu mới là thứ cần dỡ bỏ

 

Hôm 5.12, báo chí mậu dịch thông tin việc chính quyền Hà Nội sau rất nhiều bàn tính, nâng lên đặt xuống, đã quyết định dỡ bỏ hàng rào bao quanh công viên Thống Nhất.

Dư luận báo chí quốc doanh coi đó là sự đổi mới, đột phá, tiến bộ, cởi mở, là điều đáng khen ngợi.

Nếu Hà thành lịch sử cổ xưa có biểu tượng nổi tiếng hồ Gươm, thì thời hiện đại công viên Thống Nhất xứng đáng được coi là “logo” của Hà Nội dưới chế độ mới. Suốt một thời gian dài, tôi chứng kiến và luôn nghe nói, rằng cứ đến Hà Nội, về Hà Nội, thăm Hà Nội… là người ta quyết đi chơi công viên Thống Nhất bằng được, chứ không phải viếng lăng như sau này.

vendredi 4 novembre 2022

Nguyễn Gia Việt - Vài thắc mắc trong sự việc "KFC Thích Quảng Đức"

 

1. Những câu hỏi được dư luận đặt ra

Tại sao giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chỉ "phản đối" "KFC Thích Quảng Đức", mà nhũng cái khác liên quan tới tên những con đường cũng mang tên là sư, ni và nhiều danh nhân khác; cũng quán chiên, nướng, luộc nhưng im re?

Thí dụ như :

- Jollibee Vạn Hạnh

-  Lẩu cá kèo Sư Thiện Chiếu

Hoàng Mạnh Hà - Đặt tên "KFC Thích Quảng Đức" bị giáo hội Phật giáo Việt Nam phản ứng


Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có phản ứng về một quán gà rán KFC trên đường Thích Quảng Đức đặt tên như nêu trên.

Chuyện các quán, các công ty, các chi nhánh lấy tên đường gắn vào tên mình không xa lạ gì. Cách đặt tên đó giúp khách hàng dễ nhớ. Những những công ty có nhiều chi nhánh thì càng cần đặt như vậy để dễ phân biệt. Ví dụ ABC Trần Hưng Đạo, ABC Nguyễn Thị Minh Khai...

Ở đây có hai vấn đề: Lấy tên đường để đặt làm tên quán hay lấy tên danh nhân?

mardi 19 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Bí thư Nên phỏng vấn người đề xuất đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa


Sáng 16-7, ông Nguyễn Văn Nên mà Dân Sài Gòn thân mật gọi là Bí thư Nên đến chúc thọ tuổi 102 của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư.

Điều thú vị là Bí thư Nên đến với Dân chỉ để nghe. Muốn nghe thì phải hỏi.

Gã chú ý mấy câu hỏi sau đây.