Affichage des articles dont le libellé est Địa danh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Địa danh. Afficher tous les articles

vendredi 29 novembre 2024

Hiệu Minh - Tin đồn sáp nhập tỉnh thành vẫn…ồn ào

 

Năm ngoái cũng tầm này (8/2023) rộ tin quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập và bao địa phương khác. Mấy hôm nay lại có tin 63 tỉnh thành sáp nhập thành…31.

Dù Bộ Nội vụ đã thông báo, thông tin sáp nhập tỉnh là không đúng nhưng dân chúng vẫn nửa tin nửa ngờ, vì ở xứ này tin đồn…hay đúng.

Đôi lúc người ta muốn sáp nhập thật, nhưng không hiểu dư luận thế nào nên dùng chiêu “ném đá dò đường”, phản đối quá thì rút lại.

mardi 26 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Tinh gọn bằng cách nào ?

 

Tin đồn về tinh gọn bộ máy đang rất dồn dập, đủ các tin. Tin nhập tách mấy bộ nghe còn có lý. Nhưng tin nhập quá nhiều tỉnh thì thấy ngáo. Rất duy ý chí, quay lại máng lợn cũ kiểu Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên...

Cần hiểu rằng nhập cơ quan chính phủ hay Ban đảng nó rất khác với nhập địa giới hành chính. Vì địa giới hành chính ngoài quy mô, dân số nó còn là văn hóa, lịch sử.

Như trường hợp nhập Hà Nội với Sơn Tây đã là ngáo rồi, vì văn hóa xứ Đoài nó rất khác với Hà Nội. Hà Nội nhập với Hà Đông thì còn có lý. Như cái tin đồn vừa rồi thì nhập rất khiên cưỡng luôn.

lundi 14 octobre 2024

Hoàng Dũng - Tên con sông chảy qua thủ đô Seoul của Hàn Quốc đọc là gì ?


Tra mấy chữ 漢江奇蹟 hay 江奇蹟 Hán/Hàn Giang kỳ tích (Kỳ tích sông Hán/Hàn), nói về sự thành công đáng kinh ngạc của Hàn Quốc.

Ta thấy nhiều tài liệu dùng cả chữ Hán Giang như tài liệu 12 với phồn thể hay giản thể, lẫn Hàn Giang như tài liệu 34 với phồn thể hay giản thể.

Đáng lưu ý là sự lẫn lộn Hán/Hàn Giang chỉ ở những nước ngoài Hàn Quốc như Việt Nam, Trung Quốc, …, chứ người Hàn thì không. Bằng chứng là trang mạng chính thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc ghi rõ là Hán Giang (tài liệu 5).

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Thông - Địa danh (1)

 

Từ "địa danh" là từ Hán Việt nhưng đã lâu dân ta quen dùng như những từ thuần Việt.

Địa là đất, danh - tên/tên gọi, địa danh (tên đất) để chỉ vùng đất, nơi chốn, địa phương nào đó; ví dụ tỉnh, thành phố, làng... đều là địa danh. Đó là danh từ chung.

Tên gọi ấy có hệ thống rõ ràng, từ to tới nhỏ, từ trên xuống dưới: nước, vùng, tỉnh/thành, huyện/quận, xã, thôn/làng/bản/ấp/phường, hẻm/ngõ, kiệt... Thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai, làng Trà, làng Lon, làng Nủ… là địa danh kết hợp danh từ chung và danh từ riêng.

dimanche 18 août 2024

Cù Mai Công - TPHCM khai trương khu ăn uống mới Năm Ngọn Đèn ?

Dân Sài Gòn - Chợ Lớn xưa nay ai cũng biết khu ăn uống nổi tiếng Đèn Năm Ngọn quanh bùng binh Phùng Hưng - Đồng Khánh (nay là Trần Hưng Ðạo B - quận 5).

Là ngã tư nhưng dân Sài Gòn - Chợ Lớn xưa nay đều kêu là  bùng binh, vì giữa ngã tư có một vòng tròn xi măng/tiểu đảo nhỏ. Giữa vòng tròn đó, người xưa dựng một cột đèn. Đỉnh cột có bốn nhánh gắn bóng đèn điện, chiếu sáng bốn góc đường, một nhánh khác gắn bóng tròn chĩa thẳng lên trời.

Người Sài Gòn kêu là Đèn Năm Ngọn vì nơi đây chỉ có một cột đèn, xòe ra năm ngọn đèn chứ không phải năm cột đèn, mỗi cột một ngọn. Đặt tên đơn giản mà chính xác.

mercredi 5 juin 2024

Cù Mai Công - Nhiêu Lộc – Thị Nghè là rạch không phải kênh

Ngôn ngữ tiếng Việt, tức từ ăn nói (ngôn) đến chữ viết (ngữ), phân biệt rất rõ: sông, suối, khe, ngòi, lũng, rạch… là dòng chảy tự nhiên; kinh/kênh, mương, cống, rãnh… là dòng chảy nhân tạo.

Từ xưa tới ít nhất đầu thập niên 1990, tức sau 1975 gần hai chục năm, ăn nói lẫn văn bản, bản đồ đều ghi rõ Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Văn Thánh… này kia là rạch; Tẻ, Đôi, Hàng Bàng… này nọ là kinh. (Hai con rạch Nhiêu Lộc, Thị Nghè qua nơi nào có khi còn mang tên - không chính thức - nơi đó như rạch cầu Kiệu, rạch Trương Minh Giảng, rạch Ông Tạ…).

Ngay khi mới tới miền Nam, người Pháp đã nhận ra ngay việc phân định này của người Việt, đều gọi và ghi rõ trên các bản đồ: rạch là arroyo, kinh là canal.

dimanche 26 mai 2024

Cù Mai Công - Tan Son Nhat International Terminal: Một cái tên sai cả lý lẫn tình trong mắt thiên hạ

 

1. Trước hết là sai ở cái tên.

Tân Sơn Nhứt vốn là tên gọi một làng xưa mấy trăm năm của đất Gia Định. Trong tất cả địa bạ, bản đồ từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp, ở miền Nam trước 1975 và cho tới giữa thập niên 1980, tức sau 1975 cả chục năm đều ghi rõ: Tân Sơn Nhứt.

Một phi trường/sân bay được xây dựng hồi thập niên 1920-1930 trên đất thôn/làng Tân Sơn Nhứt nên lấy tên này.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn vào dòng chữ trong hình các bạn thấy có gì không ổn?

 

"CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT - TAN SON NHAT INTERNATIONAL TERMINAL"

Cái điểm nổi bật nhứt là sự lệch giữa tiếng Việt và tiếng Anh. "Cảng Hàng Không" dịch sang tiếng Anh là "Airport", chớ không phải "Terminal".

Cần nói thêm rằng theo định nghĩa chung (wiki), một Airport có nhiều công trình như phi đạo, trạm điều phối không lưu, nhà để máy bay, sảnh đưa đón khách (tức terminal). Terminal chỉ là một phần của một phi cảng mà thôi.

dimanche 14 avril 2024

Trần Thị Sánh - Quỳnh Đôi + Quỳnh Hậu = Đôi Hậu


Đọc trên báo, xem ti vi mới thấy việc sáp nhập tên xã, phường, thôn xóm cực kỳ phức tạp, nhiêu khê. Không đơn giản như khi các vị ngồi trong phòng lạnh ra nghị quyết, ra văn bản.

Ví dụ như việc sáp nhập hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), không xã nào chịu để mất tên xã của mình. Cuối cùng người ta đi đến phương án dung hòa là chọn hai cái tên ghép cơ học = Đôi Hậu, cái tên vừa không có ý nghĩa gì, vừa ngây ngô, vừa buồn cười.

Tương tự như thế sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ. Sáp nhập xã Quỳnh Lương và Quỳnh Minh, dự kiến tên xã mới là Minh Lương. Sáp nhập xã Sơn Hải và Quỳnh Thọ, dự kiến tên xã mới là Hải Thọ. Sáp nhập xã Quỳnh Long và Quỳnh Thuận, dự kiến tên xã mới là Thuận Long…Nghĩa là chữ Quỳnh rất đẹp, gắn bó thân quen với người dân Quỳnh Lưu và các xã sẽ mất hẳn.

Phạm Lưu Vũ - Địa danh (tiếp theo)

 

Thì ra việc “nhập tách” do một mụ đàn bà đứng tên đề xuất nằm trong gói 350.000 tỉ “chấn hưng văn hóa”.

Hàng loạt địa danh bị cắt cúp, nhập nhèm, lịch sử bị bôi mờ, văn hóa bị xóa dấu vết… Nhưng chỉ là tạm thôi, bởi đó là những thứ mà sức của một vài, chứ hàng trăm hạng đàn bà, đàn ông nghiệt chủng kia cũng không làm nổi. Có chăng họ chỉ làm văn hóa của sơn hà đại địa này bị “chấn thương” một thời gian mà thôi.

Bởi vì, như bài trước đã viết, địa danh là phong thủy, là văn hóa, cũng như địa đại… đều do “tâm tạo”, nhưng là tâm “bất tương ưng hành”. Tâm bất tương ưng hành chính là tâm linh, rất vi tế và màu nhiệm, chứ không phải ý chí thô kệch, chủ quan của một nhúm cá thể ngồi trong buồng Diên Hồng. Họ chỉ có thể “tạo nghiệp” cho chính họ, nếu nhắm mắt liều lĩnh, dám bức tử địa danh, thì lịch sử sẽ không tha, tâm linh sẽ không tha.

jeudi 11 avril 2024

Thái Hạo - Địa danh, một di sản văn hóa

Có lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.

Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.

Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh. Khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.

Lưu Trọng Văn - Vừa phải thôi quý vị !

“Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều

Như cơn trên rú, như diều trên không”.

“Bắc Hà: Hành Thiện; Hoan Diễn: Quỳnh Đôi”

Đó Quỳng Đôi đi vào ca dao, tục ngữ bao đời nay vậy đó.

Lúc đầu làng có tên là “Thổ Đôi Trang”. Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (đời Mạc) đổi tên thành làng Quỳnh Đôi, nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cái tên Quỳnh Đôi liên tục đến hôm nay hơn 500 năm chứ ít ỏi gì.

Hiệu Minh - Sáp nhập, đổi tên : Xin đừng hành dân

 

Vụ quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập ồn ào rồi cũng qua. Như tôi dự đoán, Hoàn Kiếm cũng như Ba Đình không bao giờ thay đổi.

Nhưng giờ là khủng hơn, mang tính toàn quốc, cả hệ thống vào cuộc. Chứng minh thư vừa thành Căn cước công dân, vài tháng sau lại gắn chip, nay bỗng thành…Căn cước (CC). Vụ Căn cước chưa xong trong khi Cơ sở dữ liệu dân cư đang xây dựng dựa trên các đơn vị hành chính hiện hành, nay bỗng sáp nhập, đổi tên, thì bắt đầu lại chăng?

Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ?

Huỳnh Ngọc Chênh - Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa

 

Ai hỏi quê quán tui đâu, tui không biết trả lời thế nào cho đúng.

Ngày xưa còn bé, thì quê tui ghi trong giấy khai sinh là làng Trung Lương xã Hòa Đa quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Sau 75 thì khai lý lịch rằng: Làng Trung Lương xã Hòa Xuân huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

mardi 9 avril 2024

Phạm Lưu Vũ - Địa danh

Địa danh là một phần của lịch sử, của tập quán, văn hóa, của phát triển hay suy vong.

Về tiến hóa, thì địa danh là cộng nghiệp của chúng sinh. Về tướng khí, thì địa danh là phong thủy, không ra ngoài phong thủy. Về căn tính, thì địa danh là thọ mạng của vùng lãnh thổ, của quốc gia, dân tộc.

Địa danh là vô thường, nên không phải bất sinh, bất diệt. Nghĩa là chuyện tên đất, tên làng… sinh diệt là chuyện bình thường. Nhưng địa danh sinh diệt theo hướng phát triển, tiến hóa… là thuận, mà sinh diệt do sự cưỡng bức của một vài nhân vật, của chế độ, thời thế… là nghịch. Thuận là điềm lành, nghịch là điềm chẳng lành của cả cộng đồng nên không thể xem thường.

Đặng Chương Ngạn - Không biết tên quê !

 

Một người đàn ông đi xa lâu năm trở về. Làng quê đổi thay nhiều, ông ta không còn nhận ra, bèn hỏi một em học sinh trước cổng trường:

 - Cháu ơi. Đây có phải xã Thanh Tập không?

 - Dạ không. Đây là xã Tiến Liên.

 - Vậy, xã bên cạnh có phải Hạ Hoàng không?

mardi 26 mars 2024

Mai Quốc Ấn - Không biết tôi có quá hồ nghi không?

 

…Nhưng sáp nhập tỉnh rồi tách tỉnh, sáp nhập huyện hay tách huyện và sáp nhập xã phường, hoặc tách xã phường trong suốt mấy chục năm nay đã khiến nhiều địa danh lịch sử biến mất.

Rồi sâu xa câu chuyện đất đai quy hoạch có chuyện dỡ đình, phá chùa, đập nhà thờ để dời đi nơi khác nữa.

Nó làm lịch sử bị thay đổi, sai lệch!

samedi 2 mars 2024

Thái Vũ - Hậu « Ga tàu thủy Bạch Đằng »

Câu chuyện "ga tàu thủy Bạch Đằng" đã yên ổn tốt đẹp rồi, vừa bụng bọn bàn phím Facebook lắm rồi. Nhưng cho nói một suy nghĩ gọi là hết nhẽ.

Từ khi thay tên Saigon bằng một tên khác, rồi sau đó thay tên hàng loạt con đường, không có ai không có bất kỳ một suy xét, cân nhắc nào tới tâm tư người dân Saigon, người miền Nam.

Chính cái đó tạo ra tâm lý đè nén để ra cớ sự "ga tàu thủy Bạch Đằng".

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

mercredi 28 février 2024

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...