Affichage des articles dont le libellé est Trần Trung Đạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trần Trung Đạo. Afficher tous les articles

mardi 12 mars 2024

Trần Trung Đạo - Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh « chiến thuật xúc xích » của Hitler và Tập Cận Bình

 

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Chiến thuật này được các đảng cộng sản áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai. Trong đó các đảng cộng sản Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô, đã từng bước loại các thành phần không cộng sản ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ cộng sản Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không cộng sản cuối thập niên 1940.

samedi 17 février 2024

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

 

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình.

Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Litva hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng cộng sản (CS) Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

samedi 20 janvier 2024

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

mardi 12 décembre 2023

Trần Trung Đạo - Mười lý do nhân dân Việt Nam không chào đón Tập Cận Bình

 

Rất nhiều lý do tại sao nhân dân Việt Nam không chào đón các lãnh đạo CS Trung Quốc trước đây cũng như Tập Cận Bình hiện nay, người viết chỉ tóm tắt mười lý do tiêu biểu:

1. Truyền bá tư tưởng cộng sản độc hại sang Việt Nam

Mặc dù máu của hàng vạn đồng bào Việt Nam đổ xuống trong cuộc chiến tranh chống Pháp phát xuất từ lòng yêu nước chân thành và trong sáng, cuộc chiến gọi là “chống Pháp giành độc lập” do cộng sản Việt Nam (CSVN) phát động, về mặt chiến lược (lấy nông thôn bao vây thành thị) và chiến thuật (biển người) đều hoàn toàn do Trung Cộng quyết định. CSVN chỉ biết thừa hành.

Và để rồi, sau khi chiếm được nửa nước, tư tưởng cộng sản và đường lối độc tài toàn trị dã man của Mao Trạch Đông được áp dụng một cách triệt để tại miền Bắc, cụ thể nhất qua các cuộc cải cách ruộng đất giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội.

lundi 4 septembre 2023

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng

 

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

mardi 1 août 2023

Trần Trung Đạo - Người đứng bên trái bức hình tên gì ?

 

Mười mấy năm trước, khi mới tham gia Facebook, tôi có đố các bạn người đeo kính râm đứng bên trái của bức hình này tên gì.

Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm.

Theo bài viết “Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình. Trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ” và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính râm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín râm là ai, và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết “Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít-tinh.”

mercredi 26 juillet 2023

Trần Trung Đạo - “Trót đà gây việc chông gai ”

 

Phiên tòa xử 54 bị can về tội tham nhũng (nhận hối lộ và đưa hối lộ) trong việc tổ chức 2.000 chuyến bay để đưa 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia về nước đã trở thành một sân khấu với tất cả đặc điểm hỉ, nộ, ái, ố.

Công chúng quan tâm theo dõi không chỉ vì mức độ nghiêm trọng của vụ án mà còn để nghe và nhìn tường tận qua các ‘video’ những con người độc ác đã lợi dụng hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nạn nhân nghèo khó để làm giàu.

Theo lời khai của Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty MasterLife, can tội đưa hối lộ, những người tổ chức “o ép, vòi tiền cả những hũ tro cốt hồi hương trên ‘Chuyến bay giải cứu’”.

lundi 1 mai 2023

Trần Trung Đạo - Viên thuốc độc « thống nhất đất nước » vẫn còn rất độc

 

Một lần đứng giữa khu Manhattan, New York, toàn là nhà lầu và cao ốc, người viết chợt nghĩ nếu một đoàn du khách nào đó muốn thấy rõ thành phố New York mà không bị cản trở gì chỉ còn cách mua vé đi lên tận sân thượng của One World Trade Center, tòa nhà cao nhất ở New York, để nhìn xuống.

Tòa nhà nhận thức về chính trị và lịch sử Việt Nam cũng cao như tòa nhà One World Trade Center, New York. Nhưng khác ở chỗ có một số người dù lên tới sân thượng, tức đọc nhiều sách vở, vẫn có thể không nhận thức đúng.

Lý do, các anh chị đó nhìn lịch sử đất nước dựa trên những quy định được hệ thống tuyên truyền cộng sản áp đặt từ khi bắt đầu tập nói. Mọi câu trả lời, mọi lý luận, mọi giải thích về chiến tranh và lịch sử dù được anh hay chị cho là rất khách quan đi nữa cũng đều dựa trên quy định áp đặt đó.

samedi 15 avril 2023

Trần Trung Đạo - Bàn về tẩy não

 

Giới thiệu : Hôm qua, một người bạn Facebook làm một tổng kết những bài viết mà anh đọc được về sự kiện nhà nước cộng sản kết án Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù cộng 2 năm quản chế. Tổng kết của người bạn nhắc đến khá nhiều tác giả, phần đông tôi không quen biết. Trong danh sách có võ sư Châu Đoàn.

Ông cũng không đồng ý với việc tòa án cộng sản (CS) kết án Nguyễn Lân Thắng, nhưng không có nghĩa ủng hộ quan điểm Nguyễn Lân Thắng đối với chế độ. Ông nhắc lại việc ông đã từng không đồng ý với Thắng vì Thắng đã “có thái độ chế giễu hình ảnh ông Hồ Chí Minh.”

Quan điểm của vị võ sư này không phải là mới, mà đại diện cho một tầng lớp không nhỏ những người lớn lên và được uốn nắn dưới chế độ cộng sản. Họ là những người có lòng, mong muốn có một xã hội CS tốt hơn xã hội CS mà họ đang sống và được lãnh đạo bởi một giới lãnh đạo lương thiện hơn giới lãnh đạo đang cầm quyền.lâ

lundi 10 avril 2023

Trần Trung Đạo - Nếu Việt Nam không có đảng cộng sản

 

Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi tổng thống (TT) Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Thật ra niềm hối tiếc này chỉ dựa vào những lá thư, mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao TT Truman không trả lời.

Sự việc bắt đầu từ hội nghị giữa TT Franklin Roosevelt, Thủ Tướng Winston Churchill và Thống Chế Tưởng Giới Thạch tại Cairo, Ai Cập, cuối tháng 11, 1943. Những vấn đề của Á Châu trong đó có Việt-Miên-Lào hay còn gọi là Đông Dương (Indo-China) được đem ra bàn.

Bản thân tổng thống Franklin D. Roosevelt vốn có cảm tình với các dân tộc bị trị. TT Roosevelt là người khẳng định việc tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia như ông đã đề ra trong Hiến Chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) tháng Tám, 1941. Hiến chương gồm 6 điểm, trong đó các điều 2 và 3 tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.

vendredi 31 mars 2023

Trần Trung Đạo - Quân đội nước ngoài tại miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

 

Nhiều nguồn tin tình báo Mỹ trong thời kỳ chiến tranh đã biết không lực Bắc Hàn có thể đã tham chiến tại Bắc Việt. Nhưng mãi cho tới năm 1996, những tin đồn này mới được xác nhận qua sự kiện đại úy phi công Yi Chol Su thuộc không lực Bắc Hàn lái chiếc Mig-19 đào thoát sang Nam Hàn.

Trong thời gian ở Nam Hàn, phi công Yi tiết lộ ít nhất 70 phi công Bắc Hàn đã tham chiến tại Việt Nam.

Năm 2000 những tin đồn cũng được cộng sản Việt Nam (CSVN) xác nhận. Đầu tháng 4, 2000, trong dịp viếng thăm CSVN, Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Paek Nam Sun cũng đã đến thăm một nghĩa trang nhỏ ở Bắc Giang, nơi an táng 14 phi công Bắc Hàn chết trong chiến tranh Việt Nam.

lundi 6 mars 2023

Trần Trung Đạo - Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc như thế nào ?

 

Một người bạn Facebook hỏi “Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc (LHQ) như thế nào?”

Trước áp lực, đe dọa của Trung Cộng, không ít người có thể đã cảm thông với Đài Loan, một “quốc gia” đang giữ vị trí thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An bỗng nhiên bị hất văng ra khỏi LHQ và mang khăn gói về nhà trước sự làm ngơ của đồng minh Hoa Kỳ cũng có quyền phủ quyết.

Việc Đài Loan khăn gói ra về thật ra không đơn giản. Dưới đây là những lý luận chính và con đường dẫn tới việc Đài Loan bị loại ra khỏi LHQ:

jeudi 19 janvier 2023

Trần Trung Đạo - Tiền đề để giành lại Hoàng Sa

 

Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài tầm tay của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó đảng CSVN đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Cộng và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô trước đây hay Ấn Độ hiện nay cho thấy, một khi Trung Cộng đã nuốt vào thì khó nhả ra. Trung Cộng chỉ nhượng bộ khi biết không thể thắng bằng võ lực hay đổi chác chính trị như trường hợp tranh chấp biên giới với Bắc Hàn.

jeudi 29 décembre 2022

Trần Trung Đạo - Bài thơ "cuối năm" hay nhất tôi được đọc

 

Khoảng đầu thập niên 1990, căn nhà của vợ chồng tôi ở Dorchester, Massachusetts, trở thành “trụ sở” không phải của một hội văn bút, mà của cả một thế hệ cầm bút lưu vong đang định cư miền Đông Bắc Mỹ.

Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v... Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều người trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.

Họ “mượn” căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.

mercredi 27 juillet 2022

Trần Trung Đạo - Những người ở lại với non sông

 

Người li Hoàng Hoa Cương lch s

Ngàn thông reo ru gic ng anh hùng

Tiếng bom rn rung đng khp non sông

Đi anh ngn nhưng tên dài vô tn

vendredi 24 juin 2022

Trần Trung Đạo - Mộ yêu nước, mộ thực dân

 

Năm ngoái một người bạn Facebook hỏi nhưng không nhớ là ai nên góp ý chung ở đây. Câu hỏi là tại sao có Tây Ban Nha trong Liên Quân Pháp-Y Pha Nho đánh Việt Nam rồi bỗng dưng biến mất khỏi chiến tranh thuộc địa?

Trước 1975,  chúng ta học về giai đoạn thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam có mặt của Tây Ban Nha và được gọi là liên quân Pháp-Y Pha Nho.

Tây Ban Nha không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Lúc đó Tây Ban Nha đã có thuộc địa ở Á Châu là Philippines. Ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa là của Pháp. Nhiều thế kỷ trước đó Tây Ban Nha đã có những dòng tu truyền đạo tại Việt Nam và Cambodia. Vào thời điểm 1850, cả Pháp lẫn Tây Ban Nha đều có các nhà truyền đạo bị triều đình nhà Nguyễn bắt giữ.

samedi 18 juin 2022

Trần Trung Đạo - Không ai trong số họ đã hô "Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm"

 

Ngày 25 tháng 12, 1927 là ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, một tổ chức chính trị quy tụ đông đảo người Việt yêu nước với chủ trương “Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa.”

Hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 26 tháng 1,1930 quyết định cuộc khởi nghĩa cả nước sẽ nổ ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 2, 1930. Tuy nhiên, vì gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và Pháp có thể đã biết ngày nổi dậy, đảng trưởng Nguyễn Thái Học quyết định dời ngày khởi nghĩa sang đến 15 tháng 2, 1930.

Nhiều nơi không nhận được tin nên vẫn bắt đầu vào đêm 9 tháng 2 hay như trường hợp Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hưng Hóa và Lâm Thao vẫn quyết định tiến hành.

jeudi 21 avril 2022

Trần Trung Đạo - Ukraine đánh thức nhân loại, ngoại trừ cộng sản Việt Nam

 

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã làm thay đổi vị trí chiến lược của nhiều quốc gia trên chính trường thế giới cũng như buộc nhiều quốc gia phải thay đổi đường lối đối ngoại để thích nghi với xu hướng thời đại.

Xu hướng của thời đại ngày nay là phát triển dân chủ và hòa bình chống lại các cơ chế độc tài chuyên chính với tham vọng bành trướng. 

Ngày 17, tháng Ba 1948, phát biểu trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, tổng thống (TT) Harry Truman giải thích lý do phải “bao vây Liên Xô”. Theo tổng thống thứ 33 của Mỹ,  “nguyên nhân chính là do một quốc gia đã không chỉ từ chối hợp tác để thiết lập một nền hòa bình công bằng và danh dự mà thậm chí tệ hại hơn, đã tích cực tìm cách ngăn chặn điều đó.” (Special Message to the Congress on the Threat to the Freedom of Europe, March 17, 1948, Truman Library)

vendredi 8 avril 2022

Trần Trung Đạo - Bàn rộng về quan điểm "phò Nga" tại Việt Nam

 

Lý trí, một cách dễ hiểu, là khả năng của ý thức để thu nhận, hiểu, phân tích và phán đoán một sự kiện của mỗi người. Những người có phán đoán giống nhau tạo làm nên một thành phần xã hội.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Cộng Hòa Ukraine tạo ra ít nhất hai thành phần, ủng hộ Nga và ủng hộ Ukraine, trong xã hội Việt Nam.

Tại cấp chính phủ, sự ủng hộ dành cho Ukraine chiếm phần đông trên thế giới. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, quyết nghị Liên Hiệp Quốc ủng hộ Ukraine “đòi Nga rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận” ngày 2 tháng 3, 2022 do 96 quốc gia bảo trợ. Có 141 nước ủng hộ Ukraine, 5 nước ủng hộ Nga, và 35 nước vắng mặt.

dimanche 5 décembre 2021

Trần Trung Đạo - Từ « luận cương » đến « bò dát vàng », con đường máu của đảng CSVN

 

Ngày 24 tháng 9 năm 2017, ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan phổ biến một “thư kiến nghị” mà ông gọi là “kiến nghị tâm huyết” gởi trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

“Tâm huyết” vì trong “kiến nghị” khá dài đó ông đã trình bày một cách chi tiết các lý do lịch sử, các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đất nước đầy dẫy những thất bại, và kết luận bằng những điểm cần phải làm ngay.

Trong khoa học xã hội, có hai phương pháp để trình bày ra một luận cứ. Phương pháp thứ nhất nhằm chứng minh mình đúng và mọi quan điểm khác sai, và phương pháp thứ hai nhằm phân tích tình trạng bế tắc trước khi đưa ra một giải pháp dung hòa. Ông Nguyễn Trung chọn phương pháp thứ hai khi viết “thư kiến nghị”.