Affichage des articles dont le libellé est Danh nhân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Danh nhân. Afficher tous les articles

vendredi 8 mars 2024

Nguyễn Đình Bổn - 8 tháng Ba ghép với Hai Bà ?

 

Tôi thật sự không hiểu vì sao một (hai) nhân vật lẫy lừng trong lịch sử Việt như vậy nhưng vẫn chưa được nhà nước vinh danh thành một ngày Quốc lễ.

Mà nhiều nơi vẫn ghép ngày 8 tháng Ba chung với ngày kỷ niệm 6 tháng Hai âm lịch, ngày mà theo lịch sử, Hai Bà tuẫn tiết tại dòng sông Hát.

Nếu được chọn một nhân vật lịch sử xứng đáng nhứt cho tinh thần quật khởi chống Tàu, tui sẽ chọn Hai Bà Trưng mà không ngần ngại.

lundi 19 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

vendredi 22 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Địa danh xưa và nay

 

Bản đồ này là vào giai đoạn 50-54, giai đoạn mà chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý các đô thị Việt Nam, sách giáo khoa gọi là chính phủ Bảo Đại và thời gian này Hà Nội bị "địch tạm chiếm".

Chú ý mấy địa danh mà rất nhiều người hiểu sai lịch sử.

1. Dinh Toàn quyền đã chuyển thành Biệt điện Quốc trưởng (Bảo Đại). Người Pháp đã trả dinh này cho chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên ông Bảo Đại hiếm khi ở đây mà ở Đà Lạt là chính, ông và gia đình làm việc và sinh hoạt ở  dinh 1, 2 bây giờ.

vendredi 8 décembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (6)

 

Cần phải coi đường, đường sá, phố xá, đường giao thông là tài sản chung của nhân dân, chứ không phải của riêng một tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể nào.

Nó cũng không phải của riêng nhà nước, chính quyền, bởi chính quyền chỉ thay mặt dân quản lý nó thôi. Vì vậy, đặt tên cho mỗi con đường, tiêu chuẩn tiên quyết phải là “dân”.

Từ lâu lắm rồi, ở xứ này, việc đặt tên đường bị chính trị chi phối. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là sự áp đặt tuyệt đối nhưng gần gần như vậy. Phe nắm quyền, bên thắng cuộc, cụ thể là người cộng sản, cứ lấy những ai, những gì họ thích, họ đề cao, ca ngợi, có lợi cho họ để đặt tên đường. Mỗi con đường đều “làm nhiệm vụ chính trị”. Vì thế, dù tên cũ đã rất ổn rồi, ăn sâu bắt rễ vào đời sống rồi, được dân chúng tán đồng rồi, vẫn bị đổi thay.

jeudi 7 septembre 2023

Dương Quốc Chính - Cách đặt tên

 

Cái vụ biển tên trường CHUYÊN NGUYỄN HUỆ Hà Đông, mình thấy việc viết hoa chữ chuyên cũng sai sai, nhưng mà không nghiêm trọng lắm, như mọi người kêu.

Cái mà mọi người không để ý bao lâu nay mà mình thì để ý, là việc các trường lấy tên danh nhân đặt rất tùy tiện.

Đúng ra, trường học thì chỉ nên lấy tên danh nhân học giỏi, đỗ đạt cao, hoặc ít ra cũng quan chức trong ngành giáo dục có uy tín. Đại khái như Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Chu Văn An...

vendredi 24 mars 2023

Dương Quốc Chính - Phan Chu Trinh là ai ?

Dương Quốc Chính : (Copy lại nhân ngày mất của Phan Chu Trinh. Tác giả: C.B)

Phan Chu Trinh sinh ra tại Tam Kỳ, Quảng Nam, Trung Kỳ, Đông Dương. Trinh là con của Phan Văn Bình, nguyên là một hạ sĩ quan quân đội của triều đình nhưng đã phản loạn đi theo tổ chức phản động Cần Vương chống lại nhà nước.

Tuy là con của một tên phản động nhưng nhờ chính sách khoan hồng của triều đình, Trinh vẫn được nhà nước cho ăn học thành người, thi đỗ phó tiến sĩ, cùng khóa với Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc và được đề bạt đến chức vụ trưởng ở Bộ Nội vụ.

Năm 1887, tuy đã được hưởng chính sách khoan hồng nhưng Trinh vẫn tỏ ra bất mãn, đã bỏ nhiệm vụ và vượt biên sang Nhật để gặp Phan Bội Châu, thuộc tổ chức phản động Đông Du, để tìm cơ hội lật đổ chính quyền thuộc địa.

vendredi 17 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Đặt tên đường là viết sử

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các chính phủ miền Nam không bị ám ảnh về vấn đề chủ chiến hay chủ hòa như Việt Cộng ở miền Bắc, nhưng cũng thiên vị; các thành phố thường đặt tên đường Tôn Thất Thuyết nhưng Nguyễn Văn Tường thì không.

Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia còn non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền thì người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy thì nước Việt Nam còn rất non trẻ!

Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đã đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ còn một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà còn sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

vendredi 4 novembre 2022

Nguyễn Quang Thiều - Tôi muốn ngủ một đêm ở phòng 214 khách sạn Continental Sài Gòn

 

Mấy đêm trước tôi ngủ một đêm tại phòng 215, tầng 2 khách sạn Continental Sài Gòn. Một người bạn đã nói chuyện với nhân viên lễ tân của khách sạn muốn thuê phòng 214 cho tôi ngủ một đêm. Nhưng phòng đã có khách.

Vì sao bạn tôi lại muốn thuê phòng 214?

Vì đó là căn phòng mà nhà văn danh tiếng Graham Greene ở một thời gian dài để viết tiểu thuyết "Một Người Mỹ Trầm Lặng". Nhân viên khách sạn cũng cho biết: kiến trúc của khách sạn vẫn như hồi Graham ở nhưng đồ đạc không còn gì như cũ.

Nguyễn Gia Việt - Vài thắc mắc trong sự việc "KFC Thích Quảng Đức"

 

1. Những câu hỏi được dư luận đặt ra

Tại sao giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chỉ "phản đối" "KFC Thích Quảng Đức", mà nhũng cái khác liên quan tới tên những con đường cũng mang tên là sư, ni và nhiều danh nhân khác; cũng quán chiên, nướng, luộc nhưng im re?

Thí dụ như :

- Jollibee Vạn Hạnh

-  Lẩu cá kèo Sư Thiện Chiếu

Hoàng Mạnh Hà - Đặt tên "KFC Thích Quảng Đức" bị giáo hội Phật giáo Việt Nam phản ứng


Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có phản ứng về một quán gà rán KFC trên đường Thích Quảng Đức đặt tên như nêu trên.

Chuyện các quán, các công ty, các chi nhánh lấy tên đường gắn vào tên mình không xa lạ gì. Cách đặt tên đó giúp khách hàng dễ nhớ. Những những công ty có nhiều chi nhánh thì càng cần đặt như vậy để dễ phân biệt. Ví dụ ABC Trần Hưng Đạo, ABC Nguyễn Thị Minh Khai...

Ở đây có hai vấn đề: Lấy tên đường để đặt làm tên quán hay lấy tên danh nhân?

vendredi 2 septembre 2022

Hoàng Quốc Dũng - Gorbachov, the top top

 

Ông Gorbachov đã từ trần. Nói về ông, thì kẻ khen, người chê. Những lời ca ngợi thì cũng ngút trời, những lời chửi bới thì cũng khủng khiếp.

Nói về ông thì biết bao nhiêu cho vừa vì ông là người đã làm thay đổi dòng lịch sử nhân loại. Tôi muốn nói đến chuyện chúng ta thấy gì, rút ra cái gì.

Liên Xô là thành trì của Chủ nghĩa Xã hội (ngày hôm trước của Chủ nghĩa Cộng sản, do vậy chúng ta cũng hay nói các nước xã hội chủ nghĩa là các nước cộng sản). Nếu thành trì mà sụp đổ thì chủ nghĩa cộng sản cũng sụp đổ.

Phạm Xuân Cần - Loạng quạng Gorbachev

 

Chắc khoảng năm 1986 gì đó, thầy Đỗ Bính khoa mình đi học khóa bồi dưỡng giáo viên ngắn hạn ở Liên xô về. Khi mình hỏi về Gorbachev, mắt thầy sáng lên, và vẫn theo thói quen, nói nhỏ với mình, rất nghiêm trọng: “Dân Nga họ bảo là Lênin tái sinh cậu ạ”.

Vốn đã thích Gorbachev, nghe thầy Bính nói thế mình càng tò mò, nên tất cả những gì gọi là perestroika (Cải tổ)  glanos (sáng tỏ) đều đọc rất kỹ. Hồi đó trên báo Nhân Dân đăng loạt phóng sự của Thành Tín (chính là cụ Bùi Tín) về perestroika rất hay, mình đọc như nuốt từng chữ.

Thế rồi, mơ được ước thấy, tháng 10 năm 1987 mình cũng được đi Liên Xô, học lớp bồi dưỡng giáo viên ở trường đại học an ninh Liên xô, mang tên Dzeczinski, ở số 9, Khavxcaia.

Dương Quốc Chính - Thoát Trung trong cách hành xử

 

Mình hóng xem Việt Nam có gửi điện chia buồn tới Nga hay gia đình ông Gorbachev không, nhưng mà chưa thấy, sau hai ngày và mai là đám tang diễn ra.

Để ý thấy toàn lãnh đạo các nước phương Tây chia buồn thôi, cả Putin nữa (không có oán trách). Toàn bộ các nước cộng sản  đều chưa/không có chia buồn. Chắc vẫn hận ổng tới tận lúc chết?

Việt Nam chắc phải hóng Trung Quốc xem thế nào, vì Trung Quốc cũng đang im lặng?

jeudi 1 septembre 2022

Tuấn Khanh - Về một người cộng sản có nhân tính

 

Ngày ông Mikhail Gorbachev (1931-2022), cựu tổng bí thư cộng sản cuối cùng của Liên Xô qua đời, ông nhận được nhiều lời bình từ hai phía ca tụng và căm ghét.

Những người chống cộng thì nhìn ông như một con người dũng cảm đã hy sinh xé toang bức màn đen của thế giới song cực. Còn những người yêu cộng sản thì căm hận ông vì đã mang tội làm sụp đổ thành trì cách mạng vĩ đại của phía Đông thế giới.

Đứng giữa những điều đó, Gorbachev còn hiện ra với tính cách của một nhà cách mạng của thế giới cộng sản nhưng đầy chất lãng mạn của người nông dân vùng Privolnoye, miền Nam của nước Nga.

Trần Quốc Quân - Cảm ơn "tội đồ" làm đổ vỡ Liên Xô Gorbachev!

 

Ngày này 31 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Tôi quan tâm chính trị từ rất sớm, viết ra điều này có thể ít ai tin. Nhưng đó là sự thật.

Tôi còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với 3 người bạn cùng trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi cứt gà lên ảnh Mao Trạch Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ. Hành động này của chúng tôi đã bị cô giáo Đỗ Bích Vân (mấy năm sau là phát thanh viên đầu tiên của chương trình truyền hình quân đội) phạt úp mặt vào tường.

Dương Quốc Chính - Gorbachev có công hay có tội ?

 

Gorbachev là nhân vật gây tranh cãi. Phương Tây coi trọng ông nhưng thế giới cộng sản thì căm ghét, cho ông là tội đồ gây nên sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Vậy đánh giá thế nào là khách quan, khoa học nhất?

Thường thì dân mấy nước cộng sản còn lại đều không biết Liên Xô ở những năm cuối đời đã là một con bệnh rất nặng. Lý do bị phương Tây cấm vận, chống phá chỉ là phụ, mà sự kiệt quệ đến từ bản chất chế độ là nền kinh tế kế hoạch không tạo nên được động lực phát triển.

Nó quản trị nền kinh tế một cách duy ý chí, không dựa trên nhu cầu thực tế mà dựa trên kế hoạch do một số cá nhân cơ bản là dốt nát tạo nên. Điều đó đương nhiên dẫn tới sự kiệt quệ của nền kinh tế. Anh em bò đỏ đừng có cãi. Bởi vì các nước cộng sản hùng mạnh nhất bây giờ đều phải khắc phục những điểm yếu nói trên thì mới khá được.

Nguyễn Văn Tuấn - Mikhail Gorbachev và Việt Nam

 

Mỗi chánh khách đều để lại một di sản sau khi họ qua đời, và cái di sản lớn nhứt mà ông Mikhail Gorbachev (1931-2022) để lại là kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh, sự tan rã của Liên Xô và sự suy sụp của chế độ toàn trị.

Ông đã có dịp thăm Việt Nam (lúc chưa là tổng bí thư), nhưng những cải cách của ông bên Nga đã được làm theo [một phần] ở Việt Nam.

Ông để lại cho đời nhiều câu nói mang tính 'wisdom' mà tôi lược dịch dưới đây. Một trong những câu tôi tâm đắc là "Hòa bình không phải là sự thống nhứt trong đồng dạng mà là trong đa dạng, trong đối sánh và hòa giải những khác biệt." Việt Nam rất cần học lời nói này. 

Ngô Nhân Dụng - Người chấm dứt chiến tranh lạnh

 

Một người đã được Gorbachev ân xá từ Siberia trở về, Natan Sharansky mới viết trên báo Washington Post rằng ông ta chỉ muốn cho chế độ cộng sản “có bộ mặt con người.”

Cái quan định luận, nhiều người ca ngợi Mikhail Gorbachev khi ông qua đời, nhưng nhiều người ở Nga và Trung Quốc vẫn chỉ trích ông vì tội làm cho chế độ cộng sản và đế quốc Liên Xô tan rã.

Một lãnh tụ đảng Cộng sản trong quốc hội Nga, Nikolai Kolomeitsev, vẫn gọi Gorbachev là một “tên phản bội” đã “hủy hoại quốc gia.” Trong điện văn chia buồn, Tổng thống Nga Vladimir Putin, công nhận Gorbachev “tạo ảnh hưởng lớn lao trong lịch sử thế giới,” mặc dù đã từng kết tội ông gây ra “thảm họa lớn nhất trong thế kỷ 20” vì làm Liên Xô sụp đổ.

mercredi 31 août 2022

Nguyễn Hoàng Ánh - Vĩnh biệt ông Gorbachev

 

Ông Gorbachev, người đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh và giải phóng nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, khỏi sự thống trị của Liên Xô, vừa qua đời đêm 30/08.

Không có ông, kinh tế bao cấp Việt Nam rất có thể vẫn còn ngự trị. Công việc chính của gia đình vẫn là hóng xem hôm nay Mậu dịch có bán hàng không để dậy từ 5 giờ sáng đi xếp hàng mong mua được 300 gram thịt/tháng hay vài ký gạo mốc, thậm chí là vài lạng muối. Nghĩ lại không hiểu sao sự phi lý ấy có thể tồn tại mãi.

Trên phương diện giáo dục, ông đã mở ra cơ hội tiếp xúc với học vấn từ Phương Tây cho hàng triệu người Việt.

Lưu Trọng Văn - Gorbachev, người kéo cầu dao lịch sử

 

Gorbachev nhiều năm sống trong mờ mờ tối quáng gà, chả thấy rõ gì hết. Thế rồi thời thế đẩy ông tới cánh gà sân khấu, nơi lùng nhùng màn nhung ẩm mốc lâu ngày không giặt, có cầu dao điện. Ông quyết định kéo cầu dao lên.

Ánh sáng.

Ông không phải là nhà chiến lược tài ba để tính trước, nếu cầu dao kéo lên, đất nước Liên bang cùng các đồng minh phe của ông sẽ ra sao trước Glasnosch - ánh sáng công khai và minh bạch.