Affichage des articles dont le libellé est Can thiệp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Can thiệp. Afficher tous les articles

samedi 7 mai 2022

Tăng mạnh quân viện cho Ukraina : Mỹ quay lại với chủ trương can thiệp


Đăng ngày:

 

Chiến tranh ở Ukraina, đảng Xã Hội thỏa thuận với phe cực tả Pháp, nắng nóng khủng khiếp ở Ấn Độ là các chủ đề được báo chí Pháp bàn luận nhiều nhất hôm nay 05/05/2022. Trước hết là cuộc giải cứu lần đầu tiên các thường dân kẹt lại trong địa ngục Mariupol, kết quả cuộc thương lượng giữa tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với Vladimir Putin. Hơn 100 người hôm thứ Ba 03/05 đã đến được thành phố Zaporijia.

Địa ngục Mariupol, nơi Nga sẽ cho diễu hành « mừng giải phóng »?

Những người sống sót ở nhà máy Azovstal, cứ điểm cuối cùng của kháng chiến quân ở Mariupol, từ hai tháng qua sống dưới lòng đất, hy vọng được trông thấy ánh mặt trời dần tàn lụi với những quả bom làm rung chuyển căn hầm. Dù sao họ cũng phần nào may mắn hơn cư dân trung tâm thành phố hàng ngày hứng chịu đủ loại hỏa tiễn, số người thiệt mạng ước tính lên đến 20.000. Hầu hết những người đến trú ẩn trong những boong-ke Azovstal là cha mẹ của công nhân nhà máy, số khác là thân nhân những chiến binh Mariupol.

dimanche 27 février 2022

Đỗ Hòa - Kịch bản nào cho sự có mặt của quân NATO trên chiến trường Ukraine?


Vì Ukraine không phải là thành viên của NATO, nên NATO không có tư cách để trực tiếp tham chiến. Tuy nhiên vẫn có cách để NATO có thể giúp Ukraine ngoài việc tiếp tế vũ khí, khí tài và huấn luyện và thông tin tình báo quân sự.

1. Chính quyền Ukraine chính thức lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của quân tình nguyện nước ngoài, người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Như vậy quân NATO có thể vào tham chiến dưới vỏ bọc quân tình nguyện, tự nguyện đến giúp Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga. Vũ khí thì đã có sẵn từ viện trợ của các nước thuộc NATO.

jeudi 7 octobre 2021

Thượng viện Pháp: Chống Trung Quốc thao túng đại học phải là "ưu tiên chính trị"


Đăng ngày:

Theo báo cáo, Bắc Kinh ngày càng tiến hành « chiến lược thao túng toàn cầu có hệ thống ». Các nhà nghiên cứu Pháp phải chịu áp lực và phải tự kiểm duyệt, các viện nghiên cứu lệ thuộc vào tài chính của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho tính độc lập của họ. Báo cáo viên, thượng nghị sĩ André Gattolin kêu gọi lập ra một quy tắc ứng xử và tăng tính minh bạch, « chấm dứt sự ngây thơ ».

Văn bản 240 trang nêu ra sự « thô bạo hóa» quan hệ quốc tế, các « mưu toan lũng đoạn không còn giới hạn ở tình báo kinh tế mà trải rộng sang lĩnh vực các quyền tự do trong giáo dục đại học và hội nhập khoa học ». Không chỉ gây ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ, văn minh, người Trung Quốc còn làm áp lực đối với những phát biểu, ngăn trở mở hội thảo về tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông.

mercredi 17 mars 2021

Tình báo Mỹ : Nga từng định can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống 2020


Đăng ngày:

Báo cáo dài 15 trang cho rằng cần chú ý đến vai trò của ông Putin, vì những nhân vật thân Nga như dân biểu Ukraina, Andrei Derkach, đã nhờ đến các chính khách Mỹ trong chiến dịch tố cáo Joe Biden và con trai ông là Hunter. Theo đó, ông Derkach đã gặp gỡ luật sư của ông Trump là Rudy Giuliani năm 2019.

Tình báo Mỹ cũng phủ nhận tố cáo của phía Donald Trump cho rằng Trung Quốc đã nhúng tay vào cuộc bầu cử. Ngược lại, theo DNI, Iran từng mưu toan gây ảnh hưởng lên cử tri ; Cuba, Venezuela, Hezbollah cũng đã âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi.

jeudi 3 décembre 2020

Trịnh Hữu Long - Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực


Những chiến thuật tuyệt thực trong tù để đòi trả tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang làm, hay lời kêu gọi "hãy tận dụng sự ra đi của tôi" của anh chỉ hiệu quả khi có cả một bộ máy bên ngoài hỗ trợ đủ sức tạo ra một phong trào lớn cả trong nước lẫn nước ngoài, gây được sức ép buộc chính quyền phải thay đổi hành vi.

Tôi không biết anh Thức có được bộ máy hỗ trợ đó bên ngoài hay không, nhưng theo tôi quan sát thì cũng giống như các tù nhân chính trị khác, anh không có.

Các hoạt động đấu tranh bên ngoài hiện đang xuống đến mức rất thấp, rất khó hỗ trợ được gì nhiều cho anh.

mardi 17 novembre 2020

Vũ Đăng Hưng - Khi các Big Tech can thiệp vào bầu cử

Có lẽ không nên, kể cả chỉ là mong muốn, Donal Trump phải thắng như là một lẽ tất yếu. Một lãnh đạo được coi là tất yếu chỉ xảy ra ở các nước độc tài.

Ở Mỹ, ông ấy có thể thua, bởi vì sự phân tán quyền lực làm ba phần độc lập là hành pháp, tư pháp và lập pháp cùng hoạt động theo Hiến pháp mới là nền tảng.Các tổng thổng chỉ đi ngang qua đó trong nhiệm kỳ của mình. Trump nhất định phải thắng là một tư duy cực đoan. Nhóm này có nhiều người lao động truyền thống, doanh nghiệp nhỏ. Tất nhiên không phải ai ủng hộ Trump cũng cực đoan như vậy.

Cuộc bầu cử này có phe ủng hộ ông Trump và phe chống lại ông Trump. Ông Biden hầu như im lặng, những người bỏ phiếu cho Biden, cũng dành phần lớn thời gian để chê bai ông Trump chứ không nói về ông Biden.

samedi 8 août 2020

Tình báo Mỹ : Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử



(AFP 08/08/2020) Theo cơ quan tình báo Mỹ hôm 07/08/2020, Trung Quốc không muốn ông Donald Trump tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống ngày 03/11, và đã « gia tăng nỗ lực gây ảnh hưởng » trước cuộc bỏ phiếu.

Ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) cho biết, Iran cũng cố gắng « làm tổng thống Trump yếu đi », trong khi Nga sử dụng « nhiều đòn bẩy để gièm pha » đối thủ Joe Biden của ông Trump. Ba nước trên đây cũng có thể tìm cách phá hoại tiến trình bầu cử, đánh cắp dữ liệu…

vendredi 24 juillet 2020

Nghị viện Anh đòi điều tra việc Nga can thiệp vào Brexit

Nhà hoạt động chống Brexit nổi tiếng ở Anh Steve Bray mang biểu ngữ chế nhạo " Cảm ơn nước Nga vì Brexit", Luân Đôn, ngày 21/07/2020. REUTERS/Hannah McKay
Đăng ngày:

Anh quốc đã đánh giá quá thấp mối đe dọa từ Nga, đó là một trong những điểm chính trong bản báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh Nghị viện Anh, được công bố hôm qua 21/07/2020. Báo cáo cũng chỉ trích chính quyền đương nhiệm đã không điều tra về những can thiệp này, và kêu gọi thủ tướng Boris Johnson xem xét ảnh hưởng của Matxcơva trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016. 

Thông tín viên Muriel Delcroix, từ Luân Đôn:

« Điểm chính mà bản báo cáo 55 trang này phê phán, là các chính quyền liên tiếp từ David Cameron, Theresa May cho đến Boris Johnson đều không có phản ứng gì trước việc Nga can thiệp vào chính trường nước Anh. Một sự can thiệp đã lộ rõ trong cuộc trưng cầu dân ý về Scotland độc lập năm 2014.

mercredi 8 janvier 2020

Putin thăm Thổ Nhĩ Kỳ : TurkStream và Libya là chủ đề chính

Tổng thống Nga Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Istanbul ngày 08/01/2020.
Đăng ngày:


Đường ống chạy qua Hắc Hải này giúp Matxcơva xuất khẩu khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, tránh đi qua Ukraina. Hai tổng thống cũng thảo luận những hồ sơ quan trọng của khu vực, bắt đầu là cuộc xung đột Libya, nơi Ankara và Matxcơva ủng hộ hai phe đối địch. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer tường trình :

« Chuyến thăm Istanbul của ông Vladimir Putin để khánh thành đường ống dẫn khí TurkStream đã được dự kiến từ lâu, nhưng lại diễn ra rất đúng lúc. Cuộc xung đột ở Libya dường như đã có bước ngoặt mới kể từ khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 02/01/2020 cho phép gởi quân sang hỗ trợ chính phủ thống nhất quốc gia, đối phó với lực lượng của Khalifa Haftar.

jeudi 12 décembre 2019

Chu Mộng Long - Thế nào là « Không được can thiệp nội bộ » quốc gia khác ?


"Không can thiệp nội bộ" là cái lý cùn nhất của chính trị, ngoại giao, mặc dù lịch sử nhân loại chưa bao giờ áp dụng cái lý đó.

Tôi không biết nguyên văn câu này còn thiếu gì không. Chẳng hạn, lợi dụng can thiệp để trục lợi, phá hoại, kích động bạo lực hoặc xâm lược. Còn vì các vấn để nhân loại phổ quát như môi trường, nhân quyền, hòa bình, kể cả tự do thương mại... mà bảo "không can thiệp" thì chỉ có thể nói là lý cùn.

Một thằng ở đầu nguồn xả thải vô tội vạ, không can thiệp có mà cả khu vực phải ăn, ngửi c** của nó. Một thằng sở hữu vũ khí suốt ngày chĩa súng sang nhà người khác, dù là để tự vệ đi nữa thì hàng xóm cũng phải lên tiếng chứ chẳng nhẽ yên tâm sống trước mũi súng của nó? 

mercredi 4 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Hồng Kông và Tân Cương : Bắc Kinh đừng quên tấm gương Nam Tư

Cách đây đúng 20 năm, Nam Tư bị NATO oanh kích trong suốt 78 ngày (24/03-10/06/1999).

Các nước độc tài kiểu Trung Quốc hay Việt Nam luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.

Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến Nam Tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ" của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết chóc người vô căn cứ...

NATO đã "can thiệp" vô chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên tắc luật quốc tế".

jeudi 7 novembre 2019

Nghị viện Anh lo ngại việc Trung Quốc lũng đoạn các trường đại học


Sinh viên Trung Quốc tại Anh. Ảnh Tân Hoa Xã
Một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh công bố hôm 06/11/2019 bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc can thiệp vào hoạt động của các trường đại học Anh quốc, dẫn ra những « bằng chứng đáng báo động ».

Trong số những chứng cứ thu thập được, có việc đại sứ quán Trung Quốc làm áp lực đối với hiệu phó một trường đại học để ngăn cản các thành viên trong trường phê phán Bắc Kinh về chính trị. 

Báo cáo cũng nêu ra trường hợp những viên chức thuộc Viện Khổng Tử  tịch thu các tài liệu có nhắc đến Đài Loan – lãnh thổ độc lập nhưng bị Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai – trong một hội nghị của giới đại học.

mardi 10 septembre 2019

Báo Mỹ : Sợ Trump bép xép, CIA rút một gián điệp thân cận Putin

Oleg Smolenkov, người được cho là điệp viên CIA nằm vùng ở điện Kremlin.

Hoa Kỳ hồi năm 2017 đã rút khỏi Nga một điệp viên là quan chức cao cấp, nhân vật đã khẳng định rằng tổng thống Vladimir Putin đã đích thân tổ chức chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 10/09/2019 dẫn lại báo chí Mỹ cho biết như trên.

Theo CNN, điệp viên này làm việc cho người Mỹ từ nhiều thập niên qua, có thể tiếp xúc trực tiếp với ông Putin, và đã cung cấp nhiều hình ảnh văn bản được chụp lén ngay lại văn phòng tổng thống. Cũng theo đài truyền hình Mỹ,  nhân viên tình báo trên đã được đưa ra khỏi nước Nga năm 2017, vì lo sợ bị tổng thống Donald Trump hoặc chính quyền của ông tiết lộ.

Còn theo New York Times, CIA đã đề nghị đưa ra khỏi nước Nga từ cuối năm 2016, nhưng điệp viên này đã từ chối với lý do gia đình. Thế nên cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu lo sợ đó là « điệp viên hai mang ». Nỗi lo này rốt cuộc cho thấy không có cơ sở, khi nhiều tháng sau, nhân viên tình báo trên chấp nhận ra đi. 

jeudi 25 juillet 2019

Trước Hạ viện Mỹ, Mueller không nói đến truất phế Trump

Cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller tuyên thệ khi điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ ngày 24/07/2019.

Hôm qua 24/07/2019 trong suốt bảy tiếng đồng hồ, công tố viên đặc biệt Robert Mueller lần đầu tiên đã miễn cưỡng ra điều trần trước hai ủy ban tư pháp và tình báo của Hạ viện Hoa Kỳ về bản báo cáo dày 448 trang của ông, về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, không có tiết lộ gì mới bất lợi cho ông Donald Trump như phe Dân Chủ hy vọng.

Từ Houston, thông tín viên Thomas Harms tường trình : 

« Tổng thống Donald Trump không chắc sẽ theo dõi cuộc điều trần của ông Robert Mueller hôm qua, nhưng rốt cuộc ông đã xem, và sau đó lặp lại quan điểm trước các nhà báo. Ông Trump nói : « Phe Dân Chủ hôm nay đã thất bại nặng nề, đây là một ngày thảm hại cho Dân Chủ. Chẳng có gì để bảo vệ cho những lời dối trá, cuộc săn đuổi phù thủy này ».

mardi 18 décembre 2018

Bầu cử Mỹ 2016: Nga xúi giục người da đen không bỏ phiếu


Sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 có tầm cỡ quy mô hơn người ta tưởng, với các chiến dịch nhằm chia rẽ người Mỹ về chủng tộc. Theo hai báo cáo được Thượng viện Hoa Kỳ công bố hôm qua 17/12/2018, cộng đồng người Mỹ da đen đặc biệt bị Nga nhắm đến. 

Hàng ngàn tài khoản giả hiệu xuất phát từ Saint Petersburg xúi giục họ tẩy chay cuộc bầu cử, ngược lại, hàng ngàn tài khoản khác tìm cách thúc đẩy cử tri da trắng ủng hộ đảng Cộng Hòa đến phòng phiếu. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

samedi 15 septembre 2018

Venezuela: Tổ chức các nước châu Mỹ không loại trừ can thiệp quân sự

Tổng thư ký Tổ chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS/OEA), ông Luis Almagro tại Cucuta, biên giới Colombia-Venezuela ngày 14/09/2018.

Tổng thư ký Tổ chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS/OEA), ông Luis Almagro hôm qua 14/09/2018 tuyên bố không loại trừ « một cuộc can thiệp quân sự » vào Venezuela để lật đổ chính phủ của ông Nicolas Maduro, người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng dẫn đến khủng hoảng nhân đạo và di dân.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại thành phố Cúcuta, ngõ chính vào Colombia của di dân Venezuela, nhà lãnh đạo OAS nêu ra tình trạng « vi phạm nhân quyền », « tội ác chống nhân loại ». Ông Almagro nhấn mạnh : « Trước những đau khổ của người dân, trước làn sóng di dân do chính quyền Caracas gây ra, trước hết cần có những động thái ngoại giao, nhưng chúng tôi không loại trừ bất kỳ giải pháp nào ».

jeudi 2 août 2018

Trung Quốc cảnh cáo mọi can thiệp của nước ngoài vào Cam Bốt

Tập Cận Bình và Hun Sen tại Phnom Penh ngày 13/10/2018.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), hôm nay 02/08/2018, chúc mừng thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 29/07, đồng thời cảnh cáo mọi can dự của nước ngoài. Cuộc bầu cử bị đối lập tố cáo là gian lận, và bị các nước phương Tây chỉ trích.
Trong một thông cáo, ông Vương Nghị nói rằng cuộc bầu cử biểu hiện « sự ủng hộ » « lòng tin » của nhân dân đối với Đảng Nhân Dân Cam Bốt (PCC). « Trung Quốc luôn kiên quyết ủng hộ những nỗ lực của Cam Bốt để bảo vệ chủ quyền, độc lập và ổn định, phản đối mọi sự can thiệp của các nước ngoài vào chuyện nội bộ của Cam Bốt ».

samedi 16 décembre 2017

«Quyền lực bén», vũ khí lũng đoạn thâm hiểm của Trung Quốc

Lễ hội ánh sáng Trung Quốc tổ chức tại Cologne (Köln), Đức ngày 25/11/2017.

Sau khi ra số đặc biệt về thần tượng âm nhạc Johnny Hallyday vừa qua đời, các tuần báo Pháp vắng bóng trên sạp. Cả hai tờ Le Courrier International Le Point phát hành trong tuần này đều dành chủ đề cho Trung Đông. Riêng tuần báo Anh The Economist đăng ảnh bìa là hình vẽ trái đất với những gai sắt nhọn tua tủa, chạy tựa « Quyền lực bén, một dạng mới của ảnh hưởng Trung Quốc ».
Ở trang trong, tờ báo phân tích cụ thể việc chính quyền Trung Quốc thâm hiểm dùng mọi cách xâm nhập để dẫn dắt công luận và dập tắt những tiếng nói chỉ trích của các nước khác trên thế giới. Phương thức này có thể gọi là « sharp power », tạm dịch « quyền lực sắc bén ».

Úc, New Zealand, Canada, Đức…những nạn nhân của vòi bạch tuộc Trung Quốc 

The Economist nhận định, trong năm qua nước Úc đã bị một loạt xì-căng-đan, mà gần đây nhất là vụ Sam Dastyari, một chính khách gốc Iran thuộc đảng Lao Động, đã phải rút lui khỏi Quốc hội hôm 12/12. Trong một băng ghi âm, ông Dastyari đã cổ vũ Úc « tôn trọng » yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ và ngay cả của đảng mình. Dân biểu này còn cố ngăn trở người phát ngôn về đối ngoại của đảng gặp một nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông.