Affichage des articles dont le libellé est Trần Huỳnh Duy Thức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trần Huỳnh Duy Thức. Afficher tous les articles

jeudi 28 novembre 2024

Sương Quỳnh - Câu chuyện vợ chồng Thức-Thoa

 

Tôi không có ý định lên tiếng hay xía vô chuyện vợ chồng của ông Thức và bà Thoa. Nhưng tôi đọc được bài của ông Mạc Văn Trang viết về sự ly hôn của bà Thoa với ông Thức thì tôi đành phải lên tiếng, vì theo tôi viết vậy thật bất nhẫn đối với Thoa, vợ cũ của Thức.

Ông Mạc Văn Trang là một nhà giáo, đã từng viết nhiều về giáo dục và đạo đức thì khi viết một bài công khai trước công chúng phải biết cân nhắc nặng nhẹ  xem có làm tổn thương đến ai không? nên hay không? Và được lợi gì hay hại gì?

Ông Thức 15 năm chịu tù đày tôi rất trân trọng. Nhưng nếu là tôi khi đọc bài này của ông Trang, tôi nghĩ ông Thức nên yêu cầu rút bài nếu là một người đàn ông cao thượng.

Võ Khánh Tuyên - Những "hòn vọng phu" cô độc

 

Tháng 2/1984, TPHCM thành lập Đoàn Cải lương 284 gồm những nghệ sĩ thượng thặng, lên đường sang Tây Âu lưu diễn, với vở đinh Đời Cô Lựu (Vụ này sau nổi đình nổi đám vì Nghệ sĩ Thành Được "bị bắt cóc"!").

Vở nói về Cô Lựu, là vợ của một tá điền bị vu "làm quốc sự", phải trở thành vợ của Hội Đồng Thăng. Tôi nhớ trong một lớp diễn vì bà vợ vẫn đau đáu với chồng cũ, nhân vật Hội Đồng Thăng do kép độc Diệp Lang diễn xuất sắc, đã gào lên:

- Bao nhiêu năm rồi bà còn chờ còn đợi cái gì, còn cái gì mà chờ đợi? Xương cha nó cũng mục chứ nói gì đến xương con.

mercredi 27 novembre 2024

Mạc Văn Trang - Chúc mừng Trần Huỳnh Duy Thức !

 

Gặp Trần Huỳnh Duy Thức và vợ sắp cưới của anh tay trong tay, hai cặp mắt sáng long lanh, tươi vui đầy sức sống, vừa mừng vui, vừa có chút ngạc nhiên.

- Giỏi quá Thức ơi. Mười sáu năm bị giam cầm biệt lập với xã hội, vừa ra tù đã thích ứng ngay với cuộc sống và kiếm ngay được cô người yêu xinh tươi.

- Bạn ấy thương em, đợi em 16 năm rồi đấy ạ.

mercredi 25 septembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lan man từ Lời Chào Đầu Tiên sang lời phát biểu tại trường đại học Columbia Hoa Kỳ

 

1) Một người chịu tù đày mười lăm năm vì quan điểm về tổ chức xã hội của anh khác với quan điểm chính thống. Quan điểm ấy được trình bày ôn hòa trong tinh thần xây dựng.

Ngày ra tù, Lời Chào Đầu Tiên của anh Thức gởi “quý đồng bào thân yêu” mang ba thông điệp chính, lời cám ơn các người ủng hộ anh, thông báo về “đặc xá cưỡng bức” và chia sẻ ngắn gọn về tương lai.

Lời kể điềm đạm về “đặc xá cưỡng bức” cho thấy anh Thức chỉ thông báo cho mọi người những gì đã xảy ra, chứ không để tình cảm yêu ghét trong đó. Dù không đồng ý với “đặc xá cưỡng bức” này, việc mà anh thấy liên quan tới “chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước”, anh vẫn nhận xét rằng chuyến đi ấy “mang hy vọng về sự chuyển đổi mạnh mẽ cho đất nước trong tương lai”.

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Anh Tuấn - Cha của người tù

 

Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.

Một số người có thể sẽ thấy khó hiểu. Ra tù sớm ngày nào tốt ngày đó, sao anh lại phản đối?

Nhưng những ai dõi theo hành trình 16 năm của anh sẽ hiểu. Đó là phản kháng của lương tri một con người, không bao giờ chấp nhận phẩm giá của mình bị rẻ rúng như một món hàng để đem ra đổi chác.

dimanche 22 septembre 2024

Nguyễn Duy - Nâng cốc thỉnh cầu Huy Đức

 

Nhân v "cưỡng chế" chàng Duy Thc

Lão nhn nhe Huy Đc đôi li

trong tù cũng là chơi

Khi phây khi nhu tơi bi kh thân

         C hì hc lo dân lo nước

         Mà công lênh có được chi mô

         Gan teo rut héo mơ h

         Ti sông N núi trút vô ngp đu

Lâm Bình Duy Nhiên - Suy nghĩ vụn sáng Chủ nhật

 

Nhìn những nếp nhăn trên gương mặt già cỗi của anh Thức sau những năm tháng tù đày khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến những khuôn mặt khắc khổ của biết bao cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Họ cũng từng bị tù đày trong những nhà tù khét tiếng của người cộng sản sau khi “thống nhất đất nước”.

Các nhà tù, đội lốt “trại cải tạo” cực kỳ tàn bạo ở miền Bắc, đã giảm cầm hàng trăm ngàn con người, cướp đi bao tâm hồn và cuộc đời của họ. Từ Hoàng Liên Sơn đến Suối Máu, những địa danh kinh hồn đã chôn vùi  biết bao mảnh đời trong sự im lặng đáng sợ.

Những “trại cải tạo” khổng lồ, phi nhân, kiểu Gulag, tại Liên Xô và các nước khối xã hội chủ nghĩa được sao chép một cách tàn bạo tại Việt Nam, để trả thù tất cả những ai liên quan đến chế độ cũ.

Mai Quốc Ấn - Thêm một sự kiện đáng nhớ

 

Tôi bổ sung thêm một sự kiện nữa:

4- Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức ra tù

Đại dịch Covid là trận đại dịch phơi bày bất cập xã hội, bộc lộ lẽ hở thể chế và soi thấu từng ngóc ngách lòng người.

Đầu Đà Minh Tuệ xuất hiện như tấm kính chiếu yêu đối với những ma tăng nhan nhản nhiều năm làm điên đảo chúng sinh.

Lưu Trọng Văn - Thức !

 

Sớm nay Sài Gòn mưa dữ dội.

Thức ơi, đêm qua trong ngôi nhà của mình, có lúc nào giật mình?

Mưa có làm thức giấc?

Chữ “thức giấc”gã viết hoa chữ “thức”, bỗng rụt ngón tay trỏ gõ trên bàn phím điện thoại lại.

Nguyễn Thông - Người về

 

Bất giác thầm thì những câu gan ruột của thi sĩ Tô Thùy Yên mà thành tên gọi. “Ta về một bóng trên đường lớn”. Một đời làm thơ chỉ cần bài “Ta về” đã quá đủ thành núi này non nọ.

Hôm qua, thiên hạ lao xao chuyện người tù được thả, bị trả tự do thân thể (phải nói vậy cho chính xác, chứ không phải thả tự do như báo chí và công an thường dùng, bởi tự do của con người thì không ai có thể cầm tù, chỉ trói buộc được thân xác thôi) sau 15 năm 4 tháng 27 ngày trong ngục.

Người ấy là anh Trần Huỳnh Duy Thức.

samedi 21 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Cưỡng chế đặc xá

Theo lời kể của anh Thức thì vụ đặc xá anh đúng là cưỡng chế, có lẽ chưa từng có ở Việt Nam.

Bình thường thì tù nhân mong ngóng tới ngày được đặc xá, trong khi anh Thức lại không chấp nhận viết đơn xin đặc xá. Anh đề nghị phải được thả theo đúng luật, không cần đặc xá.

Nhưng mà 9 giờ 30 sáng 21 thì tổng tịch lên đường đi Mỹ, nên cán bộ trại phải cưỡng chế trục xuất anh khỏi trại và đưa về nhà ngay trong đêm 20/90. Để làm sao trước khi người đi thì quà phải được trao, chứ ai lại để tổng tịch đến nơi mà quà chưa thấy đâu thì kỳ quá!

Trần Huỳnh Duy Thức - Lời chào đầu tiên

Kính thưa quý đồng bào thân yêu,

Cuối cùng tôi đã trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè, thân hữu và đồng bào thân yêu, những người đã che chở và chia sẻ với tôi những năm tháng gian truân và hào hùng của quãng thời gian dài gần 16 năm qua.

Dù cách trở tù đày, tôi vẫn luôn cảm nhận sự đồng cảm và tiếp sức của mọi người thông qua sự quảng bá rộng rãi các bài viết của tôi từ nhà tù, đặc biệt sự ủng hộ đồng lòng những cuộc tuyệt thực mang thông điệp quan trọng của tôi.

Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu ấy của bè bạn trong và ngoài nước, nhất là các cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, EU, Đức, Pháp, Úc và Canada, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền, các hãng truyền thông và báo chí hải ngoại cũng như quốc tế.

Mạnh Kim - Trần Huỳnh Duy Thức

MK : Dưới đây là bài viết ngắn ngày 12-9-2018 của tôi về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Nhân dịp ông Thức trở về với tự do, xin đăng lại.

Câu chuyện ông Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ cho thấy vấn đề tù nhân lương tâm, tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc thân phận trí thức dưới chế độ cộng sản, mà còn cho thấy một vấn đề lớn hơn và có tính xã hội rộng hơn: vai trò và sự chọn lựa chỗ đứng của người trí thức.

Nói đến (hầu hết) trí thức ngày nay, phải nén lại để không phải hắt ra một tiếng thở dài! Trong một bài báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết:

“Hàng giờ chỉ cần chạm vào smartphone, mở web, vào mạng xã hội thì hẳn rằng các trí thức, nghệ sĩ có lương tâm không thể trốn chạy trước khối lượng thông tin về các vấn nạn thời cuộc chính trị-xã hội đang diễn ra khắp đất nước. 

Nguyễn Trung Bảo - Giảm án : Chị Hồng là quà, anh Thức chỉ là khuyến mại


Chị Hằng án 2 năm 9 tháng giảm được 3 tháng. Anh Trần Huỳnh Duy Thức án 16 năm giảm 8 tháng.

Chị Hằng được giảm nhiều hơn anh Thức, nếu so tỉ lệ với số năm tù. Quy định giảm án là phải chấp hành được 1/3 mức án và xét thi đua từ loại Khá trở lên trong từng quá trình chấp hành án.

Điều tiên quyết để xét thi đua giảm án đó là phải nhận tội.

Mai Quốc Ấn - Yêu nước

Đó là một điều tất yếu. Nhưng yêu nước có thể không giống nhau…Không giống nhau về cách yêu nước thì cũng đừng chụp mũ cho nhau những điều không đúng!

Tôi từng nghe chuyện đời một ông già hơn 70 tuổi ngồi ăn hủ tíu lề đường Sài Gòn. Ổng kể lúc quay về cố quốc sau hơn 30 năm ở xứ người, việc đầu tiên là quay lại cái xóm nghèo bên bờ rạch đối diện khu du lịch Văn Thánh. Cái nhà hồi xưa ông bà nội và ba má của ông ấy từng ở giờ quy hoạch thành chung cư Mỹ Đức.

Lúc ổng ra bờ rạch, thấy cây dừa lão vẫn còn nguyên thời ổng còn ở Sài Gòn, mà mừng húm, cứ đứng lẩm bẩm mấy kỷ niệm cũ. Nhà gần đó nói vọng ra: “Có cha nội bị điên cứ đứng nói chuyện một mình kìa má!”

vendredi 20 septembre 2024

Anh Trần Huỳnh Duy Thức đang trên đường về lại Saigon!

Hồi chiều nay 20/09/2024, vợ anh Thức và gia đình được công an khu vực nhà anh Thức ở Tân Bình thông báo là: "Anh Thức sẽ được trả tự do và đưa về nơi cư trú".

Tại thời điểm bài này đăng anh Thức đang bay chuyến bay số VN1269, khởi hành vào lúc 21 giờ 55 tối từ Nghệ An, dự tính 00:00 tối sẽ đến Saigon Tân Sơn Nhất. Kính mong mọi người chia sẻ rộng rãi, dẫu biết rằng giờ này cũng khá trễ.

Lúc này, gia đình đang cùng tề tựu để đón người em, người con về trong vòng tay của chúng tôi, rất mong sự quan tâm của mọi người.

dimanche 17 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh có số người tử vong vì dịch cao đến thế?

 

Từ khi thành phố bùng phát dịch vào đầu tháng 5.2021, tôi cứ thắc mắc hoài về con số tử vong vì dịch bệnh. Con số người mắc bệnh ở thành phố cho đến nay là 416.665 người, nhưng con số tử vong đã lên đến trên 18.000

Trong khi đó ở Bình Dương số người nhiễm là 224.877, tức khoảng hơn một nửa Sài Gòn nhưng số người chết chỉ hơn 2.000 người.

Nếu so sánh với thế giới như Mỹ có 44.900.000 người nhiễm và số người chết là 724.000 người. Ấn Độ có 34.100.000 nhiễm và chết 452.000 người, Brazil có 21.600.000 nhiễm và tử vong 603.000 người. Việt Nam có 861.000 người nhiễm và 21.131 tử vong. Toàn thế giới có 219.000.000 người nhiễm dịch và số tử vong là 4.550.000 người.

vendredi 4 décembre 2020

Bùi Chí Vinh - Nghĩ về cuộc tuyệt thực đến chết của Trần Huỳnh Duy Thức


Bùi Chí Vinh : Trần Huỳnh Duy Thức lại tuyệt thực trong tù và lần này cái chết đến rất gần, đến như lời trăn trối của anh “Hãy tận dụng sự ra đi của tôi”. Tại sao chúng ta lại có thể dửng dưng trước một “Mandela Việt Nam” dám chết cho tự do như vậy chứ ?

NGHĨ V CUC TUYT THC ĐN CHT CA TRN HUỲNH DUY THC

Không th húc đu vào bn bc tường

Cũng không th b cong song st

CON ĐƯỜNG T DO quá nhiu nước mt

Anh như b ct lìa đôi chân 

jeudi 3 décembre 2020

Lê Văn Luân - Sống tận cùng, chết cũng tận cùng


Điều đầu tiên phải nói rằng, nó cho thấy một phần nào đó cảm giác đơn độc của ông Thức trong tình cảnh bị tù đày. Chúng ta cần phải nói nhiều hơn về những điều mà ông ấy làm và ông ấy đã cống hiến, đã dấn thân.

Tuy vậy, nếu “ra đi” là một lựa chọn chủ động thì tôi e rằng nó không phải là một điều tốt cho cả ông ấy và những gì mà ông ấy làm.

Nelson Mandela ngồi tù tới 27 năm, bà Aung San Suu Kyi cũng tương tự. Nhưng họ sống kiên trường và đấu tranh đến cùng một cách vững chãi để rồi đất nước họ có dân chủ và tự do, thoát khỏi chế độ độc tài thống trị.

Trịnh Hữu Long - Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực


Những chiến thuật tuyệt thực trong tù để đòi trả tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang làm, hay lời kêu gọi "hãy tận dụng sự ra đi của tôi" của anh chỉ hiệu quả khi có cả một bộ máy bên ngoài hỗ trợ đủ sức tạo ra một phong trào lớn cả trong nước lẫn nước ngoài, gây được sức ép buộc chính quyền phải thay đổi hành vi.

Tôi không biết anh Thức có được bộ máy hỗ trợ đó bên ngoài hay không, nhưng theo tôi quan sát thì cũng giống như các tù nhân chính trị khác, anh không có.

Các hoạt động đấu tranh bên ngoài hiện đang xuống đến mức rất thấp, rất khó hỗ trợ được gì nhiều cho anh.