Hiện nay có rất nhiều anh em dân chủ đang
có lý luận đại khái là: Đã ủng hộ dân chủ thì không thể ủng hộ chế độ độc tài
Ngô Đình Diệm, Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, thậm chí cả Lý Quang Diệu.
Anh em còn coi chính quyền Ngô Đình Diệm
cũng độc tài như cộng sản, tư duy đấu tố, mạt sát hệt anh em bò đỏ. Kiểu lý luận
này thường gặp ở nhóm Sách hiếm.
Theo mình, đây là sai lầm về phương pháp
luận của các anh em. Sai chỗ nào?
Các chế độ độc tài thường tự bào chữa rằng
dân chúng còn chưa đủ khả năng tự quyết định chọn người cai trị, dân cần được
“lãnh đạo.”
Trong năm 2024, dân chúng 50 quốc gia
trên thế giới có dịp bỏ phiếu chọn người cai trị. Từ tuần trước, 970 triệu cử
tri Ấn Độ, lớn bằng một phần 10 dân số thế giới, đã bắt đầu bỏ phiếu chọn 543 đại
biểu quốc hội, gọi là Lok Sabha.
Quốc gia tự do dân chủ với số cử tri đông
hàng thứ hai là Indonesia (204 triệu cử tri) mới bầu lên một vị tổng thống mới;
nước Mỹ đứng hàng thứ ba (168 triệu) năm nay sẽ có cơ hội lựa chọn.
Chế
độ Dân Chủ không hứa hẹn tạo ra những người lãnh đạo hoàn hảo, không đòi hỏi
các chính trị gia phải hoàn hảo. Dân Chủ là một hình thức sắp xếp chính trị.
Tướng
Prabowo Subianto, người chắc chắn sẽ là tổng thống mới của Indonesia, và tổng
thống Joko Widodo, người không thể tiếp tục tranh cử do đã hết nhiệm kỳ theo
hiến pháp Indonesia, khác nhau về đủ mọi mặt.
Widodo
sinh ra trong một khu nhà ổ chuột; năm 12 tuổi đã phải làm việc tại cửa hàng
bán giường, ghế, bàn, tủ của ông bố; gia đình sống lần lượt trong ba căn nhà
thuê, một căn bị chính thức xếp hạng không thể cư ngụ được vì quá tồi tệ!
Sau
nhiều gián đoạn vì công việc và vì những cuốn sách khác, cuối cùng tôi cũng đã
đọc xong hai tập hồi ký dày gần 1.600 trang sách khổ to của ông Lý Quang Diệu.
Có
rất nhiều điều để nói về cuốn hồi ký đồ sộ này, và chúng không chỉ cần phải có
cảm hứng mà cần cả thời gian nữa.
Sau
đây chỉ là vài tóm lược vắn tắt nhất về bộ sách.
Trong tất cả các nước đã từng đặt chân đến
thì tôi thích Đài Loan nhứt. Một đất nước mà món ăn thì ngon và phong phú,
phong cảnh thì đẹp như bồng lai tiên cảnh. Lên núi nhìn xuống thấy biển, và dưới
biển nhìn lên thấy núi.
Nhìn bằng góc độ đầu bếp tham ăn thì tôi
thích món ăn đường phố của Đài hơn tất cả mọi nước, tính luôn cả nước Việt.
Streetfood của họ vừa cầu kỳ vừa đơn giản.
Vừa truyền thống vừa hiện đại. Túm lại là họ hoàn toàn có thể là một ngôi sao
sáng trong làng du lịch Châu Á. Tuy nhiên khách du lịch người Âu Mỹ lại ít hiện
diện ở đây. Tôi cứ luôn tự hỏi tại sao họ lại không ngập tràn khách du lịch, với
nền tảng văn hóa rất vững chắc và nhiều món ăn đường phố phong phú như họ.
Là một cây viết thích bình luận chính trường.
Cái chết của cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là một tin xứng đáng để lão
rút gươm múa một bài.
Cái chết bất ngờ của cựu Thủ tướng Trung
Quốc Lý Khắc Cường đã gây ra sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cuộc thảo luận
liên quan trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau ở Trung Quốc. Tuy nhiên,
nhiều cư dân mạng Trung Quốc vẫn dùng nhiều phương pháp khác nhau để tưởng nhớ
ông, người mà họ cho là quan chức cấp cao cuối cùng, đại diện cho con đường cải
cách mở cửa dưới thời Tập Cận Bình.
Mọi người đăng clip trên mạng xã hội về
những cuộc nói chuyện của ông, hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa với
thế giới. Họ chia sẻ những bức ảnh ông lội trong bùn đen ngập đến mắt cá chân để
thăm các nạn nhân lũ lụt. Họ thậm chí còn đề cập đến mục tiêu tăng trưởng kinh
tế trong năm đầu tiên ông làm thủ tướng: 7,5 %.
Không
chỉ phim ảnh, không hiếm kiểu cách sinh hoạt, lối sống xã hội hiện nay cũng
“lai” Tàu, copy - past từ ông bạn “16 chữ vàng”.
Chẳng
hạn lối lát đá vỉa hè có một dải sọc chạy ngang ở TP.HCM lâu nay, khá giống
kiểu lát đá vỉa hè ở Bắc Kinh, Thượng Hải cách đây hơn 20 năm mà tôi thấy.
Nhiều mô đen quần áo hiện nay không chỉ giống Hàn đâu, có cả Trung nữa đó. Ẩm
thực cũng vậy, món dimsum coi bộ sành điệu hơn điểm tâm dù thật ra viết như
nhau 点心… Kể sao cho xuể.
Chẳng
bù xưa kia, một số nhạc phẩm ở miền Nam đã được các ca sĩ, nhạc sĩ nước ngoài
thích thú, hâm mộ sử dụng nhạc, đổi lời như “Sài
Gòn đẹp lắm”, “Diễm xưa”, “Không”…
Cán bộ mình giờ nhiều vị giống không ít
phóng viên viết bóng đá: Trước trận đấu, dự báo rất thuyết phục đội A sẽ thắng,
sau đó có bài giải thích vô cùng chí lý vì sao nó thua.
Tin vô mấy bài viết đó chỉ có nước
"bán lúa giống"; ai cá độ có ngày ra đê mà ở.
Tại lễ thượng cờ dành cho Đoàn Thể thao
Việt Nam sáng 22.09, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 Đặng Hà Việt
trao đổi với phóng viên: “Tất cả các đội tuyển thể thao Việt Nam đã sẵn sàng
bước vào tranh tài. Đây là kỳ tranh tài có ý nghĩa quan trọng với thể thao cả
châu lục và thể thao Việt Nam tham dự với một mục tiêu nỗ lực giành thành tích
cao nhất để khẳng định thêm chuyên môn”.
Cho đến hôm nay, có thể khẳng định, kỳ
ASIAD đang sắp kết thúc tại Hàng Châu, Trung Quốc, là một sự thảm hại, ít nhất
là với góc nhìn từ Việt Nam.
Tại kỳ Á vận hội liền trước đây (ASIAD
18, Jakarta Palembang, Indonesia), đội tuyển bóng đá Olympic nam Việt Nam đoạt
ví trí thứ 4 chung cuộc, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vào tới tứ kết. Lần này
thì cả hai đội đều bị loại bẽ bàng ngay từ vòng bảng.
Lần trước, đoàn Việt Nam đoạt 4 huy
chương Vàng, 16 Bạc, 18 Đồng. Lần này, mục tiêu đặt ra là 3 đến 5 huy chương
Vàng. Nhưng hiện giờ thì vẫn đang mòn mỏi với nhõn... một Vàng.
Pita Limjaroenrat nói với đài BBC, “Dân
chúng đã chán ngấy suốt cả thời gian qua. Đây là lúc bắt đầu một Ngày Mới.”
Chưa biết chắc Thủ tướng Prayuth Chan-ocha có đồng ý mặt trời đã mọc cho một
“Ngày Mới” hay không.
Dân Thái Lan sẽ trở về với một chế độ Dân
Chủ. Kết quả bất ngờ của cuộc bỏ phiếu ngày 15 tháng Năm vừa qua cho thấy khi
được quyền chọn lựa, dân Thái Lan chọn sống tự do.
Hai đảng đối lập chiếm đa số gần 300
trong số 500 ghế ở Quốc hội chứng tỏ dân chúng muốn thoát khỏi “chế độ
Prayuth.” Tướng Prayuth Chan-O-Cha đang làm thủ tướng, với 8 năm cai trị độc
tài từ sau cuộc đảo chính năm 2014.
Iran đàn áp người biểu tình, Trung Quốc mở cửa trong lúc đại dịch
đang lan tràn, cải cách chế độ hưu ở Pháp là những chủ đề được đề cập
nhiều nhất hôm nay.
Les Echos phân tích : « Ba năm sau, năm vấn đề hãy còn bỏ ngỏ ». Đúng
ba năm trước, không ai chú ý đến cái chết của một ông già 87 tuổi ở
Trung Quốc. Đó là nạn nhân đầu tiên của một bệnh dịch mới sau đó đã gieo
kinh hoàng trên Trái đất : Covid-19. Nay những nấm mồ đã chồng chất, và
SARS-CoV-2 được biết đến nhiều hơn. Các vac-xin được chế tạo trong thời
gian kỷ lục giúp giảm nhẹ tác động của đại dịch, nhưng những hiểu biết
về căn bệnh này vẫn còn rất ít.
Không còn bị phong tỏa, nhưng Bắc Kinh lại trở nên thành phố ma
Thông tín viên Le Monde cho
biết bốn ngày sau khi dỡ bỏ những biện pháp phong tỏa, điều nghịch lý
là cuối tuần qua Bắc Kinh lại trở thành một thành phố ma, như hồi tháng
2/2020 hay tháng 5/2022. Chỉ trong 72 tiếng đồng hồ, số lượng lây nhiễm
tăng vọt. Không ai biết được con số chính xác, vì các ca-bin xét nghiệm
bỗng dưng biến mất.
Ukraina : « Nghĩa địa hỏa tiễn » Kharkov, bằng chứng tội ác chiến tranh Nga
Về tình hình Ukraina, Le Monde nhận thấy « Tại Kherson, những dấu hiệu khởi đầu cho một cuộc di tản mới của thường dân » : được
tái chiếm không có nghĩa là được sống yên ổn, quân Nga liên tục bắn
sang từ bên kia sông. Còn tại Kharkiv, « nghĩa địa hỏa tiễn » là bằng
chứng cho các cuộc tấn công của Nga.
Ngoài Courrier International đặt ra vấn đề « Có nên hợp pháp hóa cocain ? », các tuần báo Pháp kỳ này dành trang bìa cho những nhân vật rất khác nhau. L'Obs đưa lên trang nhất giải Nobel Văn chương 2022 Annie Ernaux với dòng tựa « Viết văn và cuộc sống ». Ảnh bìa Le Point được dành cho « Kẻ lừa đảo thế kỷ »: chủ nhân trẻ tuổi của FTX đã làm 10 tỉ đô la biến thành mây khói. L'Express đăng ảnh ông chủ điện Kremlin, chạy tựa « Bóp méo thông tin, săng-ta, bạo lực : Putin, kẻ thao túng ».
Putin, chiến lược gia hay kẻ thao túng một phương Tây nhu nhược ?
Trên nền đen, L'Express đăng ảnh các thanh niên biểu tình mang khẩu trang, với dòng tít « Chiến lược zero Covid : Thất bại của Trung Quốc ». Cũng với nền đen và cảnh sinh viên biểu tình đang hô khẩu hiệu, Le Point chạy tựa lớn «
Khi Trung Quốc tỉnh thức » và dòng tít phụ « Ba mươi ba năm sau Thiên
An Môn, những người hùng mới của tự do. Họ thách thức chế độ độc tài lớn
nhất thế giới ». The Economist chọn màu đỏ cho
trang bìa với chiếc bóng màu đen của một thanh niên đang ngồi bó gối,
chân bị xiềng bằng chiếc cùm đầu mút tròn có những gai nhọn tua tủa như
con virus, nhấn mạnh « Thất bại Covid của Trung Quốc ».
Libération dẫn
lời nhà nghiên cứu Úc Nathan Ruser cho biết có ít nhất 56 cuộc biểu
tình đã diễn ra tại 18 thành phố để biểu lộ tình liên đới với 10 người
Duy Ngô Nhĩ bị chết cháy trong tòa nhà bị phong tỏa ở Urumqi. Trong bài « Tại Tân Cương, vụ hỏa hoạn đã đổ dầu vào lửa », tờ
báo kể tên một số nạn nhân, từ một em bé 5 tuổi vui cười trong hình với
món đồ chơi Siêu nhân cho đến một bà mẹ hai con, tất cả đã bị thiêu
sống hôm thứ Năm 24/11 ở Urumqi.
Làn sóng biểu tình chống zero Covid ở Trung Quốc và chiến tranh
Ukraina là hai chủ đề chia nhau trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay.
Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa « Covid : Phẫn nộ dâng cao ở Trung Quốc », tương tự với Libération « Trung Quốc, một sự phẫn nộ dễ lây lan ». Le Monde cho biết « Tại Donbass, quân Nga ngã rạp dưới sự quan sát của drone Ukraina », còn Le Figaro nhận thấy « Cuộc chiến tranh ở Ukraina gây căng thẳng tại Nga ».
« Tại Trung Quốc, zero Covid giết nhiều người hơn cả con virus »
Bắc Kinh chuẩn bị cho dân chúng về trừng phạt và xung đột
Trong bài bình luận « Pháo đài Trung Quốc », Le Figaro nhận
định Đại hội Đảng lần thứ 20 kết thúc với quyền hành tuyệt đối nằm
trong tay Tập Cận Bình, nay là chủ tịch mãn đời được sự hỗ trợ của tất
cả sáu ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Sự tập trung quyền lực này gắn
liền với ý định biến Trung Quốc thành một pháo đài để nhảy lên dẫn đầu
toàn thế giới vào khoảng năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ngành thành lập
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mục tiêu là xây dựng một thế giới hậu
phương Tây, mạnh được yếu thua, tự do và nhân quyền bị cấm cản, ý thức
hệ mác-xít và ý đồ đế quốc đứng trên kinh tế.
Tranh cãi về việc Bộ Nội vụ Pháp dự định cấp giấy phép cư trú cho
người nước ngoài làm những công việc đang thiếu nhân công, nạn bạo hành
phụ nữ, hội nghị các giám mục Pháp tại Lộ Đức (Lourdes), những dấu hiệu
sụt giảm tiêu thụ đầu tiên là những vấn đề trong nước chiếm trang nhất
các nhật báo Pháp hôm nay. Về thời sự quốc tế, căng thẳng giữa hai miền
Triều Tiên, Matxcơva nối lại thỏa thuận ngũ cốc, dấu ấn cựu tổng thống
Donald Trump trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ở Mỹ được đề cập nhiều
nhất.
Nga dọa không được, đành buông vì lực bất tòng tâm
Liên quan đến Ukraina, Libération giải thích « Phong tỏa giao thông trên Hắc Hải : Vì sao Matxcơva đảo ngược quyết định ». Sau
khi rút khỏi thỏa thuận cho phép các tàu buôn chở ngũ cốc Ukraina xuất
khẩu đi qua hôm thứ Bảy, Nga lại tham gia từ hôm qua, thứ Tư. Trên thực
tế, các tàu hàng vẫn tiếp tục sử dụng hành lang hàng hải này, bất chấp
các đe dọa của Kremlin.