Affichage des articles dont le libellé est Kiến trúc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiến trúc. Afficher tous les articles

lundi 9 décembre 2024

Phó Đức An - Vài cảm nghĩ về sự hồi sinh của Notre Dame de Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris bên bờ sông Seine sau 5 năm hỏa hoạn đã mở cửa trở lại.

Hàng nghìn người dân Paris và du khách, bất chấp mưa phùn gió bấc kiên nhẫn đứng ngoài ngắm nhìn. Hàng triệu người trên thế giới chăm chú theo dõi trên màn hình nhỏ, chứng kiến sự phục hưng của Nhà thờ Đức Bà, như Phượng hoàng vỗ cánh bay lên từ tro bụi với hình dáng lộng lẫy hơn, yêu kiều hơn.

Tổng giám mục Paris Laurent Ulrich dùng quải trượng chế tác từ thanh dầm mái nhà sót lại trong trận hỏa hoạn, gõ vào cửa nhà thờ ba lần làm nghi thức mở cửa. Ông nói “Nhà thờ Đức bà, biểu tượng của đức tin, hãy mở cửa để mang những đứa con tản mác phương xa của Chúa tụ họp cùng nhau trong niềm vui sướng hân hoan".

mardi 6 août 2024

Cù Mai Công - Những ngôi trường như đúc từ một khuôn

 

Vài năm gần đây, nhiều quận huyện ở TPHCM như Tân Bình, Tân Phú… xây trường mới. Cây xanh cũng được trồng trong sân trường ngay khi mới xây xong.

Đó thật sự là niềm vui cho xã hội và học trò.

Những ngôi trường này dù tiểu học hay trung học cơ bản giống nhau. Từ thiết kế kiểu… lô cốt (bít bùng phía mặt tiền và xung quanh), bố trí phòng ốc (xếp hàng), ô cửa (nhỏ, vuông) thay cửa sổ… đến màu sơn (xanh da trời nhạt), bảng tên trường (chữ nhũ vàng khá chìm trên nền đá granit đỏ đậm).

mardi 30 juillet 2024

Cù Mai Công - Phải cũ kỹ, rêu phong, bụi bặm và… dơ dơ mới là cổ ?

(Nhân việc Chùa Cầu “trùng tu hạ giải” nhìn như mới)

Trước hết, tôi chưa dám nhận định việc trùng tu Chùa Cầu ở Hội An - đang tạo dư luận trái chiều hiện nay - đúng/sai, hay/dở ra sao. Lý do: Tôi chưa hề chứng kiến việc trùng tu này và thực trạng sau trùng tu như thế nào.

Làm báo gần 40 năm, tôi có thói quen: Khi nào chính mình chứng kiến một sự kiện/sự việc này nọ mới dám mạo muội nói.

Đó là chưa nói Chùa Cầu sau 400 năm đã nhiều lần trùng tu (với các hình ảnh phiên bản có phần hơi khác nhau). Tôi không rõ việc trùng tu lần này theo phiên bản Chùa Cầu nào (có lẽ theo phiên bản gần đây nhất - vì hình ảnh này gần gũi với mắt nhìn của người dân lẫn khách du lịch hiện nay nhất).

mardi 9 avril 2024

Nguyễn Xuân Văn - Ối trời ơi !

 

Ông Nguyễn Hữu Đán, Giám đốc Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt (Công ty Kiến trúc Việt), nhà thầu trúng nhiều công trình lớn bảo tồn di tích mà lại cung tiến kiểu phi văn hóa này sao? Tôi không tin nổi!

Công ty Kiến Trúc Việt đã làm vỡ bia đá cổ trên 300 năm tuổi tại di tích chùa Thổ Hà, tỉnh Bắc Giang.

Chính công ty này, mặc dù người dân và các nhân sĩ, trí thức đã phản đối nhưng vẫn thi công phá giếng cổ hơn 1.000 năm tuổi tại đền thờ Lê Văn Hưu. Tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định dừng dự án để yên lòng dân, sau này giếng được khôi phục lại nhưng đường kính giếng vẫn nhỏ hơn giếng cổ gần 3 mét. Về mỹ thuật thì “xấu thô bạo”.

vendredi 5 avril 2024

Cù Mai Công - Nắng hè Sài Gòn bỗng nhớ thương những nếp nhà xưa

 

Từ nhà dân đến nhà trí thức, nhà quan đều là nếp nhà của bình yên, mát mẻ trong nắng Sài Gòn tháng Ba, tháng Tư - cao điểm mùa khô.

Ai không nhớ những ngôi nhà ngoại ô “một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền” một trệt, mái ngói dài, che mát đến cả nửa khoảnh sân nhà phía trước đầy cây cối.

Ai không nhớ những ngôi biệt thự “có hoa vàng trước ngõ”, “gió lùa vào hàng cây”, một trệt một lầu, lùi sâu sau mặt tiền. Thường trồng một, hai cây lớn, từ lúc một thành viên của ngôi nhà được sanh ra cho tới lúc lớn khôn vẫn là cây ấy, đã thành cổ thụ.

dimanche 31 mars 2024

Nguyễn Thông - Lễ Phục Sinh và nhà thờ

 

Điều đầu tiên cần tỏ bày, rằng kiến thức của tôi về đạo Thiên chúa, Ki tô giáo… rất lơ mơ ít ỏi.

Một kẻ vô thần, lại lớn lên và trưởng thành ở miền Bắc trước năm 1975, chỉ được nhồi nhét chủ nghĩa Mác - Lê Nin vô thần. Tận mắt chứng kiến những nhà thờ bị đập phá, đọc nhiều sách viết bậy bạ về nhà thờ, về các đức cha, linh mục (như Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Bão biển của Chu Văn, Xung đột của Nguyễn Khải…). Nghe những câu xàm xí về Đức Chúa và hang đá.

Thấy những người có đạo bị hắt hủi, thậm chí bị công khai gạch tên, loại bỏ khỏi danh sách này nọ (không kết nạp đoàn, kết nạp đảng, không bổ nhiệm làm lãnh đạo), khi khai lý lịch trong mục “Tôn giáo” nếu ghi “không” sẽ được coi là ưu điểm… Thì làm sao có thể hiểu sâu biết kỹ về các tôn giáo. Đầu óc cả đám bị đổ bê tông bởi câu loạn xằng của Các Mác ông tổ cộng sản “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

vendredi 8 mars 2024

Dương Quốc Chính - Kiếp trước kiếp sau

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 47 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn mười ngày xưa!

Buồn cười ở chỗ báo chí cách mạng toàn đổ tại chiến tranh nên điện Kiến Trung bị phá hủy. Các báo chả dám nói thẳng là Việt Minh chủ động tiêu thổ kháng chiến. Giai đoạn tiêu thổ này diễn ra song song với giai đoạn 60 ngày đầu kháng chiến ở Hà Nội.

Huế hiện chỉ còn khoảng 40 % công trình kiến trúc, đa số bị phá hủy năm 47 bởi Việt Minh và năm Mậu Thân bởi một tháng chiến tranh. Quân Việt Cộng trú đóng trong các cung điện, nên Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa tấn công, năm đó phía cộng sản cũng có pháo kích. Phá năm 47 nhiều hơn năm Mậu Thân.

dimanche 11 février 2024

Võ Khánh Tuyên - Cũ và mới

 

Dịp Tết Giáp Thìn, Huế đưa vào thưởng lãm Điện Kiến Trung sau 5 năm phục dựng với kinh phí 123 tỉ đồng.

Điện Kiến Trung được Vua Khải Định cho xây cất từ năm 1921 đến 1923 thì hoàn thành. Điện nằm trong khu vực Tử Cấm Thành và là nơi làm việc, hoàng cung của hai vua: Khải Định và Bảo Đại.

Có thể nói, từ nền đất hoang tàn tồn tại sau chiến tranh, việc phục dựng từ những tư liệu, hình ảnh để hình thành nên một Điện Kiến Trung "giống nguyên bản" hôm nay cũng là một kỳ tích.

mardi 19 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Thực dân rất "vô trách nhiệm" !

 

Cầu Long Biên là biểu tượng của di sản thời thuộc địa, với mục đích khai thác.

Các di sản kiến trúc khác như dinh Toàn quyền, Nhà hát lớn...là biểu tượng về di sản kiến trúc chính trị, văn hóa.

Anh em bò đỏ vẫn cho rằng bọn thực dân xây dựng hạ tầng để bóc lột thuộc địa dễ dàng hơn chứ tốt đẹp gì đâu. Nhưng bóc lột cũng đi kèm với khai sáng, phát triển kinh tế, song song với quá trình bóc lột.

lundi 27 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Luật Nhà ở sửa đổi

 

Quốc hội mới bấm nút Luật Nhà ở sửa đổi. Có mấy nội dung cần quan tâm.

1. Vẫn duy trì chung cư mini, gọi là nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân đầu tư.

Như vậy, nội dung bài báo trên Vietnamnet của mình đã được Quốc hội chấp nhận. Bài đó mình phản đối việc xóa sổ chung cư mini, không như mấy ông tự nhận là chuyên gia pháp lý bất động sản tuyên truyền, chủ tịch Quốc hội cũng bật đèn xanh, là cần xóa bỏ chung cư mini. Đúng tư duy không quản được thì cấm.

samedi 12 août 2023

Dương Quốc Chính - Kiến trúc phim trường

 

Khi thiết kế phim trường, người ta làm fake kiến trúc mặt tiền cả dãy phố, thậm chí gần nguyên khu đô thị giả, để đóng phim.

Xem phim Tàu hay Hongkong là hay thấy kiểu này, với phim chưởng, cổ trang, nhất là dòng phim bộ dài tập, nhìn rất lộ cái fake. Chứ phim trường của phim bom tấn kiểu Mỹ thì còn thật hơn cả thật.

Kiểu thiết kế phim trường này bây giờ bị lạm dụng, áp sang nhà có công năng sử dụng thật ở bên trong. Lần đầu mình thấy kiểu thiết kế mặt tiền này là ở Bà Nà Hill. Nhưng ngay từ đầu đã xác định là SUN làm cái này là để fake kiến trúc Pháp cổ ở một khu thuần túy vui chơi giải trí, thì cũng tạm chấp nhận. Cho khách đến ăn chơi chụp ảnh thôi, giống như được đi Tây.

dimanche 14 mai 2023

Dương Quốc Chính - Nhà hát quan họ Bắc Ninh

 

Cái nhà hát quan họ Bắc Ninh mình thấy có mấy vấn đề. Quan họ vốn không phải là loại hình biểu diễn trong một nhà hát quy mô lớn.

Đã là quan họ thì nên biểu diễn ở một không gian nhỏ, có thể có chi tiết truyền thống. Chứ quan họ, chèo tuồng, rối nước... mà biểu diễn ở không gian lớn kiểu nhà hát phương Tây (như đa số hiện nay) thì cũng như biểu diễn Opera ở sân đình vậy.

Nói thật là biểu diễn quan họ cũng chả có được dăm trăm khán giả mua vé đâu, giấy mời thì may ra. Thế nên chế ra nhà hát quan họ chắc chủ yếu để giải quyết cái mục "Sự cần thiết phải đầu tư" trong thuyết minh dự án. Đại khái hiểu là có cớ để lập dự án tiêu tiền ngân sách. Vì thế, lấy cớ nhà hát quan họ để bố trí ghế kèm bàn kiểu Đồng Kỵ là không hợp lý. Cái này chính mình cũng phải chém gió nhiều rồi, anh em trong nghề cả, nên không lạ!

dimanche 16 avril 2023

Dương Quốc Chính - Bảo tồn cho giống cũ hay giống mới ?

 

Hôm nay mình mới có ý kiến về vụ này, phải chăng là quá muộn với một kiến trúc sư yêu lịch sử? Không phải, chính vì yêu lịch sử nên mình mới lên tiếng muộn, do thấy chưa đủ thông tin.

Hôm nay đọc được ý kiến của người Pháp trực tiếp làm công tác bảo tồn công trình này trên tạp chí Kiến trúc, mình mới thấy có đủ thông tin để nêu quan điểm.

Đầu tiên là mình thấy dân mạng hơi manh động khi phản đối gay gắt màu sơn công trình này. Ai cũng có quyền phát biểu cảm tưởng nhưng không nên căng thẳng quá khi chưa đủ thông tin.

dimanche 17 juillet 2022

Dương Quốc Chính - Có nên xây nhà hát trên hồ Đầm Trị ?


Hôm nay mình mới thấy bản quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực này nên mới có ý kiến cụ thể. Nguồn bản vẽ lấy từ bài của báo Người đô thị, chắc là chuẩn.

Ban đầu, khi mới biết tin Hà Nội (hay SUN Group?) định xây nhà hát tại Đầm Trị, mình và có lẽ đa số mọi người sẽ tưởng rằng SUN “chỉ lấy” diện tích bằng cái ô vuông 13.000m2 để xây nhà hát thôi.

Nhưng thực ra, hầu hết diện tích đất còn lại trong phạm vi nghiên cứu khoảng 45.300m2 đều là dạng phụ trợ của nhà hát. Và khu này bản chất sẽ là một khu phức hợp văn hóa, thương mại, công viên cây xanh với công trình chính là nhà hát được cho là “nổi trên mặt nước Đầm Trị”.

vendredi 17 septembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Cầu sông Hồng và BOT

 

1. CHIỀU CAO CẦU MỚI ?

“Bình luận về phương án cây cầu Trần Hưng Đạo với phong cách Đông Dương, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội - cũng cho rằng, có khá nhiều "hạt sạn", thậm chí lỗi rất sơ đẳng cần được xem xét lại.

Thứ nhất về chiều cao của cây cầu, ông Ánh đặt vấn đề: ‘’Vì sao lại thấp thế, trong khi các cây cầu bắc qua sông Hồng xây mới đều khoảng cách 11 mét so với mặt nước thì cầu Trần Hưng Đạo chỉ 4,75 mét”.

Cầu bắc qua sông lớn phải cao rộng. Phải có những nhịp cao rộng cho tàu thuyền qua lại. Không phải chỉ đủ để chui qua, mà khi đi qua nhìn lên còn thấy một khoảng không cao lồng lộng.

mardi 29 juin 2021

Bông Lau - Tại sao tòa nhà chung cư sụp đổ


Lúc 2 giờ sáng thứ Năm ngày 24 tháng 6, một tháp của tòa nhà chung cư cao cấp 12 tầng ở thành phố Miami, Florida, bỗng nhiên sụp đổ. Tin sơ khởi cho biết đã tìm thấy 4 người thiệt mạng và khoảng 150 người còn chôn vùi trong đống gạch vụn.

Đây hổng phải là sự phá hoại gì cả của thuyết âm mưu tào lao.

Theo tài liệu mới công bố hôm nay là cách đây 3 năm (2018) các kỹ sư thanh tra tòa chung cư đã viết 9 trang báo cáo về tình trạng hư hỏng nghiêm trọng của cấu trúc ở tầng có hồ bơi hướng ra biển. Các kỹ sư đã tìm ra các địa điểm cấu trúc bị nứt và tróc ra từng mảng.

vendredi 21 mai 2021

Lưu Trọng Văn - Trả lại quyền quyết định cho Hội đồng chấm giải


TPHCM tổ chức thi tuyển chọn thiết kế kiến trúc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch, một công trình văn hóa ngàn tỉ, dấu ấn văn hóa hàng đầu ở thành phố này.

Có cả một ban tuyển chọn gồm 13 vị là các kiến trúc sư, các nhà hoạt động văn hóa tên tuổi.

Ban tuyển chọn này, qua hai đợt chấm đã chọn ra đồ án kiến trúc với số điểm cao nhất cho một kiến trúc sư người Pháp.

samedi 27 février 2021

Dạ Ngân -Thụt lùi, quay lại hay nhích lên ?


Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu như chúng tôi đã đi gần hết chùa - đình - đền - phủ ở Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ. Mỗi nơi một vẻ, thanh tịnh, nề nếp khiến đinh ninh rằng ấy mới là nguyên bản.

Dấu vết tàn phá thời đạp đổ và trưng dụng cho hợp tác hóa đâu, tôi hỏi chồng. “Tàn phá nặng nhất ở Khu Bốn, phía Bắc không có san bằng, chỉ có bị chiếm dụng làm kho và sân phơi hợp tác nhưng giờ em thấy đấy, mọi thứ đã dần trở lại”.

Nghe vậy thì biết vậy và tin. Chùa Kim Liên hàng ngàn năm tuổi, chùa Trấn Quốc vị thế đắc địa như mơ, đền Quán Thánh cho những người lần đầu biết thế nào là đền và tượng của đền. Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp, chùa Đậu, chùa Thập Phuơng, chùa Keo… và những ngôi chùa gần như vô danh chỉ cho cư dân của làng của xã.

mardi 6 octobre 2020

Đỗ Trung Quân - Emily in Paris

 



Phim nhiều tập giải trí nhưng Paris góc nào cũng đẹp, tất nhiên trừ những vỉa hè chó ị quận 13. Tôi chưa đến Paris bao giờ và có lẽ không bao giờ vì đã muộn. Cộng thêm một con China virus chưa biết khi nào có vaccine trị nó, lạc quan mấy cũng đành "thôi xong!".

Nhưng Paris cực gần gũi với người Sài Gòn bằng những kiến trúc từ biệt thự, nhà cửa đến Vương Cung Thánh Đường uy nghi. Bằng thơ Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng ...


" Người em mắt nâu...tóc vàng sợi nhỏ...chờ mong em chín đỏ trái sầu ..." ” Lên xe tiễn em đi…chưa bao giờ buồn thế …trời mùa đông Paris …suốt đời làm chia ly… ga Lyon đèn vàng …cầm tay nhau muốn khóc …nói chi cũng muộn màng…”

jeudi 25 juin 2020

Trần Nhật Vy - 136 Hàm Nghi và cách nhìn khác




Tòa nhà 136 Hàm Nghi ban đầu có tên Bureau du Chemin de Fer của Công ty Hỏa xa Đông Dương, do Pháp xây dựng năm 1914. Trước năm 1975, là trụ sở Bộ Giao Thông - Bưu Điện của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Báo chí đang lên tiếng “cứu” tòa nhà 136 Hàm Nghi, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên là tòa nhà Công ty Hỏa xa Đông Dương, xây dựng cách nay hơn 100 năm. 

Tòa nhà nầy hiện do Tổng công ty Đường sắt và các cổ đông Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn quản trị. Cơ quan đang quản trị tòa nhà xem đây là “nguồn lực của doanh nghiệp” nên đem tòa nhà ra làm vốn để đầu tư!

Theo tôi, cần có cái nhìn khác về công sản đặc biệt là những công sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30-4-1975, rất nhiều công sản, trong đó có rất nhiều đất đai và nhà cửa ở thủ đô Sài Gòn cũ nay là thành phố Hồ Chí Minh, được giao cho nhiều cơ quan trung ương quản lý.