Affichage des articles dont le libellé est Trà My. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trà My. Afficher tous les articles

samedi 9 novembre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Yên nghỉ nhé các em


Yên nghỉ nhé các em. Nếu có kiếp sau, xin đừng mang theo cái định mệnh thiên di cho giấc mộng đổi đời như thế này nữa...

Giờ thì 39 con người đã đầy đủ danh tính, chết lạnh lẽo đau đớn trên container nơi đất khách quê người, đã được xác thực. 

Là những cái tên bán tín bán nghi bấy lâu nay. Cộng thêm những cái tên mới mẻ khác. Đa phần là những người trẻ, những con người chết trẻ, những cuộc đời non trẻ. Có em mới 21 tuổi, mới cách đây chưa lâu, chụp ảnh cười tươi tắn thiếu nữ bên tà áo dài trắng.

mardi 5 novembre 2019

Tâm Chánh - Bi kịch Trà My, một khuyết tật của xã hội Việt Nam


Nạn nhân Phạm Thị Trà My.

Cái chết của 39 người Việt di cư đến Anh cần phải được phân tích, thảo luận ở một tầm mức rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều việc tổ chức hay không tổ chức một lễ tưởng niệm.

Nó là một đại sự phát triển. Thậm chí quyết định sự thành công hay thất bại, văn minh hay lạc hậu của dân tộc.

Có một thực tế là, trước thảm kịch ấy, các thiết chế xã hội, văn hóa của đất nước ta không đủ sức bảo vệ sinh mạng của những cô gái kiểu như Trà My.

dimanche 3 novembre 2019

Tâm Chánh - Người Việt di cư và đạo lý sợi dây diều



Điều đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn di cư, nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh thảm kịch 39 nhân mạng nghèo nàn không thể tưởng tượng.

Chúng ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía nam.

Rồi tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể chế có bản sắc văn hóa, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh hưởng mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ.

samedi 2 novembre 2019

Mạnh Kim - Đôi dòng cảm nghĩ về một người trẻ không còn được sống



Ảnh trên Facebook của nạn nhân Phạm Thị Trà My, Hà Tĩnh.
Vào trang cá nhân của Trà My, tôi thấy Facebook cho biết giữa tôi và My có một “bạn chung”. Người này, tên Ng., đang sống ở Hà Nội, hóa ra, lại nằm trong friend list của mình. 

Tôi liên lạc. Không phải do tò mò. Chỉ vì muốn tìm hiểu thấu đáo câu chuyện. Ng. đã đồng ý thuật lại, dựa vào lời kể của bố mình, vốn sống cách nhà My không đến một kilomet. Đây là những gì Ng. viết (tôi giữ nguyên văn câu chuyện được gửi, chỉ sửa vài chỗ chính tả)…

Gửi anh Mạnh Kim,

Em là N.T.H. Ng., họ hàng xa của chị Phạm Thị Trà My, về vai vế thì em gọi chị là o (cô) nhưng về tuổi tác chỉ kém chị một tuổi nên xin phép được gọi là chị My.

Nguyễn Việt Chiến - Quê hương đầy nắng ấm sao họ phải ra đi ?



Thánh lễ tại Nghệ An ngày 26/10/2019 cầu nguyện cho linh hồn 39 nạn nhân tử nạn ở Anh.
Quê hương đy nng m sao h phi ra đi
Khi các băng buôn ng
ười đang rình rp
Trong tim m
c mt tri nước mt
Nh
ng đa con yêu du chng thy v


Vì l gì h phi ra đi
Ph
i chết ngt, chết rét trong thùng xe đông lnh
Đt nước đy nng m
Sao h
phi ra đi ?

mardi 29 octobre 2019

Đoàn Bảo Châu - Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?



1. Vì sao Trà My đi? 

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My.”
 
Kể đến đấy ông Thìn quệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

lundi 28 octobre 2019

Cao Gia An - Vì sao em tôi chết ?


Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức.

Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai.

Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch. 

Văn hóa Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…

Em là ai ?

dimanche 27 octobre 2019

Đinh Thoa - Xin lỗi mẹ ! Con đang chết dần vì không thở được…



Qua nay mình đọc rất nhiều stt nếu có 1 tỉ, tao sẽ khởi nghiệp start up, hoặc ở nhà bán hàng online, hoặc tìm một công việc nhẹ tênh... chứ không ngu si nằm trong thùng đông lạnh để trốn qua xứ người. Hoặc những stt muốn kiếm tiền thì phải trả giá, không việc gì phải thương xót... 

Tôi không trách những người đã viết ra những stt này bởi họ đã không may mắn như tôi. 

Họ đã bao giờ sống ở một miền quê nghèo, nơi mà thanh niên không biết làm nghề gì để sống. Cả gia đình chỉ trông vào số gạo ít ỏi từ mảnh ruộng được giao? 

Họ đã bao giờ hỏi tại sao vùng này, thị trấn này chả có đến một nhà máy, một công xưởng cho người lao động? 

Thái Bá Tân - Mẹ ơi, con đang chết




Đôi lời : Mạng xã hội mấy hôm nay tràn ngập hình ảnh và bài viết về vụ 39 người chết ngạt trong xe tải ở Essex, Anh ; trong số đó có nhiều người Việt, đặc biệt là tin nhắn cuối cùng đầy ám ảnh của cô thiếu nữ Phạm Thị Trà My gởi về cho mẹ ở quê nhà…Đau lòng không viết nổi dòng nào,  giờ thì xin bắt đầu bằng một bài thơ được lan truyền nhiều trên Facebook.
 
“M ơi, con khó th.
Con đang ch
ết... m ơi...”
T
Quc ơi, người Vit
Đang ch
ết x người.


T Quc ơi, hãy hi,
Vì sao nhi
u đng bào
Ph
i mt tin đ chết?
Xin hãy h
i: Vì sao?

vendredi 25 octobre 2019

Người Việt đến Anh : Con đường sinh tử


Hoa tưởng niệm tại nơi phát hiện thi thể 39 di dân trong xe tải ở Grays, Essex (Anh) ngày 24/10/2019.
(PLO) Hai người dân Hà Tĩnh đã nhờ tìm con là Phạm Thị Trà My (26 tuổi) và Bùi Thế Thắng (37 tuổi). Những người này có thể đã được đưa sang Trung Quốc  trước khi sang Anh.

Theo tôi đây không phải là đường dây buôn người, mà là một thứ dịch vụ đưa người vượt biên trái phép, nạn nhân ra đi vì sinh kế. Và trên con đường ấy, không biết bao người đã bỏ xác, đã vùi thân trong tuyết nơi những cánh rừng Pháp, Nga, Latvia, Ba Lan.

Ba năm trước, tôi sang Anh. Ở cửa ra máy bay, ga quốc tế Nội Bài trong chuyến bay sang Anh rạng sáng 3-10-2016 có một phụ nữ trẻ và một đứa bé. Đây là lần đầu tiên cô về thăm nhà ở Yên Thành, Nghệ An sau nhiều năm ly hương.