Tên
cai ngục khét tiếng người Nga Sergey Yevsyukov, người điều hành "nhà tù
tra tấn" vừa bị giết bởi một quả bom cài trong xe ở Donesk bị chiếm đóng.
Sergey
Yevsyukov, 49 tuổi, cho đến gần đây vẫn là người đứng đầu nhà tù khét tiếng
Olenivka ở Ukraine do Nga chiếm đóng.
Nhà
tù này là nơi xảy ra vụ thảm sát do Nga gây ra vào năm 2022, khi hàng chục tù
binh chiến tranh Ukraine thiệt mạng và bị thương trong một cuộc tấn công bằng
tên lửa.
Mình đọc tút này bên chuồng bò mà cười
mãi, cười nguyên đàn bên đó luôn, vì độ ngu của chúng nó khi bưng bô trượt!
Bức ảnh chụp tại nhà tù Hỏa Lò vào năm 1951,
lúc đó nhà tù này do Quốc gia Việt Nam và Pháp quản lý.
Mấy ông tù này trông ngon lành vậy, mà muốn
khen thì phải khen bọn cai tù chứ sao khen mấy ông tù đầu tóc có phong cách! Vì
tóc tù nhân kiểu gì là do cai tù quyết định, tù nhân sao được tùy chọn. Mà nếu
được chọn thì nhà tù của địch lại càng nhân văn!
Một nhà văn hóa phát biểu: "Nếu tiết
kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà
tù".
Sai!
Điều quyết định cho một xã hội văn minh
không phải là tiền mà là sự tôn trọng quyền được tự do hưởng thụ các giá trị
văn hóa của mọi công dân, là sự công nhận các giá trị văn hóa của nhân loại, là
một nền giáo dục lành mạnh, khai sáng. Nếu chỉ đổ tiền vào để tuyên truyền hoặc
cổ súy cho những gì mà một nhóm người quy định là văn hóa, thì sẽ đưa xã hội đó
đến chỗ diệt vong. Nước Đức mà tôi đang sống từng bị như vậy.
Cho đến khi tái chiếm Kherson, vẫn còn có thể mong chờ một
sự thương thảo. Nhưng giờ đây khả năng này không còn nữa. Đối với Kiev, cái mốc
phải là tháng 1/2014, trước khi Matxcơva chiếm Crimée. Chín tháng qua, đã có
gần 100.000 nạn nhân mỗi bên, hàng triệu người Ukraina phải di tản, những thành
phố biến thành gạch vụn, Nga liên tục phạm tội ác chiến tranh. Matxcơva không
thể « mất » Crimée, nhưng Kiev làm sao dừng lại ở biên giới 24/02,
sau những hy sinh vô bờ và những chiến thắng ngoạn mục ?
Kherson trước nỗi lo bị Nga oanh kích
Đặc phái viên La Croix cho biết về « Nỗi sợ bị trả đũa sau khi Kherson được giải phóng ».
Một tuần sau khi quân đội Ukraina tiến vào thành phố chiến lược
Kherson, chấm dứt 8 tháng chiếm đóng, niềm vui vẫn rộn ràng nơi người
dân Kherson, nhưng xen lẫn với mối lo nay trở thành tiền tuyến. Một số
cư dân tìm cách rời thành phố.
Dư
luận đang xôn xao về cái chết mờ ám của Trần Đức Đô, một quân nhân trẻ mới 19
tuổi quê ở Bắc Ninh xung phong nhập ngũ từ đầu năm 2021 thuộc tiểu đoàn 4, đại
đội 14, trường Quân sự Quân Khu 1 với mơ ước thành sĩ quan đặc công.
Trần
Đức Đô chết tức tưởi với vết lõm ở đầu, vết bầm ở ngực, mặt và các vết siết
bằng dây trên cơ thể. Trong khi đơn vị báo tin Đô tự tử thì dư luận xã hội và
gia đình cho rằng Đô bị đánh cho đến chết.
Tôi
đã nín thở khoảng chục giây khi đọc tin này. Vì tôi đã từng trải qua những cảnh
ngộ tương tự như thế năm 24 tuổi, và nhờ có phép lạ đã vượt qua.
Từ Bangkok, thông tín viên Carol Isoux cho biết thêm chi tiết :
« Có
đến gần 3.000 tù nhân bị lây nhiễm tại hai nhà tù Thái Lan, sự kiện
chưa từng thấy tại vương quốc cho đến nay vốn tự hào về cách quản lý
dịch bệnh. Chính quyền đã cho đóng cửa rất sớm biên giới và các cơ sở
thương mại, buộc phải mang khẩu trang ở mọi nơi kể từ tháng Hai năm
2020.
...
Một Chủ nhật, trại được nghỉ, chúng tôi đang chuyện vãn, thì có người gọi tôi.
Từ tầng trên của cái giường dài chạy suốt chiều dọc của nhà giam, tôi thấy một
người đàn ông dài ngoẵng, gày quắt và đen nhẻm đứng dưới ngó lên.
Mùa
Giáng Sinh năm đại dịch thứ nhất, thật thú vị khi được nghe một tu sĩ Phật giáo
kể chuyện ngày Chúa sinh ra. Trong ngôi chùa nhỏ của Hòa thượng Thích Thiện
Minh, bữa cơm ngày cuối năm, ông kể lại nhiều kỷ niệm thời ngồi tù chung với
các linh mục, các tu sĩ của Hòa Hảo, Cao Đài… và cả các sĩ quan của chế độ VNCH
tại Xuân Lộc, Đồng Nai.
Hình
ảnh cả ngàn người tù chia nhau một không gian chật chội, nhưng đầy yêu thương,
như hiện ra trước mắt. Hai nhân vật của tôn giáo lớn là Linh mục Trần Đình Thủ
(1906-2007) và Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1924-2002) được mô tả là những thủ
lãnh tinh thần của tất cả mọi người, cố gắng xây dựng một nơi hà khắc thành
những nơi chia sẻ, an ủi lẫn nhau.
Đôi
lời : Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhiều người đã ngạc nhiên. Nhưng thật ra
anh Phạm Chí Dũng, một người không có đạo và là cựu đảng viên, vẫn thường xuyên đi nhà thờ cầu
nguyện. Bức ảnh chân dung này được vẽ lại từ tấm hình do Thụy My chụp anh Phạm
Chí Dũng trên bậc thềm một nhà thờ ở Phú Nhuận (nhiều nơi đã đăng lại mà không
đề tên tác giả).
Số
4 Phan Đăng Lưu.
Chỉ
đôi chữ ngắn ngủi như vậy, chắc nhiều bạn đã biết tôi nói đến nơi giam giữ
những nghi can chính trị ở Sài Gòn. Và cũng là nơi phát sinh ra câu chuyện mà
tôi sẽ kể hầu các bạn nhân dịp Giáng sinh.
Một
ngày trung tuần tháng 11, tôi vào nơi này làm việc với ông Phạm Chí Dũng, nguyên
là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tổ chức báo chí tư nhân đầu tiên và duy nhất ở
Việt Nam kể từ thời điểm tháng 04/1975 cho đến nay. Ông bị bắt giữ, cáo buộc về
tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” (gọi tắt) theo Bộ Luật Hình sự hiện hành.
Hình ảnh vị thẩm
phán bước xuống vị trí bị cáo, bày tỏ cử chỉ thân mật với bị cáo Nguyễn Đức
Chung gây tranh cãi.
Thôi thì cứ tranh
cãi vì nó chẳng đi tới đâu. Ai biết sự thật ở chỗ nào.
Rồi mọi người suy
luận các bị cáo, phạm nhân là cán bộ nhất là xuất thân từ công an sẽ được biệt
đãi, thậm chí sung sướng khi vào trại giam.Trường hợp Nguyễn Đức Chung cũng sẽ
vậy ?
Biểu tình bên ngoài phiên tòa xử vụ Mạnh Vãn Châu ở Vancouver
ngày 06/03/2019, đòi Trung Quốc trả tự do cho hai công dân Canada là
Michael Spavor và Michael Kovrig.
Tác giả Peter Humphrey trong bài « Số phận tàn khốc của Michael Kovrig và Michael Spavor tại Trung Quốc » đăng trên The Diplomat
ngày 10/12/2019 tố cáo các điều kiện giam giữ trong nhà tù Trung Quốc,
và việc Bắc Kinh bắt giữ một số người phương Tây gần đây mang động cơ
chính trị.
Mạnh Vãn Châu vẽ tranh, hai công dân Canada khốn đốn trong gu-lắc Trung Quốc
Ngày 10/12 này là đúng một năm hai công dân Canada bị bắt giam trong
những điều kiện tồi tệ, bị cô lập trước móng vuốt của an ninh Trung
Quốc. Michael Kovrig, nhà cựu ngoại giao, và Michael Spavor, một nhà tư
vấn chuyên tổ chức các chuyến đi làm ăn với Bắc Triều Tiên, bị bắt với
cáo buộc làm gián điệp.
Lẽ ra với tội danh này thì sau một năm đã có thể
đưa ra tòa, nếu có bằng chứng. Nhưng thực chất, theo tác giả, cả hai là
con tin chứ không phải tội phạm, bị bắt để trả đũa vụ Canada bắt bà
Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), phó chủ tịch Hoa Vi (Huawei). Bản thân
ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã xác nhận việc này.
Bên ngoài một cơ sở mang danh là "trường dạy nghề" nhưng thực
chất là trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ tại Đạt Phản Thành (Dabancheng),
Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/09/2018.
Trong hồ sơ « China Cables » trên Le Monde
hôm nay 25/11/2019, có thuật lại câu chuyện của bà Tursunay Ziavdun,
một người Duy Ngô Nhĩ khoảng 40 tuổi, đã trải qua 11 tháng trong một «
trung tâm giáo dục và đào tạo » của Trung Quốc ở Kunas, tiếng Hoa là Tân
Nguyên (Xinyuan), phía tây Tân Cương.
Tursunay
nằm trong số các tù nhân được trả tự do nhờ có thân nhân ở nước ngoài,
trong trường hợp của bà là ở Kazakhstan, nơi người chồng (quốc tịch
Trung Quốc nhưng thuộc thiểu số Kazakhstan) sinh sống. Những lời kể của
bà từ Almaty, được Le Monde ghi lại trong hai cuộn video dài,
cho thấy chính sách tống giam đại trà người Duy Ngô Nhĩ và người
Kazakhstan đi kèm với sự tùy tiện, đe dọa, dối trá.
Năm
2016, bà Tursunay cùng với người chồng đã định cư nhiều năm tại
Kazakhstan quyết định trở về Trung Quốc, vì bà chưa được nhập tịch
Kazakhstan và visa hết hạn. Hai vợ chồng không có chút nghi ngờ gì, tuy
nhiên Tursunay có chút ngạc nhiên khi gia đình ở Trung Quốc « dường như không được vui khi tôi quay về ».
Tôi đã phải cẩn
thận Google để xác minh thông tin. Hóa ra là tin thật.
Việc xây dựng
nhà tạm giữ hay nhà tù là bất đắc dĩ, người hiểu biết không ai lại đi khánh
thành ăn mừng cái công trình kiểu này cả. Nhà tạm giữ hay nhà tù là nỗi buồn
của một thành phố, của một đất nước.
Người ta chỉ
nên có lễ khánh thành những công trình có ý nghĩa về an sinh xã hội, chăm sóc
con người như bệnh viện, trường học, nhà cứu trợ, câu lạc bộ thể thao, văn
nghệ, trung tâm văn hóa...
Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh, người bị đày đọa trong tù cùng với nhà thơ Nguyễn Tuân, được nhà văn Phùng Quán ghi lại.
Lời
giới thiệu của FB Mai Vu : « Thằng khùng » trong tù này là Cha
Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà
thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại
chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết
lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên -
khi cùng ở trong tù.
"Anh
ta vào ở trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người
thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai
tội mình đều thấy khó tin.
Anh
ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của
người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác
anh ta là một khúc củi lều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi
ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó.
Nhà tù ở Manhattan, nơi tỉ phú Epstein bị giam cầm, 12/08/2019.
Trong khi cuộc điều tra đã kết luận Jeffrey Epstein tự sát bằng cách thắt cổ, tờ New York Times
hôm 17/08/2019 lưu tâm đến điều kiện giam giữ tù nhân nổi tiếng bị cáo
buộc ấu dâm này. Theo nhật báo Mỹ, cuộc sống tồi tệ trong tù đã khiến
nhà tỉ phú bị trầm cảm nặng nề.
Thông tín viên tại New York Céline Bruneau cho biết thêm chi tiết :
«
Phòng giam chật hẹp, ẩm ướt, đầy chuột và gián…Theo báo New York Times,
ông Jeffrey Epstein căm ghét xà lim ở nhà tù Manhattan, chỉ cách ngôi
biệt thự rộng mênh mông trị giá 56 triệu đô la của ông có vài dãy nhà.
Ở trại giam T771, Cục Hình Sự Bộ Quốc Phòng, chuột
đông hơn phạm. Nếu ai có phép màu để lôi mấy con chuột này lên xếp hàng thì
chắc chắn sẽ thấy chuột nhiều hơn tổng số phạm đang bị giam giữ tại đây.
Mà cái giống chuột ở đây nó phá gớm lắm. Ai có đi tù
rồi mới biết cay đắng vì nó. Người nhà nhịn ăn, nhịn mặc, mua được ít thức ăn,
vác lên thăm nuôi. Phạm chỉ dám ăn dè, còn phải để dành cho những ngày đói
triền miên khác. Đậy đệm, gói bọc cho thật kỹ. Đêm đến ngủ mê, chuột ăn sạch.
Lại có tù con bà phước, không
người thăm nuôi, có tí cơm khô dành cho ngày Chủ nhật không lao động, khẩu phần
cơm bị cắt giảm, lấy ra ăn cho đỡ đói. Đã cẩn thận nhét dưới đầu nằm, giữa
khuya chuột chén hết, lại còn cắn phải tai người phạm, máu chảy ri rỉ, phải chờ
tới sáng mới xin được bạn tù nhúm thuốc lào đắp lên cầm máu.
Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019.
Hai mươi hai quốc gia thành viên Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 10/07/2019 kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các
trại cải tạo ở Tân Cương, nơi giam giữ trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Human Rights Watch hoan nghênh động thái chưa có tiền lệ này.
Trong
lá thư đề ngày 8/7 được 22 đại sứ ký tên, các nước phương Tây đòi hỏi
Trung Quốc từ bỏ việc tống giam hàng loạt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ
theo đạo Hồi ; đồng thời bày tỏ quan ngại trước sự giám sát ở tầm vóc
quy mô tại Tân Cương.
Lá thư kêu gọi Trung Quốc « tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản, trong đó có tự do tín ngưỡng tại Tân Cương và trên toàn quốc », tránh « giam giữ tùy tiện và hạn chế tự do đi lại của người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác ở Tân Cương ».
Cảnh nhà của ông Roberto Marrero, chánh văn phòng của
tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido, sau khi ông bị bắt giữ. Ảnh tại
Caracas, ngày 21/03/2019.
Tại Venezuela, dân biểu Roberto Marrero, cánh tay
mặt của thủ lãnh đối lập Juan Guaido đã bị cơ quan an ninh bắt giữ hôm
qua 21/03/2019, và bị giam cùng với người tài xế tại Hélicoide, nhà tù
tệ hại nhất nước.
Chính quyền Caracas cáo buộc ông tội « khủng bố
» do giữ vũ khí tại nhà. Đối lập và tất cả các đồng minh quốc tế đòi
hỏi phải trả tự do cho ông Marrero, chánh văn phòng của tổng thống tự
phong Guaido.Thông tín viên Benjamin Delille tường trình từ Caracas :
Orinbek Koksebek, 38 tuổi, người Kazakhstan, bị tống đi cải tạo 125 ngày.
(Brice Pedroletti, LeMonde 30/12/2018)Chế
độ Bắc Kinh lưu đày người Kazakhstan và người Duy Ngô Nhĩ trong những trại cải
tạo. Le Monde đã thu thập được lời chứng hiếm hoi của các cựu tù nhân.
Xếp hàng đôi, 500 tù nhân được quản giáo ra lệnh lên xe
buýt, đội nón trùm đầu. Đến cuối cuộc hành trình, họ phát hiện một trại cải tạo
mới, gần như tương tự với trại mà họ vừa rời đi.
« Có những tòa
nhà mới xây, và những tòa nhà khác còn dang dở. Phải có đến 3.000 người, trong
đó nhiều tù nhân người Kazakhstan như tôi – sinh ra ở Trung Quốc và người ta
bảo không nên đổi quốc tịch. Có những người bị bắt do đã sử dụng WhatsApp, người khác
thì do nói ‘Assalamu alaykum’(Cầu bình an cho bạn, bằng tiếng Ả Rập) ».
Theo pháp luật Việt Nam, người
phạm tội hình sự gồm rất nhiều thành phần: Những người bất đồng chính kiến, yêu
cầu thực hiện dân chủ (phần lớn là các trí thức): những kẻ cướp của giết người:
những kẻ đâm thuê, chém mướn: những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác:
những kẻ tham nhũng: những kẻ cố ý làm trái: lại có người vô ý gây chết người…họ
mang rất nhiều tội danh khác nhau.
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp
luật để giam giữ từng loại phạm nhân một cách thích hợp, như: