Affichage des articles dont le libellé est UNCLOS. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est UNCLOS. Afficher tous les articles

mardi 8 mars 2022

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế


Đăng ngày:

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông ».

Bà Hằng cũng nói thêm, Việt Nam luôn theo sát diễn biến trên Biển Đông, thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

dimanche 12 septembre 2021

Lưu Trọng Văn - Cứ nói thèm gà mà tay vồ... vịt


Trong lần lượt bốn cuộc gặp của Vương Nghị với các ông Phạm Bình Minh, Bùi Thanh Sơn, Phạm Minh Chính, Nguyễn Phú Trọng, theo tường thuật của báo chí, phía Việt Nam đều nói đến việc phải tuân thủ các luật pháp quốc tế về biển, nhưng không hề thấy ngài Vương đáp lại thế nào.

Thật ra là ngài giả ngơ.

Ngài cứ thế chỉ một bài, ca ngợi lãnh đạo Việt Nam tài tình sáng suốt, cùng tình hữu nghị Trung - Việt hảo hảo đời đời bền vững.

samedi 4 septembre 2021

Ngô Nhân Dụng - Mỹ, cơ hội ‘thoát Trung’ cho Việt Nam?

 

Bà Kamala Harris đến hai nước Đông Nam Á để xác định: “Chúng tôi không muốn xung đột, nhưng có những vấn đề như vùng Biển Nam Hải chúng tôi cần phải lên tiếng.”

Tại Singpore, bà Harris tố cáo Bắc Kinh chiếm đoạt bất hợp pháp vùng biển Đông Nam Á bằng “cưỡng ép và đe dọa” (coercion and intimidation); cho nên các nước trong vùng cần chống lại mạnh hơn.

Ở Hà Nội, Harris tiếp tục “phản đối chính sách chèn ép của Trung Cộng để chiếm đoạt các vùng biển.” Một cách cụ thể, “Chúng ta phải tìm cách tạo áp lực, tăng thêm áp lực (to pressure, raise the pressure)…, buộc Bắc Kinh phải tuân thủ Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

mardi 31 août 2021

Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua "lãnh hải" Trung Quốc


Đăng ngày:

Tiếp tục mưu đồ bành trướng trên biển, Trung Quốc đặt ra thêm các trở ngại hành chính. Cuối tuần rồi, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

vendredi 27 août 2021

Đặng Sơn Duân - Vài thắc mắc dành cho sứ quán Trung Quốc


Sau khi Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Đại sứ quán quý quốc nhanh chóng ra tuyên bố bày tỏ lập trường đối với các phát biểu được cho là công kích Trung Quốc.

Đầu tiên, không rõ tuyên bố bày tỏ lập trường này hướng đến đối tượng độc giả nào. Nếu là lời đáp trả Phó tổng thống Harris, lẽ ra quý quốc nên viết bằng tiếng Anh.  Tuy nhiên, vì tuyên bố chỉ viết bằng tiếng Việt và tiếng Trung, nên có lẽ chủ ý của sứ quán là hướng đến nhân dân Việt Nam hơn là vị khách đến từ nước Mỹ.

Điều này càng thể hiện rõ hơn qua các luận điệu ly gián quan hệ Việt - Mỹ. Nó cho thấy ý đồ khích bác, chia rẽ tình cảm của người dân Việt Nam dành cho nước Mỹ, hơn là nỗi phẫn uất vì bị công kích. Cũng vì thông điệp này hướng đến người dân Việt Nam nên là một người dân bình thường, tôi cũng cảm thấy muốn có đôi lời với quý quốc.

jeudi 10 juin 2021

Nhật Bản sẽ bảo vệ tàu chiến Úc theo luật an ninh mới


Đăng ngày:

Theo báo Nhật Asahi, thỏa thuận đã đạt được sau cuộc họp qua video giữa lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao hai nước. Phía Nhật Bản là ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, và đồng nhiệm phía Úc là Marise Payne và Peter Dutton.

Đạo luật an ninh quốc gia, vốn gây tranh cãi, có hiệu lực từ năm 2016 cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ các tàu Hải quân Mỹ. Từ khi bắt đầu được đưa ra Quốc hội thảo luận, Úc đã được coi là ứng viên tương lai được bảo vệ, nếu có nhu cầu.

mardi 9 mars 2021

Đế quốc Trung Quốc tấn công vào Luật Biển quốc tế


Đăng ngày:


Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Vatican đến Irak chiếm trang nhất nhiều tờ báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa « Đức giáo hoàng Phanxicô thăm Irak, chuyến tông du lịch sử và mang tính chính trị ». Le Figaro nhấn mạnh lời tuyên bố của Đức giáo hoàng với người Công giáo Irak là họ « không đơn độc ». La Croix đăng ảnh ngài thả một con chim bồ câu, với dòng tựa « Người của hòa bình ». Riêng nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến quá trình phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ, còn Libération nói về vụ 10 người đấu tranh cho quyền trợ tử bị điều tra vì buôn bán thuốc cấm.

Về châu Á, Le Monde đặc biệt dành bốn trang báo khổ lớn trong mục « Địa chính trị » để nói về « Trung Quốc, một đế quốc tấn công vào Luật Biển ». Bắc Kinh vin vào cái gọi là « quyền lịch sử » để yêu sách chủ quyền Biển Đông.

samedi 19 septembre 2020

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ tiến triển nhờ…Trung Quốc


Đăng ngày:

Sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trong vấn đề Hồng Kông, Đài Loan cũng như các bên tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, rồi nay thậm chí còn gây hấn với Ấn Độ dọc theo dãy Himalaya, đã dẫn đến một sự đồng thuận tại Ấn Độ-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, rằng việc giương oai diễu võ của Trung Quốc là một hành động không được hoan nghênh trong khu vực.

Nhiều quốc gia liên quan đã tăng cường sâu sắc quan hệ an ninh với nhau và với Hoa Kỳ, nhằm giảm thiểu mối đe dọa. Nếu Bắc Kinh tiếp tục tỏ ra hiếu chiến, sẽ có thêm những nước khác có thể đi theo, khiến Trung Quốc càng bị cô lập hơn.

vendredi 17 juillet 2020

Greg Poling : Chính sách mới về Biển Đông của Mỹ có ý nghĩa thế nào ?

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz được tiếp liệu trên Biển Đông ngày 07/07/2020. © U.S. Navy/Christopher Bosch/Handout via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông. Hôm sau, trợ lý ngoại trưởng David Stilwell trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã làm rõ thêm vấn đề.
RFI Việt ngữ lược dịch bài viết của chuyên gia Gregory B.Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C.
Thông cáo báo chí của ông Pompeo nêu cụ thể các yêu sách trên biển của Trung Quốc mà Hoa Kỳ coi là bất hợp pháp. Tuyên bố này nói rất rõ quan điểm của Mỹ, nhưng không hẳn là trái ngược với chính sách trong quá khứ.

jeudi 18 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Công hàm Indonesia và bước đi tiếp theo của Việt Nam ?



I.Sau công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên Hiệp Quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung Quốc. 

Công hàm của Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Công hàm của Chính phủ Indonesia nêu rõ hai điểm đinh:

samedi 6 juin 2020

"Chiến trường pháp lý" Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc



Bà con giới "học giả Biển Đông" bàn tán mấy ngày nay về "cuộc chiến công hàm", nhân việc Mỹ cũng gới công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mấy hôm trước. 

Sự tham gia đột ngột của Mỹ trong "chiến tranh công hàm", xảy ra từ tháng 12 năm ngoái tại "chiến trường" là Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa" giữa các quốc gia chung quanh Biển Đông. Các quốc gia Việt Nam, Phi, Mã Lai... từ nay có "đồng minh" Mỹ đứng cùng "chiến tuyến". 

Việc lựa chọn Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc, thay vì một trọng tài quốc tế, làm "chiến trường pháp lý" để chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc (về đường chữ U, về quyền lịch sử, về vùng biển tiếp cận các đảo Trường Sa...) cho thấy là một "lựa chọn thông minh". 

vendredi 5 juin 2020

Biển Đông : Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc


Quần đảo Hoàng Sa (wikipedia.fr)
Đăng ngày:


Công hàm do đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft ký, nhằm đáp trả công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh ngày 12/12/2019 đã gởi công hàm này lên Ủy ban về ranh giới thềm lục địa (CLCS) để phản đối việc Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng bên ngoài phạm vi 200 hải lý.

Hoa Kỳ bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tái khẳng định rằng Bắc Kinh không thể yêu sách các đường căn bản hay vùng nội thủy giữa các đảo, và các thực thể dưới nước không thể coi như đất liền. Đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.

dimanche 10 mai 2020

Biển Đông : Việt Nam có thể sắp kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Ảnh tư liệu : Biểu tình tại Hà Nội ngày 12/06/2011 chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters / Kham
Đăng ngày:


Việt Nam được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Trung Quốc. Đây có thể là đáp trả về pháp lý trước việc Trung Quốc ngày càng gia tăng đe dọa và quấy nhiễu trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.

Nhiều tiếng nói trong chính quyền đòi kiện Trung Quốc 

Các nhà phân tích đang theo dõi tình hình tin rằng, Hà Nội có thể nộp đơn kiện - tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016. Phán quyết của tòa khẳng định Trung Quốc « không có quyền lịch sử » về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần 90% Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.

samedi 14 décembre 2019

Biển Đông : Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng

Phần thềm lục địa mở rộng được Malaysia xin công nhận. Ảnh của AMTI

Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) hôm 13/12/2019 thông báo Malaysia đã nộp hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. 

Theo Malaysia, đây là bản đệ trình cho phần còn lại của thềm lục địa Malaysia nằm ngoài 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông. Malaysia và Việt Nam hôm 06/05/2009 cũng đã cùng đệ trình về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông.

Ủy ban về giới hạn thềm lục địa nói thêm, theo Quy tắc về thủ tục của Ủy ban, sự kiện này sẽ được thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, cũng như các nước đã ký kết Công ước về Luật Biển. Yêu cầu của Malaysia sẽ được ghi vào chương trình nghị sự kỳ họp thứ 53 của Ủy ban tại New York từ ngày 06/07 đến 21/08/2021.

lundi 21 octobre 2019

Trương Nhân Tuấn - Không có cha ông nào để lại lãnh thổ Biển Đông cho Trung Quốc !


Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe)

Trang Facebook của VOA đưa tin sớm về "Diễn đàn Hương Sơn", nói về quốc phòng ở Bắc Kinh hôm nay 21 tháng 10. Trang này dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa : Biển Đông là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc và chúng ta sẽ không để một tấc đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta bị lấy đi.

Chưa biết đích xác cha nội họ Ngụy này nói ra sao, có điều khi nói Biển Đông "là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" là trật lất.

Vì sao trật ?

mercredi 16 octobre 2019

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN


Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.

Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC. 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

vendredi 30 août 2019

Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải


Hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 26 đến 30/08/2019. Ảnh của GS Ryan Martinson.
Sau khi Liên hiệp Châu Âu lên tiếng, ngày 29/08/2019 ba nước Anh, Pháp, Đức đã ra tuyên bố chung về Biển Đông, bày tỏ lo ngại là tình hình hiện nay có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Cùng ngày, bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Pháp, Đức, Anh « kêu gọi các quốc gia ven Biển Đông có những bước đi và biện pháp làm dịu căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực ». Trong đó bao gồm cả quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của mình và quyền tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.

Với tư cách là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh « nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng một cách phổ quát Công ước ». Điều này tạo cơ sở cho việc hợp tác trên bình diện quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Pháp, Đức, Anh nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye được đưa ra theo UNCLOS vào ngày 12/07/2016, theo đó « đường lưỡi bò » do Trung Quốc tự vẽ là không có cơ sở pháp lý.