Affichage des articles dont le libellé est Hồng vệ binh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồng vệ binh. Afficher tous les articles

dimanche 3 décembre 2023

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

dimanche 19 septembre 2021

Bàn tay sắt của Tập Cận Bình khiến nội bộ Trung Quốc thêm rối ren


Đăng ngày:

 

Tập Cận Bình bóp nghẹt xã hội và kinh tế tư nhân, và hậu Afghanistan tiếp tục là những chủ đề được báo chí Pháp chú ý. Le Figaro chạy tựa « Bước ngoặt mao-ít đáng ngại của Tập Cận Bình tại Trung Quốc », dành hai trang báo lớn và bài xã luận cho chủ đề này.

Bóng ma Hồng vệ binh

lundi 19 août 2019

Mạnh Kim - « Hồng vệ binh quốc tế »



"Hồng vệ binh" phản đối những người biểu tình ủng hộ Hồng Kông tại Luân Đôn ngày 17/08/2019.
Cuộc đụng độ giữa thành phần “bảo vệ” Bắc Kinh với những người ủng hộ Hồng Kông tại nhiều nước những ngày qua cho thấy một điều ít được để ý: Hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc du học hải ngoại đang làm “nhiệm vụ chính trị” như là những “cơ sở Đảng” của Bắc Kinh…

Khi Tập Cận Bình đến Washington DC ngày 24-9-2015, hàng trăm sinh viên Trung Quốc đã xếp hàng hai bên đường để nghênh đón. Đây chẳng phải hành động tự nhiên và thuần túy ái quốc. 

Điều tra của Foreign Policy (7-3-2018) cho biết, Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington đã chi tiền cho sự kiện này. Họ phối hợp với CSSA (Chinese Students and Scholars Associations – Trung Quốc học sinh học giả liên hiệp hội), với hệ thống chân rết tại hàng chục đại học khắp nước Mỹ. Một sinh viên Trung Quốc tại Đại học George Washington tiết lộ, những người tham dự đều được nhận “lì xì”. 

mercredi 18 mai 2016

Ảnh : Thảm họa Cách mạng Văn hóa Trung Quốc cách đây 50 năm (2)

Cách đây 50 năm tại Trung Quốc, « Thông tư ngày 16 tháng Năm » của Mao Trạch Đông đã khởi động « Đại cách mạng văn hóa vô sản », mở đường cho mười năm thanh trừng đẫm máu và tàn phá đất nước. Tuần báo L’Obs đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã trôi qua (tt).

Hình 10 (AFP): Ngay từ đầu phong trào, Mao Trạch Đông bổ nhiệm bà vợ thứ tư là Giang Thanh (Jiang Qing) đứng đầu « Nhóm Cách mạng Văn hóa » trong Trung ương Đảng. Đây là cơ hội cho cựu diễn viên khao khát nổi tiếng, thanh toán ân oán với tất cả những ai dám ít nhiều chống lại bà ta. Kể từ năm 1967, Giang Thanh tung ra « chiến dịch làm trong sạch nghệ thuật », cái cớ để trả thù nhiều nghệ sĩ. Bà áp đặt những vòng kim cô tư tưởng siết rất chặt. Chỉ có tám « chương trình biểu diễn kiểu mẫu » đúng đắn về ý thức hệ được cho phép diễn, trong đó có hai vở múa ba-lê là « Hồng sắc nương tử quân »« Bạch Mao Nữ ». Trong ảnh, Giang Thanh đeo kính, đứng giữa cùng với nhóm múa, tháng 4/1967.

Ảnh : Thảm họa Cách mạng Văn hóa Trung Quốc cách đây 50 năm (1)

Cách đây 50 năm tại Trung Quốc, « Thông tư ngày 16 tháng Năm » của Mao Trạch Đông đã khởi động « Đại cách mạng văn hóa vô sản », mở đường cho mười năm thanh trừng đẫm máu và tàn phá đất nước. Tuần báo L’Obs đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã trôi qua.

Hình 1 (EyePress News/AFP): Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông chính thức tung ra vào năm 1966 để « bảo đảm sự trong sáng của ý thức hệ cộng sản », « trừ khử các thành phần thân tư bản ». Trên thực tế, cuộc « cách mạng » này nhằm giúp Mao nắm lại việc kiểm soát Đảng, trong lúc ông ta bị tước đi thực quyền. Được cổ vũ bằng những lời kêu gọi nổi dậy của Mao, các học sinh lao vào một cuộc « đấu tranh giai cấp » đầy bạo động. Nhiều triệu người bị đàn áp đến chết, vô số công trình văn hóa và tôn giáo bị phá hủy. Phong trào kéo dài cho đến khi Mao qua đời năm 1976, để lại phía sau một đất nước đang trong cơn sốc, một nền kinh tế tê liệt và một xã hội bị khủng hoảng nặng nề.

lundi 16 mai 2016

Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc


Khách tham quan chụp hình trước tượng Mao Trạch Đông và tướng Chu Đức (Zhu De) tại một viện bảo tàng ở Tứ Xuyên.
Libération hôm nay 16/05/2016 có bài viết về « Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc ». Cách đây 50 năm, Mao Trạch Đông tung ra một chiến dịch đàn áp dài hơi, làm cho nhiều triệu người chết và ngày nay, thập kỷ đẫm máu này vẫn là điều cấm kỵ tại Trung Quốc.
« Chúng tôi không còn là người nữa, mà đã trở thành chó sói ». Bà Yu Xiangzhen, một nhà báo về hưu ở Bắc Kinh 64 tuổi, chỉ mới là một thiếu nữ lúc Mao Trạch Đông tung ra Cách mạng Văn hóa tháng 5/1966, cho rằng mình đã bị biến thành một thứ quái vật. Vào thời điểm đó, cô Yu đang học lớp 10 tại Bắc Kinh, thì bất chợt có lệnh từ chính quyền trung ương buộc các trường phải cho học sinh nghỉ học. Các thanh niên Trung Quốc phải tham gia vào cuộc « Đại cách mạng văn hóa vô sản », mà Mao đang về già có sáng kiến phát động để cứu vãn quyền lực.