Affichage des articles dont le libellé est Truyền thống. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Truyền thống. Afficher tous les articles

lundi 19 février 2024

Cù Mai Công - Mùng 10 tháng Giêng Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông Địa

(Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng)

Gần đây, cứ dịp ngày 10 tháng Giêng, một số báo mạng ra rả chuyện ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, cùng với đó là chuyện mua bán vàng. Cứ như là thiệt với một “phong trào” mới rộ lên khoảng chục năm nay ở vài đô thị như TP.HCM, lan ra Hà Nội… 

Báo Tuổi Trẻ Online hôm qua 18-02-2024 (mùng 9 tháng giêng) đã có bài khác hẳn nhiều bài báo trên một số báo mạng lớn: Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Quang Thiều - Năm bí mật của Tết

 

(Chỉ là một ý kiến cá nhân)

Từ cách đây mấy năm, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng Tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

lundi 12 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.

vendredi 9 février 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Ấy là Tết, và tôi trở về…

Chiều 30. Trời xứ Bắc mưa bay bay, lạnh tầm 13 độ. Đã bao nhiêu năm rồi, tôi hiếm khi vắng mặt ở quê nhà thời khắc này, kể từ thời là một cậu bé chập chững xa nhà đến người đàn ông tóc đã lấm tấm ngả màu.

Chừng ấy năm, bao tâm trạng, tâm lý cũng ngả nghiêng thay đổi xung quanh cái thời khắc mà người Việt gọi bằng một chữ đơn giản này: Tết!

Tôi từng không thích Tết vì nó tốn kém, giao đãi và lãng phí nhưng lại không cầm lòng được khi nhìn một Hà Nội vắng tanh, vội vàng ra sân bay chuyến cuối.

mardi 6 février 2024

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (3)

 

Kỳ 3: NHỚ BÁNH TÉT XƯA...

Lúc còn nhỏ, tôi nhớ má tôi năm nào cũng gói bánh tét để ăn dần mấy ngày Tết, một thói quen mà bây giờ khó có thể tìm lại khi các anh chị em tôi mỗi người đều có một gia đình riêng.

Ngoài bánh tráng, bánh phồng, dưa hấu trong mấy ngày Tết, chỉ có bánh tét là giữ được khá lâu mà không bị hư.

*&*

Năm nào nhà tôi cũng chộn rộn vì lo gói bánh tét. Trước tiên là phải đi tìm cây lát ở bờ ao hay mé sông. Đó là loại lát có ba cạnh tròn trịa, bóng lưỡng. Còn có một loại lát cũng ba cạnh nhô ra, loại này không thể dùng để cột đồ vì nó dễ bị đứt.

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (2)

 

Kỳ 2: KHỔ QUA CÓ HẾT ĐẮNG ?

Gần Tết tôi thấy khổ qua rẻ nên mua mấy ký về làm món chay để ăn dần mấy ngày Tết ngán thịt cá. Món này được chế biến làm giảm bớt vị đắng của loại rau củ này.

*&*

Khổ qua còn có tên là mướp đắng. Ở Gò Công từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ nghe gọi là "ổ qua", tuy vậy để thống nhất cách gọi tôi nghĩ nên gọi nó là "khổ qua", chắc là ai cũng biết như từng thưởng thức cái vị đắng đặc biệt của nó mỗi khi Tết đến.

"Chừng nào ớt ngọt như đường

Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương"

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (1)

 

Kỳ 1: LẠI MỘT MÙA KIỆU TẾT

Mười mấy năm nay tôi hay làm kiệu tết cho người quen thay vì biếu xén bánh trái ngoài tiệm. Không biết ăn ra sao mà năm nào gần đến tết gặp tôi, mọi người hay hỏi: "Tết năm nay có làm kiệu không?"

Dù có năm tôi mệt mỏi vì đủ thứ chuyện trong nhà định ngưng làm kiệu tết, vậy mà sau đó tôi bị mấy bà bán kiệu dụ dỗ và tôi lại làm.

*&*

Làm kiệu có nhiều cách khác nhau nhưng khâu thành phẩm cuối cùng đều giống nhau, và tôi đã chọn cách làm riêng của mình.

vendredi 2 février 2024

Cù Mai Công - Ai nói phong tục Nam bộ không phải văn hóa Việt ?

 

Nhân 23 tháng Chạp, đưa ông bà Táo về chầu Ngọc Hoàng (không phải chầu Trời nha )

AI KÊU THÓI TỤC, NGÔN NGỮ NAM BỘ KHÔNG PHẢI VĂN HÓA VIỆT, TÔI COI LÀ PHẢN ĐỘNG, PHÂN BIỆT - KỲ THỊ VÙNG MIỀN

Ông Tạ là vùng nhiều bà con Bắc 54 nhưng là vùng Bắc 54 tự phát, tự mua nhà. Không phải toàn tòng Bắc 54 như các vùng định cư chính thức, được chính quyền cấp đất như Gia Kiệm, Hố Nai, Định Quán (Đồng Nai), Cái Sắn (miền Tây), Xóm Mới (Gò Vấp)…

Một nửa dân Ông Tạ vẫn là người miền Nam cố cựu cả trăm năm, người Huế trồng ngâu, lài… trước 1954. Sau này thêm vô số người Nam, người Quảng. Tất cả hòa hợp, chung sống “tưng bừng hoa lá hẹ”.

Nguyễn Gia Việt - Người Miền Nam đưa Ông Táo không thả cá chép sống, không có thòng thêm “Ông Công”

 

Đưa cái tựa như vậy để nhắc các bạn, tại thấy có vài bạn Nam Kỳ cúng cá chép, rồi kêu Tết Ông Công Ông Táo, bạn làm lộn phong tục là không đặng. Đất lề quê thói. Miền Nam có tập tục của Miền Nam

"Hôm nay tháng chạp hăm ba

Tiễn đưa Ông Táo thăng la chầu trời"

Tết Ông Táo ngày 23 là cái lễ đầu tiên trong mùa Tết, là tri ơn cái bếp và ngọn lửa ấm áp trong nhà. Ngày 23 đưa thì ngày 30 lại đón, đón Ông Táo cùng đợt với đón ông bà tổ tiên. Cái bếp lò luôn cháy là cái nhà có người đàn bà siêng năng tần tảo, cái nhà ngon lành. Bếp lửa cuối năm  sum hợp hạnh phúc.

Nguyễn Thông - Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

 

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024).

Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Tết ông Táo chứ không phải giỗ ông Táo. Nhân gian tiễn ông ấy lên chầu Ngọc hoàng để báo cáo tình hình sau một năm mần việc. Mỗi nhà một ông, vị chi cả tỉ ông. Người phương tây không đưa đón táo tiếc chi hết, vậy nhưng họ chẳng làm sao, còn mình vừa tiễn/đón vừa run, mà cứ lật bật vất vả, yên đâu chả thấy, chỉ thấy rước lo vào người.

mercredi 31 janvier 2024

Nguyễn Ngọc Chính - Rồng Rắn Lên Mây hay Lên Chùa?

 

Chúng ta sắp bước vào Năm Con Rồng, một trong 12 con giáp trong chu kỳ 12 năm của Âm lịch. Con vật “huyền thoại” đó đã đi vào nếp sống của người Á Đông, tại Việt Nam, năm nay là năm Giáp Thìn, khác hẳn những năm khác dựa vào những con vật gần gũi như chó, mèo, heo, gà…

Rồng còn được cất nhắc xếp vào hạng mục “tứ linh” cùng với “ly, quy, phượng”, là biểu tượng cho những chuẩn mực của người Á Đông về giá trị văn hóa tâm linh: cao quý, phúc đức, sung mãn… Có điều, chưa một ai được nhìn thấy chân dung con rồng thật ngoài đời!

Đi khắp các vùng đất nước từ phương Bắc đến phương Nam chúng ta thấy rồng đã để lại nhiều dấu ấn qua các địa danh, từ Thăng Long thủ đô xưa ờ miền Bắc, vịnh Hạ Long ngoài biển cả, Thanh Hóa có cả một ngọn núi mang tên… Hàm Rồng.

dimanche 21 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Mùi của Tết

 

Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì.

Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não.

dimanche 7 janvier 2024

Võ Khánh Tuyên - Hiếu thảo hay... PR ?

 

Báo Tuổi Trẻ hôm nay giật một cái bài khen ngợi một tân thạc sĩ Luật tỏ lòng hiếu thảo với người mẹ buôn bán ngoài chợ ngày nhận bằng.

Nói thật lòng, cá nhân tôi hoàn toàn không hề thấy cảm động khi đọc bài viết. Bởi so với những hoàn cảnh khác đã từng chứng kiến, thấy không có gì nổi bật cả. Khắp cả đất nước này, có rất nhiều những bậc cha mẹ thầm lặng hy sinh cho sự thành công của con cái, dù hoàn cảnh khó khăn gấp vạn lần.

Đặc biệt, khi xem tấm ảnh này, dường như là mọi thứ cảm xúc nhỏ nhoi nếu có chợt tan biến đâu mất. Bởi hình ảnh những đứa con thành đạt quỳ cảm tạ bậc sinh thành như thế này chỉ có tại...Thái Lan, vì đó là truyền thống của họ như thế.

dimanche 17 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Ký ức lân sư rồng

 

I. Kỷ niệm về những đoàn lân

Ngày xưa khi còn bé, tôi rất sợ về sống ở nhà nội trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 11. Vì đối với tôi, đó là một căn nhà tăm tối ảm đạm, luôn tỏa ra một thứ mùi ẩm mốc do rất nhiều thứ đồ đạc để dồn lại hàng chục năm không dọn dẹp nằm trên một con đường buồn tẻ.

Những hôm cúp điện, cả căn nhà như một cái hang sâu hun hút càng đáng sợ. Ngôi nhà u ám ấy là cơn ác mộng của những năm tháng tuổi thơ của tôi với rất nhiều kỷ niệm buồn. Tuy nhiên, đến dịp tết Nguyên Đán, tôi lại rất mong được về Chợ Lớn vì một lý do: xem múa lân.

jeudi 7 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Bao giờ cho đến ngày xưa ?

Xưa các làng quê, phố thị bắc bộ dịp tết luôn có chợ tranh tết. Đa phần là tranh dân gian Đông Hồ với đám cưới chuột, cô em tung váy hứng dừa, gà trống muôn màu sắc, ả lợn sề cùng lúc nhúc bầy con. Và cả bộ tranh tứ bình bốn nàng áo váy chèo, quan họ thổi sáo, đánh đàn.

Các cụ bảo, treo tranh dân gian của tổ tiên cho vui cửa vui nhà.

Các cụ dạy, biết yêu tranh dân gian của tổ tiên thì thêm yêu quê, thì thêm yêu người.

dimanche 15 octobre 2023

Huỳnh Duy Lộc - Khăn rằn không phải là biểu trưng của người dân phương Nam!

 

Krama (tiếng Khmer: ក្រមា - khăn rằn) là chiếc khăn truyền thống của người Khmer.

Khăn này có nhiều công dụng: Làm khăn đội đầu, khăn quàng cổ, khăn che mặt (vì trời rất nóng), để trang trí, hoặc thậm chí làm một chiếc võng nhỏ cho trẻ nhỏ.

Krama còn được các chiến binh Chân Lạp ở Bokator dùng làm vũ khí (để siết cổ đối phương), được họ quấn quanh ngực, đầu hay nắm tay. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều dùng krama và nó thật sự được coi là một biểu tượng quốc gia của Cambodia.

jeudi 28 septembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Câu chuyện bánh trung thu

 

Cứ khoảng từ đầu tháng 8 âm lịch cho tới Trung Thu, tôi lại nhận được khá nhiều bánh trung thu của các học viên tặng với lời nhắn là: “Bánh nhà làm không có chất bảo quản, thầy ăn liền đừng để lâu nhé!”

Thật lòng là tôi rất cảm kích tình cảm của các bạn dành cho tôi và bản thân cũng thích ăn bánh trung thu, nhưng vì đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân nên tôi không dám ăn bánh trung thu thả ga như trước nữa.

Bây giờ cầm miếng bánh trung thu lên, trước khi bỏ vào miệng là tôi lại phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Đôi khi phải tự nhủ lòng rằng ăn bánh trung thu chỉ cần 1/4 cái bánh là đủ, coi như là ăn “có hương có hoa” vậy thôi. Chứ nếu như cách đây vài năm, tôi có thể một mình ăn hết một cái bánh trung thu với bình trà nóng.

samedi 1 avril 2023

Nguyễn Ngọc Chính - Mỗi năm chỉ có một ngày…

 

Đó là “ngày mà mọi chuyện có thể xảy ra tùy theo mức độ tưởng tượng của chuyện “phong thần”. Người nghe chuyện “có tin” hay “không tin” còn tùy… nhưng người kể chuyện lại hoàn toàn “vô can”, vì nó xảy ra trong một ngày mà cả thế giới thừa nhận trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên "Cá tháng Tư" để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa.

Đó là “ngày mà mọi người có toàn quyền… nói xạo” mà không ai có thể bắt lỗi! Mục đích là để xả stress trong suốt một năm dài phải đối phó, vật lộn với “cơm-áo-gạo-tiền”. Chỉ trong một ngày thôi, mọi người được phép quên hết những khó khăn của cuộc sống để tìm lại “nụ cười” từ lâu đã vắng bóng.

dimanche 22 janvier 2023

Jimmy Nguyen Nguyen - Tết Melbourne

 

Có một thực tế là người Việt ở hải ngoại ngày càng đông hơn. Làn sóng tị nạn từ năm 75 đưa người Việt ra nước ngoài khoảng hai triệu. Không có một thống kê chính thức nhưng tui đoán số người đó bây giờ gấp khoảng 5 lần.

Tính sơ trong bà con nội ngoại tui là đúng như vậy. Số đẻ thêm thì một bằng hai, số bảo lãnh thì hai bằng bốn, bảo lãnh xong thì phải... đẻ. Bốn thành tám. Số đi lao động không kể. Số du học sinh ở lại không kể. Và một số rất đông bên thắng cuộc cũng chọn các nước tư bản để định cư nữa chớ hỏng ai chịu qua Nga hay Tầu mua nhà gì hết.

Kể sơ sơ là bà con thấy rằng số người Việt ở nước ngoài chỉ tăng chớ không giảm. Ta đi mang theo quê hương. Ai cứ ăn Tết Tây, chớ người Việt phải là Tết Ta.

Mark A. Ashwill - Kỳ nghỉ siêu dài

 

Năm nay là lần thứ 18 tôi đón Tết ở Việt Nam, bằng tâm thế hoàn toàn thích thú và sẵn sàng tận hưởng khoảnh khắc thú vị đỉnh điểm của một kỳ nghỉ siêu dài.

Kỳ nghỉ lễ kéo dài từ Giáng sinh đến hết Tết là khoảng thời gian tôi yêu thích trong năm. Dù rất ít người Việt Nam kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus, Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ thế tục trong những năm gần đây.

Một tuần sau đó là giao thừa của Tết Tây. Đây là thời gian rất vui vì người ta tổ chức tiệc, bắn pháo hoa và các buổi hòa nhạc ngoài trời. Ở Việt Nam, đây chỉ là đợt thứ hai trong mùa lễ hội kéo dài ít nhất một tháng.