Tại sao chỉ cảnh cáo
Mà không phải ở tù
Không bị khai trừ Đảng
Rồi chìm xuồng êm ru
Ông Phúc và Bình bị kỷ luật cảnh cáo cho thấy là khả năng bị xử lý hình sự là cực kỳ thấp.
Án kỷ luật này dập tắt đồn đoán lâu nay về việc trùm cuối bị tù, và cũng sẽ không có trùm cuối chính thức (vì không có khởi tố hình sự).
Nếu có kỷ luật khai trừ đảng thì mới chắc cú là có án hình sự. Bây giờ nhân dân chỉ còn hy vọng vào việc bên chính quyền xử lý cách các chức vụ trong quá khứ, để đỡ tốn một, hai lần quốc tang.
Chỉ có độc tài toàn trị mới có màn “cảnh cáo” và “khiển trách”, giữa các “đồng chí “, lẫn nhau.
Nếu đã có sai phạm, nhỏ hay lớn, thì phải để pháp luật làm việc. Đó chính là mô hình “tam quyền phân lập” của một thể chế chính trị công bằng và dân chủ.
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam không có tài, không có trình độ đã đành, lại không có đạo đức, tâm và tầm. Nên khi có chút quyền lực trong tay, họ đã bị tha hóa, như nhận định của Lord Acton “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới tha hóa tuyệt đối.”
Ngày xưa ở làng nọ, người ta nuôi gà. Gà sinh con sinh cháu đầy đàn. Dân làng nhờ rứa có thịt ăn, còn đem gà ra những chợ phiên bán cũng kiếm được bộn tiền.
Gà nhiều nên bị chồn bắt cũng là chuyện thường. Nhưng các loại chồn như chồn đèn, chồn mướp… thỉnh thoảng về bắt gà một vài ngày rồi cũng bị dân làng gài bẫy bắt hết.
Một ngày kia có một đám chồn từ rừng ra, người ta bảo đó là chồn cáo. Lúc đầu chúng đói và ốm nhom. Nhưng những bầy gà núc ních làm mắt đói của chúng ngày càng láo liếng.
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ đi vào lịch sử như là chính phủ đầu tàu với việc có nhiều thành viên bị kỷ luật nhất.
Chính phủ này có 28 thành viên (tính cả hai đời Bộ trưởng Y tế và một Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng, những sự thay đổi giữa nhiệm kỳ khác không quan trọng).
Trong tổng số 28 người, có 17 người sau này đều bị các hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, bắt giam và truy tố cho đến nhẹ nhất là cho thôi chức.
Đọc cái bìa sách của anh Bảy, mình nhớ" chính phủ kiến tạo" sớm nở tối tàn của anh.
Nhớ chủ trương tràn lan" mũi nhọn" và" đầu tàu" hài hước của anh.
Nhớ câu nói hiện thực của anh về quan chức: mỗi ông có mười lăm, mười bảy cái sân sau chứ không chỉ một.
Ai cũng biết, các ông Phúc, Thưởng, Huệ đã nhận hình thức kỷ luật rất nặng.
Tuy nhiên về hình thức, các ông đó không bị kỷ luật mà chỉ là đồng ý theo nguyện vọng cho nghỉ hết các chức vụ. Về luật pháp các ông ấy không có tội gì cả.
Xử lý vậy người ta cho là hay (đỉnh cao trí tuệ)...
Nhưng theo tôi nó chỉ giúp vài mục đích ngắn hạn. Về dài hạn rất bất lợi.
Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao lại thế, vì đâu, lý do gì...), chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham nhũng không có vùng cấm này nọ.
Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào cái gương/kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có... quốc tang.
Ông hàng xóm nhà tôi nhận xét rằng chống nửa vời, giấu sai phạm của cán bộ như mèo giấu c*t. Một đứa đã làm tới chủ tịch nước, tự dưng cho nó nghỉ, nói nó có "vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu", rồi kỷ luật nó thì không phải chuyện thường. Chủ tịch nước chứ đâu phải trưởng thôn trưởng ấp. Vụ Võ Văn Thưởng, và cả Nguyễn Xuân Phúc trước đó hơn một năm nữa, đều vậy.
Đợt trước ông Phúc nghỉ thì nhân dân đồn thổi cả năm trời nào là trùm cuối này nọ, chả biết đúng không nhưng mà cũng mang tiếng.
Hơn nữa, một số người bị bắt còn bị cho là họ hàng của ổng, chắc là đúng. Nên ổng xin nghỉ cũng trước. Nhân dân cũng không thắc mắc.
Còn anh Thưởng, bọn phản động còn không biết cụ thể là anh dính phốt gì? Hồi trước có đồn thổi có đứa cháu tiếp viên hàng không buôn kem đánh răng. Nhưng mình không tin cái đó bị coi là phốt, nếu đúng cháu chắt thật, vì chả ai ngu đi cứu cái tội tày trời đó. Dự là tin giả.
Trước chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng, cách chống đỡ tốt nhất của giới cán bộ lãnh đạo là cho cả guồng máy nằm ì ra, càng ít cựa quậy càng tốt!
Truyện dài Tham nhũng của Cộng sản Việt Nam mở sang trang mới: Phiên tòa xử Trương Mỹ Lan bắt đầu ngày 6 tháng Ba, 2024. Hồ sơ tòa án nghe nói nặng đến 6 tấn, theo VnExpress.
Mỗi tấn là 1.000 ký, chắc 6 tấn hồ sơ này toàn là giấy, trừ khi trong đó “đính kèm” cả vàng khối. Bởi vì số tiền người ta nghi bà đã kiếm được lên tới $12,5 tỉ mỹ kim, có thể mua được 184 ngàn ký vàng với giá $68.000 đô la một ký trên thị trường thế giới hôm nay.
Chiều 04.02.2023, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức buổi lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Có lẽ bác Tổng Trọng bận nhiều việc hay sức khỏe không cho phép hoặc vì lý do nào đó không có mặt. Thay mặt Đảng có ông Võ Văn Thưởng mà thôi.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phúc nhấn mạnh: "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng".
"Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á”. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng cơ hội cuối cùng trong Phủ Chủ tịch để gửi tới toàn dân lời thanh minh.
Nếu “điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) kết luận" như tuyên bố của ông, thì UBKT Trung ương hoặc Ban Bí thư nên là bên đứng ra công bố, “đập tan” những “luận điệu” gọi bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm cuối”.
Và tất nhiên, UBKT cũng nên cho dân chúng biết 3 vụ bắt giam: Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân (tối 31-12-2022); Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bạch Thùy Linh (tối 04-01-2023). Đặc biệt, Thủy và Linh đã “lợi dụng ảnh hưởng” của ai mà có thể “can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á”.
Chỉ vài giờ nữa, Giao thừa. Nhìn tấm hình ông bỏ lá phiếu từ chức chủ tịch nước và từ nhiệm đại biểu Quốc hội, gã thấy một nỗi đau.
Đau cho ai đó từng hy vọng ở ông sẽ làm thay đổi tích cực, cho Quốc gia quá thiếu minh quân này.
Gã có cảm tình với ông vì vẻ chân thật, không kiểu cách. Vì biết ai là bạn không kiêng dè, vì bản tính không ồn ào lý luận khuôn sáo tẻ nhạt, vì cái nhìn thoáng trong ứng xử với tài năng, trí thức, vì tình cảm mộc mạc với bè bạn văn minh.
Thiên hạ, trong đó có đứa thường dân như tôi, quên cả tết đã đến đít, bởi đang chú mục chú tâm vào chuyện bãi chức chủ tịch nước đối với đương sự Phúc dù ông ta mới được nửa nhiệm kỳ.
Cái sự giả dối, giả dối công khai, nó bộc lộ ngay ở thượng tầng, dân ta quen gọi là trung ương.
Thực chất của vụ việc, bản thân những ông bà trung ương cũng như dân chúng đều biết cả, nhưng họ cứ nói lấy được, kiểu như tao cứ tuyên bố thế đấy, chúng mày làm gì được tao.
Hai điều cần để ý.
1. “Không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba làm phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau”.
Dân Việt mình gần đây không tin Nga ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông vì : Nga và Trung Quốc thường tập trận chung trên biển, Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong các biến cố thế giới, và lập trường không dứt khoát của Nga về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Tôi không biết câu nói trực tiếp tiếng Việt thế nào, nhưng Tân Hoa Xã thuật rằng: Ông Phúc nói Việt Nam sẽ không bao giờ đi theo nước này để chống Trung Quốc.
Phía Trung Quốc nghe được câu này mừng húm, ra sức tuyên truyền. Đọc bài này của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc là thấy.
Như đã nói, chưa biết lời thuật của Tân Hoa Xã có chính xác hay không (họ không trích dẫn trực tiếp trong ngoặc kép). Có thể chỉ là câu nói Việt Nam sẽ không bao giờ đi theo nước này để chống nước kia, và được phía Trung Quốc diễn dịch theo ý họ.
Thứ hai 05/04/2021 lúc 17:14, Chinhphu.vn đưa tin: "Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Quy mô của Dự án là 174,01 ha với nguồn vốn đầu tư là 1.142,075 tỉ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu 172,912 tỉ đồng (chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư), vốn vay 969,163 tỉ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư..."
Như vậy phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng người phụ trách lĩnh vực xây dựng đã ký quyết định, chứ không phải thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
(NCQT 25/01/2021) Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước.
Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.
Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước.
(NCQT 17/01/2021) “Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau, để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận.
Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng.
Tối qua, 22.12 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động trao đối bằng điện đàm với tổng thống Trump về việc Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo điều khoản 301 của Luật thương mại năm 1974 của Mỹ.
Mỹ có thể trừng phạt kinh tế Việt Nam với việc áp thuế cao lên hàng hóa của Việt Nam. Đây là một nguy cơ lớn ảnh hưởng đến đời sống người Dân Việt.
Ngòi nổ phải tháo !