Affichage des articles dont le libellé est Độc quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Độc quyền. Afficher tous les articles

lundi 1 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Vàng: Trò đùa hay tội ác?

 

Dù vàng lên cao đến cỡ nào thì có những thực tế không thể khác:

- Cao so với thế giới trên dưới 20 triệu đồng (một sự chênh lệch phi lý, vô duyên, và có thể nói là tội ác).

- Giá mua và giá bán chênh lệch khá lớn nên có chạy theo giá vàng tại một thời điểm thì phần thiệt thuộc về người dân, dù là đi mua hay đi bán.

vendredi 24 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc

 

Ngoài mối lo giảm phát, thay vì lạm phát, Trung Quốc đứng trước hai vấn đề lớn nữa: Số người làm việc giảm xuống và hiệu năng sản xuất ngưng đọng.

Giá nhà cửa ở Trung Quốc từ tháng Chín qua tháng Mười đã tụt xuống năm tháng liền, mạnh nhất kể từ tháng Hai năm 2015, theo bản tin kinh tế Bloomberg. Cả nền kinh tế xuống theo vì ngành xây dựng đóng góp một phần tư trong Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Trung Quốc.

Kinh tế xuống không phải chỉ do thị trường địa ốc. Nguyên nhân sâu xa là sự thất bại của cả mô hình kinh tế bất chấp thực tế cũng như lý luận, vì chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền hành của đảng Cộng sản.

lundi 12 juin 2023

Nguyễn Ngọc Chu - « Phân rã quyền lực » để giải bài toán năng lượng quốc gia

 

Thanh tra EVN có thể giúp tìm ra một phần sự thật về hoạt động của EVN, biết được sự lỗ, lãi của EVN, cũng như câu trả lời về có tăng giá điện để bù lỗ cho EVN hay không?

Nhưng thanh tra EVN sẽ không đưa ra được lời giải cho các bài toán quan trọng như: Bao giờ thì không còn bị cắt điện? Bao giờ người mua được lựa chọn nhà cung ứng điện với giá thành hợp lý? Bao giờ thì hệ thống điện đáp ứng các tiêu chí môi trường?

Bài toán đảm bảo năng lượng cho quốc gia là bài toán phức tạp mà nước nào cũng phải đối mặt. Vì là bài toán chung cho mọi quốc gia nên có thể tìm thấy nhiều điểm chung trong các phương thức tiếp cận. Sự khác biệt phần nhiều phụ thuộc vào mức độ các dạng tài nguyên và trình độ công nghệ của mỗi nước. Bởi vậy, đối với các quốc gia chậm phát triển, thì hệ thống điện của các nước tiên tiến luôn là những mẫu hình tham khảo quý báu.

samedi 10 juin 2023

Tạ Duy Anh - Bà già nghèo và ngành điện

 

Vài lời rào đón: Bài viết này tôi viết từ 10 năm trước, đăng trên báo Công lý và Xã hội, sau đó in trong cuốn "Làng quê đang biến mất"- NXB Hội Nhà văn 2014. Bối cảnh của bài viết là báo chí hồi đó đưa tin về việc ngành điện đầu tư ngoài ngành khiến thua lỗ nặng, nhưng lương bổng của lãnh đạo ngành điện thì cao ngất ngưởng, nhiều người rất giầu, cùng với việc giá điện tăng không ngừng.

Giờ đọc lại thì thấy, hóa ra sau 10 năm, tư duy độc quyền của ngành điện vẫn không thay đổi mảy may. Và chuyện thiếu điện, dù có thể đổ lỗi cho quy hoạch, như bài của nhà báo Huy Đức, nhưng ngành điện không thể bám vào đó để rũ trách nhiệm

***

Lần ấy tôi về quê và lúc chập tối tranh thủ đến thăm một người bà con nghèo. Tôi đến trước ngõ, tần ngần nhìn vào phía bên trong cổng tối om. Đã định quay ra thì nghe tiếng gọi. Lát sau mới thấy có ánh đèn điện. Hóa ra bà cụ già với một đứa cháu ngoại đang ăn cơm nhờ ánh sáng của nhà bên cạnh hắt sang! Tôi hỏi sao không thắp đèn lên, thì bà trả lời: “Hồi chưa có diện thì cứ mong đứng mong ngồi. Giờ có điện thì lại không dám dùng vì không có tiền”.

vendredi 9 juin 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Điện, mười năm nữa thì sao ?

 

Một công ty kinh doanh chỉ cần có 100.000 khách hàng thường xuyên thì đã thu vào lợi nhuận khá lớn và phát triển nhanh chóng.

Vậy mà ngành điện có đến 100 triệu khách hàng tiêu dùng ổn định và hàng triệu khách hàng là các cơ sở kinh doanh sản xuất lớn nhỏ lúc nào cũng mua điện, mà làm ăn cứ lỗ nặng là sao? Rồi lại thiếu điện cung cấp cho khách hàng nữa.

Chuyện kéo dài hơn 30 năm kể từ khi mở cửa đón nhận ánh sáng văn minh nhân loại đến bây giờ, chứ không phải là chuyện ngày một ngày hai.

Lưu Trọng Văn - Phá thế độc quyền năng lượng là đòi hỏi cấp bách của người dân

 

Thảo luận dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM ngày 08-06, đại biểu Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) đề nghị “Giao cho TP.HCM tính toán, tự cho phép các hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn tự lắp, tự dùng và có thể chuyển Điện lực TP.HCM về cho TP.HCM quản lý để giảm bớt độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam".

Đề nghị này được Dân Sài Gòn rất ủng hộ vì điện tiêu dùng của họ không thể phó thác cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam độc quyền mãi được.

Không chỉ Sài Gòn mà các địa phương phải chủ động nguồn điện của mình và nguồn điện cho mình nếu có điều kiện.

vendredi 2 juin 2023

Đỗ Duy Ngọc - EVN lỗ thật không ?

 

EVN đã 8 lần tăng giá điện, gần nhất là tăng từ tháng 5.2023, và mới đây EVN lại đề nghị tăng thêm từ tháng 9.2023. Lý do Điện lực Việt Nam tăng giá vì lỗ.

Ở xứ ta, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước luôn than lỗ. Tài nguyên dưới đất chỉ đào lên mang bán mà cũng lỗ thì chẳng còn ý kiến gì nữa.

"Thực tế, thống kê báo cáo tài chính của 5 doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) và Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cho thấy, kết thúc năm 2022, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc ghi nhận doanh thu đạt 157.021 tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế đạt 309 tỉ đồng, giảm 64%. 

mercredi 31 mai 2023

Mai Bá Kiếm - Lấy lỗ làm giá !

 

Giống như người mẫu, hoa hậu bán dâm 30.000 USD trong đường dây của Lục Triều Vỹ, EVN cũng biết “lấy lỗ làm giá”!

Mười một năm trước (2012), Thanh tra Chính phủ đã kết luận “Tính đến hết năm 2011, EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng. So với vốn điều lệ là 77.000 tỉ đồng, EVN đầu tư ra ngoài ngành hơn 45.000 tỉ, là vi phạm quy định của Bộ Tài chính”.

Đáng chú ý, EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng, do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…”

vendredi 26 mai 2023

Trần Quốc Quân - Độc quyền : Giá điện ngày càng cao, lỗ ngày càng khủng khiếp

 

Trong khi Việt Nam có thể giá mua 1 kwh điện của Trung Quốc là 1.281 đồng, của Lào là 1.368 đồng, thì giá thành sản xuất điện trong nước của EVN năm 2022 lên tới 2.032 đồng.

Cao gấp 1,59 lần giá điện mua của Trung Quốc và cao gấp 1,49 lần giá mua điện của Lào. Dự kiến giá thành sản xuất điện của EVN trong năm 2023 còn cao hơn nữa, và ngày càng cao !

Câu hỏi đặt ra là, tại sao EVN sản xuất điện với giá thành cao như thế (so với mua của hai nước láng giềng Trung Quốc và Lào)? Để phải báo lỗ năm 2022 là 36.400 tỉ đồng, và ước lỗ lũy kế đến năm 2023 là hơn 93.000 tỉ đồng. Những con số kinh tế phi hiệu quả khủng khiếp.

Hà Phan - Tiêu chuẩn kép

 

Người ta đang dùng tiêu chuẩn kép với hai thủy điện Krong Nô 2,3 của Trung Nam hoạt động "chui" suốt 7 năm trời mà đến giờ Lâm Đồng mới ú ớ á thế à!

Nói trắng ra chưa hợp pháp, chẳng ai cho nhưng bằng cách nào đó họ vẫn bán, EVN vẫn thản nhiên mua hàng ngàn tỉ tiền điện dẫn đến hợp thức hóa dòng tiền cho Trung Nam. Còn vì sao họ mua, Trung Nam bán được thì trẻ con chắc cũng hiểu.

Nhưng với điện gió, điện tái tạo  đang tắc nghẽn, không hòa lưới được khi EVN la toáng thiếu điện, phải mua của cả Tàu lẫn Lào. Và cảnh cáo thiếu điện nếu không tăng, không abcd gì đó thì họ lại bảo giá chưa ok, nhiều dự án chưa được phép hay thiếu pháp lý!

Đỗ Duy Ngọc - Lòng tham không đáy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

 

Vừa rồi, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân đề xuất dùng 130.000 tỉ đồng hỗ trợ cho EVN cắt lỗ. Không hiểu EVN quản lý, điều hành thế nào mà càng làm càng lỗ.

Tiền điện của người tiêu dùng thì cứ tính lũy tiến hoa cả mắt, nhìn chẳng hiểu gì cả, cứ việc trả tiền vì chậm thanh toán là cắt ngay. Trong khi điện mặt trời, điện gió sản xuất ra, EVN tìm đủ mọi cách để từ chối mua hòa vào điện lưới quốc gia. Lại đem tiền đi mua điện của Lào, Trung Quốc với giá cao. Cứ làm khó nhau thế mới có cái để bỏ túi chứ!

Giá điện thì tính chung chi phí những hoạt động chẳng dính chi đến điện như xây trụ sở, mua bán bất động sản, kinh doanh tùm lum. Lời đâu không thấy chỉ thấy thua liền cộng chung vào chi phí giá điện. Rốt cuộc kẻ chịu tội vẫn là người dân. Lãnh đạo ngành điện càng lúc càng giàu mà EVN lúc nào cũng than lỗ.

Nguyễn Thông - Điên nặng điện

 

Hồi tháng Hai, tháng Ba vừa rồi, khi chưa vào mùa nóng, rộ lên chuyện đám lãnh đạo ngành điện quyết không chịu mua điện gió, điện mặt trời của các doanh nghiệp "gió trời" ở xứ này.

Lý do chúng đưa ra là phải đúng quy định, quy trình, phải có bài có bản do chúng đặt ra. Doanh nghiệp nào đạt "chuẩn" thì chúng mới mua, mới được bán điện, được hòa vào lưới điện quốc gia.

Trời vẫn nắng, gió vẫn thổi, điện vẫn sinh ra, nhà nước vẫn véo von ưu đãi đầu tư, kêu gọi làm năng lượng sạch. Nhưng doanh nghiệp (chủ yếu là tư nhân) vẫn không bán được điện, lỗ sặc tiết, kêu trời chả thấu.

mardi 16 mai 2023

Nguyễn Thông - Thái Lan khác, ta khác

 

Khá nhiều lời khen ngợi khi biết kết quả tổng tuyển cử ở Thái Lan hôm qua 15.05. Dân Thái đã thực hiện quyền công dân đúng nghĩa, bầu ra những đại biểu của mình ở Hạ nghị viện (Quốc hội).

Chả biết họ có “sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng” không, nhưng đại đa số dân chúng đã chọn người ở hai đảng đối lập đại diện cho họ, chứ không bỏ phiếu cho đảng cầm quyền hiện tại của thống tướng Prayut Chan-O-Cha. Chính họ đã từng bầu cho đám đương quyền, nhưng qua năm tháng của nhiệm kỳ, lại mắt thấy tai nghe, họ chán đám độc tài nhà binh lắm rồi.

Họ chọn ai? Hai đảng đối lập thì đã rõ, nhưng cầm đầu hai đảng đó là hai người trẻ, một người đàn ông 45 tuổi, và một người đàn bà, gọi là cô gái thì đúng hơn, mới có 36 tuổi. Một trong hai người này sẽ là thủ tướng Thái Lan trong 5 năm tới. Quá nể, nể cả người bầu lẫn người được bầu.

dimanche 29 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Hai đề xuất về chương trình văn nghệ tất niên trên đài truyền hình trung ương

 

1. TẠI SAO NHÂN DÂN QUAN TÂM?

Dư luận xã hội từ sau đêm 30 Tết đến hôm nay vẫn không ngừng bàn luận về chương trình ‘Táo quân’ cuối năm 2022. Việc một phần lớn nhân dân cả nước quan tâm đến chương trình văn nghệ cuối năm phát trên VTV là điều dễ hiểu.

Trước hết bởi vì VTV là kênh truyền hình đại diện cho cả nước. Chương trình văn nghệ cuối năm của VTV phải tập trung được trí tuệ và tài năng văn nghệ cả nước.

lundi 14 février 2022

Hà Huy Sơn - Tích lũy tư bản bằng độc quyền đất đai


Trong lịch sử, các nước tư bản để trở thành những nước phát triển đều trải qua giai đoạn tích lũy tư bản. Chẳng hạn như tích lũy tư bản nguyên thủy:

“Bằng buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, đặc biệt giữa các khu vực, đặc biệt là buôn bán nô lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản.

Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe dọa để mua được hàng hóa với giá rẻ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao.

jeudi 8 juillet 2021

Võ Hồng Ly - Chợ bị cấm, các ông lớn độc quyền


Càng sát giờ Sài Gòn phong tỏa, bà con càng chen lấn đổ xô đi mua đồ ăn tích trữ. Dù giá cả đã tăng gấp đôi, gấp ba lần ngày thường nhưng phần lớn người đi mua đều tặc lưỡi chấp nhận. Một số người thậm chí vẫn còn vui vẻ thở phào vì đã nhanh chân mua kịp được đồ ăn, dẫu đã phải cay đắng rút ví nhiều lần trước đó.

Để giải thích về việc giá thực phẩm tăng cao trong những ngày qua, truyền thông chỉ biết đổ lỗi cho tiểu thương gom hàng tìm cơ hội dịch bệnh để chặt chém khách hàng. Tuy nhiên, truyền thông lại không quên ca ngợi các siêu thị vẫn luôn giữ giá bán ổn định…

Hiện tại, các chợ tự phát bị cấm. Các chợ đầu mối trở thành nguồn lây tại Sài Gòn đã bị phong tỏa. Một số chợ truyền thống có dính đến F0 đã bị đóng cửa. Các nhà hàng, quán ăn tưởng có thể thoi thóp sống bằng cách bán đem đi giờ phải đóng cửa kể từ 0 giờ đêm nay. Giới shipper dù vẫn được hoạt động nhưng giờ sẽ không thể đến các nhà hàng, quán ăn mua đồ về giao cho khách nữa ngoài việc đi chợ tại các siêu thị.

dimanche 30 mai 2021

Hà Phan - Tư duy độc quyền vaccin đã bị phá bỏ


Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rõ “Phải dùng mọi biện pháp, từ ngoại giao, Chính phủ, doanh nghiệp đến người dân để tiếp cận mua vaccin”.

Còn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long khẳng định "'Mở tất cả các cửa để có vaccin Covid-19'’.

Như vậy tư duy chỉ có Bộ Y "độc quyền" vaccin hay chỉ nhập qua doanh nghiệp nào đó đã chính thức bị phá bỏ. Dù muộn nhưng tôi ủng hộ cả hai tay, và có lẽ đại đa số người dân nước này cũng đồng tình như thế.

samedi 26 décembre 2020

Hồ Quốc Tuấn - Giáng sinh buồn cho Alibaba

Bác Jack bị chính quyền Trung Quốc táng một phát nặng, bắt đầu điều tra thao túng thị trường vì vị thế độc quyền Alibaba. Giá cổ phiếu đi cái rẹt. CNBC và Bloomberg mô tả sự kiện này như một cú đánh của chính quyền vào tình trạng độc quyền của Big Tech Trung Quốc.

Nhưng dân tình ở Trung đồn với mình câu chuyện khác. Số là hồi năm trước bác Jack đã đạp trúng đuôi của một bác trong Bộ Chính trị (kiểu cướp đồ ăn trong chén của kinh-tài bác kia, lại vừa lên TV chọc) và một bác trong team nguyên lão, kiểu là phe bảo thủ. Nên các bác kia ghim hận.

Năm nay do phe của Vương Kỳ Sơn bị dính phốt, bác Tập có vẻ xìu xìu với vụ bắt hối lộ và bắt đầu quay qua phe bảo thủ mà có sân sau. Sự trỗi dậy của phe này là sẽ bụp ngay mấy bạn mới nổi mà ăn nói văng mạng như bác Jack - được cho là thuộc phe cấp tiến hơn đang giành chén cơm của phe kinh-tài của họ.

jeudi 22 octobre 2020

Mai Bá Kiếm - Độc quyền từ thiện hay cò từ thiện ?


Để quản lý tận răng mọi hành vi thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái của đồng bào trong thiên tai và hoạn nạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2008 liệt kê 3 nhóm tổ chức, đơn vị được “độc quyền” tiếp nhậnphân phối tiền, hàng cứu trợ gồm:

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTW MTTQVN) và các cấp; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam các cấp; Báo, Đài trung ương và địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định.

mardi 13 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Sách giáo khoa « xã hội hóa » : Láo toét !

 


Nghe quý vị giáo sư Cánh Diều luôn mồm nói bộ sách giáo khoa lớp 1 của quý vị là sách “xã hội hóa”, rồi dẫn nghị quyết này chủ trương nọ về xã hội hóa sách giáo khoa để chứng minh rằng quý vị đây đang đi tiên phong khai phóng nền giáo dục nước nhà, chỉ muốn chửi : Láo toét !

Mọi người cần biết, khoảng vài chục năm nay nhiều ý kiến có trách nhiệm của giới khoa học và dân chúng đề nghị xóa bỏ tình trạng độc quyền, phải nói thẳng là rất đáng kinh tởm của Bộ Giáo dục đối với sách giáo khoa thông qua nhà xuất bản (NXB) Giáo dục. Những ý kiến đó va vào đôi tai điếc của nhiều đời Bộ trưởng Giáo dục.

Mãi đến năm 2014, sau gần 30 năm đổi mới đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Quốc hội mới lần đầu tiên đề cập đến việc phá bỏ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa trong Nghị quyết 88/2014/QH13 về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.