Affichage des articles dont le libellé est Hồ Chí Minh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồ Chí Minh. Afficher tous les articles

samedi 23 novembre 2024

Nguyễn Thông - Đinh Thế Huynh (2)

 

Nhắc tới Thành cổ Quảng Trị 1972 mùa hè đỏ lửa, giới nghệ sĩ có hai nhân vật nổi danh gắn với nó, là bác Lê Duy Ứng họa sĩ và bác phó nháy (chụp ảnh) Đoàn Công Tính. Họ cận kề ranh giới sống chết, để lại cho đời những tác phẩm chân thực.

Hồi lâu rồi, tôi đến chơi nhà Vũ Trường Thành (ở Hải Phòng), ngó thấy trên tường bức tranh sơn dầu rõ to về chiến trường Quảng Trị 1972, góc dưới có chữ ký của Lê Duy Ứng. Thành bảo lão í mới tặng tao, còn tao chỉ trả bằng mỗn tô bánh đa đỏ bà xã nấu.

Tôi chả hiểu gì về tranh triếc nhưng cũng ra vẻ tấm tắc, lại còn bảo ông Ứng mà chết, mày cứ đem cái tranh này bán đấu giá, có khi tiền còn nhiều hơn bán căn nhà cấp 4 ni. Thành cười, xưa nay mày đ*o nói được câu nào ra hồn nhưng lời vừa rồi thì chính xác.

mardi 12 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tảng đá quá khứ và đường tới tương lai

(Xin chép lại bài viết cách đây năm năm! – LHLV)

Ngày 08/11/2019, báo Thanh Niên đưa tin “Theo thông tin của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch”.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang không chỉ là một cao tăng, cuộc đời ông gắn với giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam những năm 1963-1975. Đây là giai đoạn từ cuối thời ông Ngô Đình Diệm chấp chính tại Miền Nam kéo dài tới tháng 4/1975 khi đất nước thống nhất, một giai đoạn đầy cảm xúc khi nhớ lại.

Trong giai đoạn này, hai nhân vật có ảnh hưởng lịch sử rất lớn là ông Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và ông Ngô Đình Diệm ở Miền Nam.

mercredi 25 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Nếu Mỹ không bỏ rơi bác mình ?

 

Hôm nay có nhiều người nhắc tới kịch bản là nếu tổng thống Mỹ Truman chấp nhận thư cầu viện của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Tất nhiên sử không thể nếu, nhưng học sử để có thể suy đoán nếu...thì một cách biện chứng, từ đó biết tránh đi khả năng xấu có thể xảy ra. Nếu mình không say rượu, thì mình đã không bị tai nạn giao thông, dù lúc đó đã bị rồi, nhưng lần sau sẽ rút kinh nghiệm được. Ôn cố tri tân là như vậy.

Kịch bản bên chuồng bò vẽ ra mới buồn cười, như ảnh đính kèm, việc ôn cố tri tân này cũng phải hiểu lịch sử mới làm được. Chứ như thằng ngu nó sẽ bảo tai nạn do đen hay do thằng khác đâm vào nó thôi chứ không phải do say rượu.

mardi 24 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Người bạn Mỹ

Câu của tổng tịch nói này mới đúng một phần thôi anh em nhé. Đội OSS (Deer team - Con Nai) đúng là có hỗ trợ Việt Minh chống Nhật, huấn luyện chiến đấu cho quân ông Giáp và tiêm thuốc cứu ông bác bị sốt rét (báo đảng bảo do ông lang cứu!).

Nhưng kể từ ngày 15/08, Nhật đầu hàng đồng minh, thì OSS được lệnh dừng hỗ trợ cho Việt Minh. Vì thế, nhưng ngày họ ở bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội chỉ là bạn xã giao, anh em xã hội thôi, không còn hỗ trợ chính thức dưới vai trò của OSS nữa mà chỉ là cá nhân.

Ngày 01/10/1945, họ được lệnh rút khỏi Hà Nội, không can dự vào chính trị Đông Dương nữa.

lundi 16 septembre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Bác L’Abbé Pierre

Nước Pháp có một nhân vật đã thực sự vĩ đại, l’Abbé Pierre. Nói về ông thì không biết đến bao giờ mới hết. Công trạng của ông như trời, như biến.

Người Việt Nam nói chung cũng không biết nhiều về ông, nhưng ông thực sự đã nổi tiếng không những Pháp mà cả trên thế giới. Dưới đây là tóm tắt một phần cuộc đời và công trạng của ông.

L’Abbé Pierre, tên thật là Henri Grouès, là một nhân vật tiêu biểu trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất công xã hội ở Pháp. Sinh năm 1912, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những người nghèo, trở thành biểu tượng của sự đoàn kết tương thân và hào phóng.

jeudi 25 juillet 2024

Trần Trung Đạo - Chuyện từ vùng biên giới Bắc-Nam Hàn

Tháng 6, 2016, người viết có dịp thăm vùng phi quân sự giữa biên giới Bắc và Nam Hàn. Người hướng dẫn du lịch là một sĩ quan quân đội Nam Hàn về hưu và nói tiếng Anh lưu loát.

Ông vừa làm việc thiện nguyện tại đài tưởng niệm Chiến Tranh Triều Tiên ở thủ đô Seoul và vừa làm hướng dẫn viên cho du khách, nên có hiểu biết rộng rãi về lịch sử và thời sự Nam Hàn.

Người viết cũng đọc khá nhiều sách vở về đời sống của người dân Bắc Hàn, và hiểu chính sách tẩy não thâm độc của chế độ họ Kim áp đặt lên người dân Bắc Hàn từ khi sinh ra cho đến tuổi trưởng thành, nên không lấy làm lạ. Chuyến xe du lịch chỉ có bốn người, nhưng người hướng dẫn lẫn người viết đều quan tâm đến những vấn đề lịch sử, chiến tranh, thời sự nên thảo luận sôi nổi suốt đoạn đường từ thủ đô Seoul lên vùng biên giới.

“Làng Hòa Bình” Bên Kia Sông Imjin

samedi 20 juillet 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Khóc lãnh tụ!

Năm 1969, Tố Hữu sáng tác bài thơ Bác ơi để khóc ông Hồ Chí Minh. Bài thơ có nhiều câu hay. Thật vậy, không thể phủ định tài năng của ông. Nhất là khi nguồn cảm hứng là bưng bô, nịnh bợ và tuyên truyền cho chế độ cộng sản.

Trong bài có những câu:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (3)

Làng Trà Phương (xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) quê tôi bé tí mà cũng có những hai bãi tha ma. Bây giờ gọi tuốt là nghĩa trang, nghĩa địa, chứ ngày xưa chỉ nôm na bằng bãi tha ma.

Thậm chí còn đơn giản hơn, là mả. Một cái có tên Mả Đò ở xóm ngoài, còn cái kia tên Mả Vối xóm trong. Dân làng chết, ai gần chỗ nào thì chôn chỗ ấy. Tại sao tên Mả Đò? Nguyên do cái bãi tha ma này nằm kế ngay bến đò đi qua một nhánh rộng của sông Văn Úc, đò nối từ làng Trà sang làng Tú Đôi thuộc tổng Ngũ Phúc.

Nghe các cụ kể chỗ này từ thời nhà Lý là nơi định cư của những tù binh xứ Chiêm Thành, bị vua Lý bắt về đày ở đó để mở mang khai phá đất đai vùng duyên hải. Mả Đò lúc đầu chỉ chôn cất những kẻ bại trận tha hương, sau dân sở tại cũng chôn đó luôn, thành cái bãi tha ma ngay bến đò. Các bậc tiên tổ, tiền nhân họ hàng nhà tôi cũng chôn ở Mả Đò, mỗi ngôi mộ một nấm cỏ xanh, gia tộc khi sống thì quần tụ với nhau từng khu sau lũy tre làng, chết lại về Mả Đò sum họp nơi âm phủ.

jeudi 18 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện cũ

Năm 1969, lúc đó tôi mới 14 tuổi, đang học lớp 7.

Cuối tháng Tám tây, nghe người lớn xì xào to nhỏ gì đó với nhau, hễ cứ thấy trẻ con lại gần thì họ im, chả nói nữa. Hình như có điều chi nghiêm trọng lắm, chẳng hạn vỡ đê, chết người, bạo loạn ở đâu đó, không thể cho trẻ con biết.

Hôm 1.9, ông Sơn (giờ còn sống) bí thư xã nói tại ủy ban, các đồng chí đừng nghe tin đồn nhảm. Tôi vừa họp trên huyện về, bí thư huyện vừa họp ngoài thành phố về, thành phố họp trên trung ương về, đều được thông báo bác Hồ vẫn rất khỏe, vẫn làm việc bình thường.

jeudi 27 juin 2024

Dương Quốc Chính - Vài đánh giá về luận án tiến sĩ Luật của hòa thượng Thích Chân Quang

(Bài này mình viết từ ngày 03/01/2022, khi mới có tin ông Việt bảo vệ luận án tiến sĩ Luật. Vì hồi đó Facebook này bị khóa nên mình đăng bên page, nay đăng lại bên này cho mọi người đọc lại).

Mấy hôm trước mạng xã hội rộn ràng về sự kiện hòa thượng Thích Chân Quang bảo vệ luận án tiến sĩ Luật tại Đại học Luật Hà Nội. Mình cũng tò mò xem thử trên YouTube và có vài nhận xét cá nhân. Mình không học luật, cũng không thuộc giới hàn lâm, nên đánh giá như một bài review của độc giả một cuốn sách (luận văn).

Mình thấy có mấy người đã đánh giá về buổi bảo vệ này dựa trên clip trên YouTube. Trong đó có một clip rất đáng chú ý của một bạn đang nghiên cứu luật ở Canada. Nhưng mình thấy để đánh giá một luận văn thì nên đọc bản luận văn đó thì chính xác hơn là chỉ xem buổi bảo vệ, do ông Vương Tấn Việt (tên thật của vị hòa thượng) chỉ bảo vệ tóm tắt nội dung luận án.

vendredi 21 juin 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Lịch sử báo chí Việt Nam có bề dày hơn 150 năm, chớ không phải 99 năm đâu


Tờ "Gia Định Báo" ra mắt công chúng Sài Gòn ngày 15/04/1865 là tờ báo đầu tiên của Việt Nam.

Tờ Gia Định Báo ra hàng tuần, và tồn tại đến 44 năm, đình bản vào ngày 01/01/1910. Gia Định Báo dùng chữ Quốc Ngữ và do đại học giả Trương Vĩnh Ký làm tổng biên tập. Như vậy, cũng có thể nói rằng ông Trương Vĩnh Ký là ký giả đầu tiên của Việt Nam.

Nam kỳ còn là nơi cho ra đời tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam. Đó là tờ tuần báo "Nữ Giới Chung" (tiếng chuông của nữ giới) được ra mắt công chúng Sài Gòn năm 1918.

mercredi 19 juin 2024

Dương Quốc Chính - Bài học hai mặt

Lần đầu mình thấy công an phải có màn diễn tập đón đoàn Putin, có cả ô tô chống đạn của Putin như thật! Trong khi báo chí vừa mới đăng tin là tối nay đoàn mới sang!

Tối anh mới sang thì anh báo cmn sớm đi để chiều tối hãy cấm đường đỡ khổ dân Hà Nội. Mình dự là Putin đang ở Triều Tiên, mà lịch bên đó cũng không công bố cụ thể, nên Việt Nam cũng không biết lúc nào anh xong việc để tạt qua bên này. Đâm ra cứ cấm đường đại luôn từ 7 giờ sáng hôm nay.

Hay đoàn xe diễn tập kia mới là Putin thật đang làm việc rồi? Tối nay mới là đoàn giả để biểu diễn? Vừa gốc KGB lại tội phạm quốc tế nên cẩn thận rườm rà phô diễn cồng kềnh quá.

samedi 1 juin 2024

Lê Thiếu Nhơn - Ai giả sư và ai u mê?

Nhiều người đang bức xúc vì những ngôn từ khiếm nhã của Angela Phương Trinh công kích tu sĩ Thích Minh Tuệ là “kẻ giả sư đi khắp nơi biểu diễn” và “được truyền thông bẩn ca ngợi, quần chúng u mê ủng hộ”.

Cô diễn viên trẻ này vốn không nhận được sự giáo dục đầy đủ ở cả gia đình lẫn nhà trường, lại làm đệ tử của thượng tọa Thích Chân Quang, nên phát biểu xàm xí cũng bình thường.

Nói theo kiểu “ba trợn” của thượng tọa Thích Chân Quang, thì đáng trách hơn trong bối cảnh nhiễu loạn mạt pháp hôm nay là người đàn ông vẫn xưng danh giáo sư Hoàng Chí Bảo.

mardi 21 mai 2024

Dương Quốc Chính - Một đít hai ghế

Anh Huy Đức viết không rõ ràng về trường hợp chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức bộ trưởng ngoại giao, nên mình bổ sung cho rõ vấn đề lịch sử và pháp lý này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có kiêm nhiệm bộ trưởng ngoại giao vào hai thời điểm trong giai đoạn nhiễu nhương 45-46. Giai đoạn này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tới 4 chính phủ, tên cụ thể xem ảnh đính kèm. Hai chính phủ đầu là trước khi có Hiến pháp, nên gọi là chính phủ lâm thời. Chưa có Hiến pháp tức là chưa có định nghĩa về chức danh cụ thể.

Ở hai chính phủ lâm thời, thì chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ tịch chính phủ (không phải chủ tịch nước), không phải nguyên thủ quốc gia, lúc đó ông Hồ kiêm bộ trưởng ngoại giao. Ở chính phủ thứ ba, nó thực sự đa thành phần, vì có sự tham gia của Việt Quốc và Việt Cách, chức bộ trưởng ngoại giao rơi vào Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) của Việt Quốc. Chính phủ này thành lập sau khi có Hiến pháp 1946, đã có Quốc hội rồi. Ở chính phủ thứ tư, Việt Quốc, Việt Cách bị thanh trừng và bỏ trốn nên phải cải tổ chính phủ, ông Hồ lại làm bộ trưởng ngoại giao thêm một năm.

mercredi 1 mai 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chê người nên nghĩ đến ta

 

Như thường lệ 30/04, cả nước lại ăn mừng chiến thắng. Bốn mươi chín năm rồi vẫn như cũ : cờ quạt, mít-tinh, discours khí thế hào hùng rung chuyển trời đất...

Ngày 30/04 cứ tưởng là ngày vui nhất, ngày hạnh phúc nhất của dân tộc, nhưng nào ngờ đó lại là ngày đen tối, ngày chiến thắng của cái ác mà lúc đó người ta lại tưởng là cái thiện.

Thực ra cái ác đó nó đã có ở Liên Xô cách ngày 30/04/75 hàng nửa thể kỷ. Nhưng vì bị bưng bít thông tin nên lúc đó chúng ta không biết và cứ hùng hục oánh nhau, bất kể mất mát về tiền của và nhân mạng để đưa cái ác lên ngôi.

mardi 30 avril 2024

Huy Đức - « Bác » và « Tháng Tư » ở Đông Dương


Chỉ là tình cờ khi đến Udon Thani vào đúng ngày 30-4, lại vừa đọc cuốn "Quân Tình Nguyện Việt Nam ở Chiến Trường Hạ Lạo và Đông Bắc Campuchia".

Suy nghĩ, rất suy nghĩ. Cộng đồng người Việt ở Udon rất cách mạng và rất nghèo.

Người trông coi Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Udon rất tự hào là cộng đồng người Việt ở đây vẫn rất cách mạng. Anh nuối tiếc là không kịp hồi hương hồi thập niên 1960s vì ở lại Thái người Việt bị coi như kẻ thù. "Chúng tôi chỉ mới được tự do khoảng 20 năm nay. Trước đó Thái Lan không cho học lên, vì học lên là giàu lên lại lấy tiền nuôi cách mạng". Cho đến cuối thập niên 1990s, người Việt ở Udon không được phép lên Bangkok.

samedi 6 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Có đi có lại ấy mà

 

Việc thành phố Vinh chuẩn bị đón bức tượng 4,5 tấn đồng cụ Nin do thành phố Ulianov, Nga tặng để đặt tại đại lộ Lê Nin, đã gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau trên mạng xã hội.

Có một số người phản ứng quyết liệt, vì trên thế giới và ngay tại Nga và nhiều nước cộng sản trước đây, nhiều nước trong Liên bang Xô viết trước đây đã từ lâu hạ bệ tượng Lê Nin, vậy tại sao Vinh lại dựng tượng Lê Nin?

Có người cho rằng trong lúc Nghệ An vẫn phải xin Trung ương gạo cứu đói tại sao lại làm việc tốn kém và chưa thống nhất lòng Dân, phân rẽ dư luận vậy.

samedi 16 mars 2024

Chu Mộng Long - Đại tăng Thích Chân Quang rủa sả người câu cá

 

Đại tăng Thích Chân Quang khi giảng về nhân quả và nghiệp báo, có dẫn trường hợp về người câu cá.

Ngài nói, đại ý, hình ảnh người câu cá trông có vẻ thanh tao, thơ mộng, tư thế ung dung giữa mây nước như thần tiên. Nhưng thực chất là kẻ lừa đảo. Móc con trùn vào lưỡi câu, lừa cá đến ăn rồi giật toét mồm cá ra. Những kẻ ấy ắt bị nghiệp báo là lở mồm toét họng ra...

Nhiều bạn bình rằng ngài đã rủa sả các bậc tiền nhân và những người làm nghề câu cá. Tôi thì chột dạ khi thấy trong bộ sưu tập hình ảnh Bác Hồ, có hình ảnh lãnh tụ ngồi câu cá.

mardi 27 février 2024

Dương Quốc Chính - Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra như thế nào ?

Mình mới đọc được comment của một người hình như là thày giáo dạy sử, như ảnh đính kèm, khi bạn này bình luận về quân Pháp vào thời điểm họ tấn công vào phía Việt Nam. Comment tuyệt đối đúng sách giáo khoa, mà thày được học và đi dạy!

Xét thấy quan điểm này quá phổ biến đối với người Việt và được coi là quan điểm chính thống, yêu nước, nên người ta mặc sức tuyên truyền một cách vô tri. Mình tin là rất hiếm người được hoặc cố gắng tìm đọc thông tin nhiều chiều, nên cũng mặc nhiên coi quan điểm này là tuyệt đối đúng.

Theo những gì mình tìm hiểu lâu nay, người Pháp trước thời điểm bị Nhật đảo chính năm 45 có cách hành xử rất khác với người Pháp quay trở lại Đông Dương với vai trò giải giáp Nhật đại diện đồng minh. Ban đầu là thay thế người Anh ở Nam vĩ tuyến 16, sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 thì tiếp tục thay thế quân Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (2)

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng Hòa), cụ Hồ lại chúc Tết.

Như đã nói, ông cụ chúc Tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc Tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 - 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.