Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles

mercredi 2 avril 2025

Võ Xuân Sơn – Không đồng ý việc Trung Quốc diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tôi nhớ, trong hồi ký của Frank Snepp có nói đến cuộc thương thuyết giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

Theo đó, phía Bắc Việt và Việt Cộng nói sẽ pháo kích bao nhiêu phát đạn (tôi không nhớ rõ số liệu) vô Dinh Độc Lập. Theo tinh toán của phía Mỹ, thì với “sai số cho phép”, Đại sứ quán Mỹ cũng sẽ trúng hàng ngàn phát pháo kích. Lúc đó, Mỹ rất lo ngại việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tử thủ, dẫn đến cuộc pháo kích làm mất mặt nước Mỹ kia.

Theo những nguồn tin khác, trước khi Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút quyết định, đã có kẻ đại diện cho chính quyền Bắc Kinh khi đó, đến và yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh tử thủ, họ sẽ thay thế Mỹ chống lưng cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, để tránh một cuộc tắm máu cho Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng.

vendredi 28 mars 2025

Hoàng Quốc Dũng - Quan điểm và trí tuệ theo thời gian

Cách đây 100 năm, tranh luận về chủ nghĩa cộng sản chủ yếu là vấn đề quan điểm. Thời điểm ấy, chủ nghĩa này mang đến nhiều hy vọng vì chưa ai có thể biết trước kết quả thực tế của việc áp dụng nó.

Ngày nay, lịch sử đã chứng minh: chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm ở nhiều quốc gia và để lại những bài học cay đắng với thất bại kinh tế, sự đàn áp và mất tự do. Chính Lê-nin từng viết: "Mọi lý thuyết phải qua thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tế là người thẩm phán khắt khe nhất đối với mọi lý thuyết." Và thực tế đã cho thấy: thế giới cộng sản đã hoàn toàn sụp đổ.

Dù vậy, vẫn có những người bám víu vào lý tưởng này mà không rút ra bài học từ quá khứ.

Dương Quốc Chính – Phạm Ngọc Thảo có phải Việt Cộng không ?

Mình mới xem video phỏng vấn tướng Nguyễn Chí Vịnh trên YouTube của kênh M21. Kênh này chắc có người nhà với bên quân đội, thấy địa chỉ ở Lý Nam Đế, mà phỏng vấn được nhiều nhân vật quan trọng.

Ông Vịnh kể lại chuyện do ông Ba Quốc, tình báo Cục 2 nằm vùng ở tình báo Việt Nam Cộng Hòa, kể lại chuyện thời còn hoạt động. Đoạn nói về ông Phạm Ngọc Thảo, chính ông Quốc chỉ ngờ ngợ ông Thảo là người của "ta", đến năm 85 mới kể cho ông Vịnh như vậy.

Sau này nhà nước có truy tặng huân chương cho ông Thảo, nhưng mình không thấy có bằng chứng gì cho thấy là ông Thảo là người của cộng sản. Theo mình thì ông ấy chỉ là cảm tình viên, đại khái là người có tinh thần dân tộc, ông ấy cũng rất thân thiết với anh em ông Diệm và được tin cậy.

jeudi 27 mars 2025

Cù Mai Công – Tên phường xã mới ở TPHCM : Nối cho đúng sau đứt đoạn

 

(Sao không hỏi ý kiến những vị vốn yêu Sài Gòn - Gia Định đến tận cùng với vốn hiểu biết lớn !)

Có lẽ lúc này người Sài Gòn - Gia Định cũ rất vui khi nghe đề xuất của các quận huyện ở TPHCM về tên các phường xã sáp nhập: Đa số lấy tên làng xã cũ, nhiều tên có trước thời Pháp thuộc.

Một vùng đất hơn 300 năm thì những cái tên 200, 300 năm ngỡ đâu chỉ còn trong sử sách, tài liệu, bài viết nghiên cứu Sài Gòn - Gia Định giờ đã trở lại sống động.

Tôi không nói những cái tên ấy hồi sinh vì thực tế dù có thay đổi địa danh, bao năm qua nó vẫn sống - trong truyền miệng, trong lời ăn tiếng nói của người dân, nhất là những người lớn tuổi. Điều đó cho thấy văn hóa, truyền thống không dễ một sớm một chiều mai một.

mercredi 26 mars 2025

Nguyễn Đình Bổn - Giữ lại những tên cổ ở Gò Vấp


Theo dự trù khi bỏ cấp quận, Gò Vấp sẽ gộp lại còn 3 phường là Gò Vấp, Thông Tây Hội và An Nhơn. Đây là những tên cổ có từ thời lập đất. Rất ý nghĩa.

Tôi đề nghị sẵn dịp này cải chính luôn tên Hạnh Thông (gọi sai từ trước năm 1975) thành tên đúng là Hanh Thông. Sửa tên chợ là Hanh Thông Tây.

Người xưa đặt tên Hanh Thông mang nghĩa "hanh" tượng trưng là một khoảng không gian thoáng, rộng, không có vật cản, đặt trong câu chữ thì nó có nghĩa khái quát nhất là sự thông suốt, thuận lợi. Còn “thông” cũng có một ý nghĩa nhàn nhã, thong thả, trôi chảy...

mardi 25 mars 2025

Hoàng Quốc Dũng - Chiến tranh Crimea trong quá khứ, hiện tại và bản chất của nước Nga

Có thể nhiều người không biết rằng Crimea từng là chiến trường giữa Nga và châu Âu. Đó chính là cuộc Chiến tranh Crimea (1853-1856), giữa Đế quốc Nga và liên minh gồm Đế quốc Ottoman, Pháp, Anh và Vương quốc Sardinia (nay là miền Bắc nước Ý).

Cuộc chiến bắt nguồn từ tham vọng của Nga muốn mở rộng ảnh hưởng sang Đế quốc Ottoman, vốn đang suy yếu. Các cường quốc phương Tây (Anh, Pháp và Sardinia) lo ngại sự bành trướng của Nga và muốn ngăn chặn điều đó.

Diễn biến chính

lundi 24 mars 2025

Song Phan – Sao lại phải xóa tên các tỉnh cũ khi muốn tinh giản bộ máy hành chánh ?

Thấy bà con bàn về nhiều vấn đề rắc rối. Trong đó có vụ xóa tên, đặt tên, thay đổi địa chỉ ... và nhiều hệ lụy khác có thể có, khi thực hiện chủ trương ghép tỉnh để quản lý hành chính, kinh tế.

Ở đây mục đích chính dĩ nhiên là muốn quản lý một cách hiệu quả, tiết kiệm hơn ; chớ không phải để gây xáo trộn, rắc rối không cần thiết. Do đó, sao không nghĩ thoáng ra.

Cứ coi xã, huyện/quận, tỉnh cũ chỉ là những cấp địa lý hay bưu chính thuần túy, thay vì các cấp quản lý hành chánh. Hãy thử để mọi thứ yên như cũ về tên gọi. Muốn gom hai, ba tỉnh lại làm một thì cứ đặt cho đơn vị hành chính mới này một cái tên chẳng hạn như khu [hành chính] thay vì tỉnh.

samedi 22 mars 2025

Lê Huy Lượng – Việt Nam Cộng Hòa thời tổng thống Diệm cứu trợ người tị nạn Tây Tạng

Đúng 60 năm trước, người dân Tây Tạng đã nổi dậy đòi độc lập, sau 9 năm "chung sống hòa bình" với Trung Cộng. Cuộc nổi dậy - từ 10 đến 23/03/1959 - đã bị quân đội chiếm đóng của Trung Cộng đàn áp đẫm máu.

Để tránh bị bắt cầm tù, lãnh tụ của dân Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải chạy trốn khỏi thủ đô Lhasa. Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cuộc hành trình gian lao nguy hiểm bằng đường bộ, từ ngày 17/03 và đã đến Ấn Độ an toàn vào ngày 30/03.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, dười thời tổng thống Ngô Đình Diệm, đã tức tốc gửi gạo và hiện kim đến Ấn Độ để cứu trợ những người Tây Tạng đào thoát đến đây. Tổng cộng, chính Việt Nam Cộng Hòa là một trong những quốc gia gửi cứu trợ nhiều nhất cho người tị nạn Tây Tạng, chỉ sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Một phái đoàn đại biểu của người dân và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng đã sang tận nơi để vấn an đức Đạt Lai Lạt Ma...

Nguyễn Thị Bích Hậu - Chữ tài và chữ họa của một bạo chúa


Khi thành Hoàng đế Trung Hoa sau khi thống nhất 6 nước nhỏ và yếu hơn, năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thực thi hai chính sách tàn bạo.

Thứ nhất là đốt sách. Mà theo đề nghị từ tể tướng Lý Tư, ông cho đốt tất cả các ghi chép của sử gia không phải của nước Tần, kể cả Kinh Thi và các tác phẩm của Bách gia chư tử. Việc đốt sách này diễn ra vào năm thứ 9 sau khi ông lên ngôi Hoàng đế.

Ban đầu trong 8 năm, ổng không cho đốt sách là vì vẫn muốn mời các văn nhân nho sĩ tới bàn thảo về các vấn đề chính trị xã hội, nhưng ông muốn xóa bỏ cái cũ, chỉ muốn nói tới cái mới.

jeudi 20 mars 2025

KD - Mặt trận Tiểu khu Darlac 10/3/1975

Nguyễn Ngọc Chính : Tôi nhận được email của Nguyễn Văn Hoa, người bạn đồng môn trường Trung học Ban Mê Thuột ngày xưa. Anh Hoa có viết một câu thật cảm động: “Hôm nay, một tuần sau ngày giỗ 50 năm thị xã Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac gục ngã, tôi vừa khóc vừa đọc lại bài "Mặt trận Tiểu khu Darlac 10/3/1975" do một người ký tên tắt KD trích lại.  Xin được chia xẻ với quý đồng môn Ban Mê Thuột ”.

Xin đăng lại nguyên văn những dòng dưới đây của tác giả KD để gửi đển các thân hữu và đồng môn “hồi ức” một ngày tang tóc của xứ “Buồn Muôn Thuở” 50 năm về trước. Những hình ảnh đi kèm do NNC sưu tầm trên mạng.

Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng bắc và hướng tây bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nỗ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất.

Dương Công Quan – Ngày này tháng này

* Quá khứ là một phần của lịch sử.  Quá khứ là những thân cây mà hiện tại là chiếc lá. Nếu có chiếc lá phủ nhận những thân cây kia thì chẳng khác nào phủ nhận một phần thân thể đã tạo ra.

* 20/03 là ngày sinh nhật của Thu Ba. Cách đây 50 năm, khởi đầu là ngày 20/03/1975 những chiếc xe đò chở chật cứng người từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy vào Nam đã chạy ngang qua thị trấn Bình Định là nơi tôi đang trấn giữ. Ngày bà xã tôi Thu Ba tròn 20 tuổi đang mang bầu đứa con đầu lòng của chúng tôi. Tin tức trên báo chí trên đài phát thanh nghe được là Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ từ đèo cả Tuy Hòa.

Không khí ngộp thở bao trùm, người dân của thị trấn cũng đã lục đục gồng gánh nhau đu theo những chiếc xe đò chạy loạn. Họ chỉ biết chạy về hướng Nam. Chạy và chạy mà không biết sẽ chạy về đâu khi phía sau lưng là chiến tranh rượt đuổi. Hai vợ chồng tôi cũng vậy. Tôi không thể đi vì nhiệm vụ phải ở lại. Tôi đưa Thu Ba lên một chiếc xe đò theo đoàn người chạy loạn để về Ninh Hòa. Dù sao đó ở đó có còn nhà ba má của tôi.

Nguyễn Khắc Nhượng – Tản mạn về việc đặt tên cho các tỉnh, thành phố sắp sáp nhập


Nếu sáp nhập tỉnh Quảng Nam hiện tại vào thành phố Đà Nẵng với tên gọi mới là thành phố Đà Nẵng, thì tên gọi Quảng Nam sẽ mất đi.

Các thế hệ về sau dần dà chẳng còn biết gì về địa danh Quảng Nam với lịch sử truyền thống, cũng như tính cách đặc trưng bao đời của người Quảng Nam nữa (tỉ như "Quảng Nam đất học", "Quảng Nam hay cãi"...).

Tương tự như Quảng Nam, nếu tỉnh Bình Định hiện tại sáp nhập vào Gia Lai với tên gọi mới là tỉnh Gia Lai, thì địa danh Bình Định cùng với lịch sử và tính cách con người liên quan đến địa danh này (tỉ như "Bình Định đất võ" với "con gái Bình Định cầm roi đi quyền", "Bình Định của Tây Sơn tam kiệt"...) sẽ mờ xóa dần trong ký ức của các thế hệ về sau.

mardi 18 mars 2025

Dương Quốc Chính – Trả lại tên cho em

Mình thấy việc nhập tỉnh vừa rồi khiến rất nhiều người tâm tư vì nhiều địa phương bị mất tên. Cái tên nhiều khi nó có từ ngàn đời, thành kỷ niệm của đa số dân.

Việc nhập tỉnh mình thấy có hai quy tắc đặt tên tỉnh mới. Trường hợp 1 là dạng M&A, tức là tỉnh to, giàu mạnh, có lịch sử lâu đời hơn, đại khái là nổi trội hơn hẳn tỉnh còn lại, thì được lấy làm tên tỉnh mới, ăn nốt luôn cả tỉnh lỵ. Ví dụ Thái Nguyên ăn luôn Bắc Kạn, coi như xóa sổ tên Bắc Kạn? Tỉnh lỵ cũng ăn nốt. Hay TPHCM "thâu tóm" luôn Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, ăn cả tên lẫn tỉnh lỵ.

Trường hợp 2, là hai tỉnh tương đối ngang cơ nhau, như Tây Ninh và Long An, thì lấy tên tỉnh mới là Tây Ninh, nhưng tỉnh lỵ ở Long An. Hay Bắc Ninh nhập Bắc Giang thì tên tỉnh là Bắc Ninh nhưng tỉnh lỵ ở Bắc Giang. Đại khái ông mất tên, ông mất vị trí trung tâm, một ông được tiếng, một ông được miếng, được tỉnh lỵ có lẽ ngon hơn được tên.

Hoàng Nguyên Vũ - Tên của quê hương

Một chuyện dở khóc dở cười, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An từng sáp nhập hai xã là Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu. Chính quyền muốn cả hai xã đều có phần trong cái tên nên gọi là…Đôi Hậu.

Dĩ nhiên, đó là một cái tên rất xấu và gợi những suy nghĩ thiếu lành mạnh, nên dân tình phản đối. Rồi nếu lấy tên Quỳnh Đôi thì Quỳnh Hậu không chịu, nếu lấy Quỳnh Hậu thì Quỳnh Đôi không ưng vì dẫu sao Quỳnh Đôi là địa danh văn hóa, gắn với biểu tượng Hồ nữ sĩ. Cuối cùng thì chưa thành “đôi”, hồn xã nào xã nấy giữ.

Thế mới thấy, đặt tên không hề dễ dàng. Tên của quê hương, phải gần gũi, phải là những gì đã có và những gì vừa bền vững nhưng lại vừa thể hiện độ lớn mạnh.

lundi 17 mars 2025

Trương Thanh Liêm - Người Pháp nghĩ gì về nước Mỹ


Trước hết phải hỏi rằng người Pháp ĐÃ NGHĨ GÌ về nước Mỹ.

Người Pháp đã từng rất ngưỡng mộ nước Mỹ. Cuộc Cách mạng giành độc lập của Mỹ năm 1776 là hồi chuông báo thức cho Nước Pháp về một hiện thực có thể làm được. Đó là lật đổ vương quyền, chống tập quyền, độc tài I để lập ra một nhà nước theo ý nguyện của người dân.

Nước Mỹ ra đời năm 1776. Lá quốc kỳ Mỹ với 13 vạch xen kẽ trắng đó tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên, và ô xanh dương tượng trưng cho khu vực những tiểu bang gia nhập nước Mỹ, ra đời năm 1777.

dimanche 16 mars 2025

Dương Quốc Chính - Liệu người đồng bào có tâm tư ?

 

Phương án nhập tỉnh vừa rồi, nếu là thật, thì mình thấy người đồng bào sẽ tâm tư nhất luôn. Không hiểu sao lại có phương án nhập đó?

Bởi vì các tỉnh Tây Nguyên hiện tại bây giờ không phải nhập với nhau, mà lại nhập với các tỉnh ven biển, có nguồn gốc dân tộc, lịch sử không như nhau. Nhập kiểu đó có cái hay về mặt kinh tế, là có biển, nhưng cái dở là văn hóa, dân tộc, lịch sử bất tương đồng.

Về lịch sử, các tỉnh Tây Nguyên trước khi về với Đông Dương và Trung Kỳ, rồi Việt Nam là hai nước Thủy Xá, Hỏa Xá. Vùng đất này vốn độc lập với Chămpa, cũng như Đàng Trong, Đại Nam. Đến khi người Pháp lập Đông Dương thì mới nhập hai nước này về Trung Kỳ rồi sau đó thuộc về Việt Nam. Đây là vùng đất cuối cùng về với Việt Nam. Nên văn hóa bản địa cũng đậm nét nhất.

samedi 15 mars 2025

Nguyễn Đình Bổn - Tự do hay nô lệ?


Những ai mê tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, đọc Thiên Long Bát Bộ đều yêu quý Tiêu Phong (Kiều Phong) như một trong những đại anh hùng xuất chúng. Tiêu Phong là người dân tộc Khiết Đan, ngày nay tuy là một dân tộc lớn nhưng lại KHÔNG có tên trong số 56 dân tộc Trung Quốc. Họ đã hoàn toàn bị xóa sổ.

Không chỉ là một dân tộc lớn, một thủ lĩnh bộ lạc tên là Gia Luật A Bao Cơ đã thống nhất các bộ lạc Khiết Đan vào năm 916, ông dựng nên nước Khiết Đan, tới năm 947 đổi quốc hiệu là Đại Liêu. (Hồi nhỏ đọc Ngũ hổ Bình Tây, Địch Thanh đi đánh Tây Liêu, lại thương nước đó vô cùng mà không ưa Địch Thanh).

Trong thời kỳ cường thịnh nhất, vương triều Đại Liêu từng chiếm một nửa giang sơn Trung Quốc.

vendredi 14 mars 2025

Dương Quốc Chính - Tại sao Liên Xô không can thiệp khi Trung Quốc tấn công Gạc Ma

 

Gần đây, anh em bò đỏ thường lên tiếng là Mỹ hay phản bội đồng minh. Trước là Việt Nam Cộng Hòa, làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, sau đó bỏ rơi để Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Đợt này thì đến Ukraine, Mỹ quay xe, không muốn hỗ trợ Ukraine như trước.

Hôm nay kỷ niệm ngày Trung Quốc tấn công Gạc Ma, chúng ta cũng phải nhìn nhận lại lịch sử, xem Liên Xô có thực là người anh em tốt đáng tin cậy mãi mãi không?

Xin lưu ý là khi Trung Quốc tấn công Gạc Ma thì Việt Nam đang có hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trong đó có Điều 6 nguyên văn như sau:

jeudi 13 mars 2025

Hoàng Quốc Dũng – Ukraina hiện nay, phiên bản của Vienna 1815 ?


Đại hội Vienna và sự tái thiết trật tự châu Âu

Đại hội Vienna diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1814 đến ngày 9 tháng 6 năm 1815 tại thủ đô nước Áo. Mục tiêu chính của hội nghị này là vẽ lại bản đồ châu Âu sau sự sụp đổ của Napoléon, đồng thời khôi phục trật tự quân chủ đã bị Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh Napoléon làm xáo trộn.

Đại hội kéo dài lê thê vì tính phức tạp của nó:

      Các cường quốc tham gia đều có tham vọng lớn và lợi ích xung đột nhau.

      Số lượng quốc gia tham dự rất đông, gây khó khăn cho việc đàm phán.

Mạnh Kim - Khi Trump “chơi chiêu”


Người ta hay nói về “sự khó đoán” của Donald Trump, rằng ông có nhiều “chiêu”, không ai hiểu nổi cả, vì Trump luôn bất ngờ, như một kẻ điên. Chính Trump cũng tự nhận mình là điên. 

Năm 2018, khi đề cập các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng, ông gọi mình là “kẻ điên” (“madman”). Trong chiến dịch tranh cử 2024, khi được hỏi về cách sẽ phản ứng với lệnh phong tỏa Đài Loan của Trung Quốc, Trump trả lời, “Tôi không cần phải phản ứng gì cả, vì [Tập Cận Bình] tôn trọng tôi và ông ấy biết tôi cực kỳ điên” (“I won’t have to, because [Xi Jinping] respects me and he knows I’m fucking crazy”).

THẾ GIỚI ĐIÊN LOẠN CỦA TRUMP

Thử nhìn lại những gì xảy ra chỉ nội vấn đề thuế trong hơn một tháng qua. Ngày 01-02, Trump loan bố mức thuế 25 % với Canada và Mexico, có hiệu lực ngày 04-02. Ngày 03-02, Trump công bố tạm dừng một tháng.