Affichage des articles dont le libellé est Bản đồ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bản đồ. Afficher tous les articles

vendredi 1 septembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Gấu mẹ bắt đầu phải trả giá khi nhờ linh cẩu trông con

 

Ngay sau khi Trung Quốc xuất bản cái gọi là “Bản đồ tiêu chuẩn 2023” xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia láng giềng, gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Malaysia, Philippines... Các quốc gia liên quan như Ấn Độ, Malaisia, Philippine và Việt Nam đã cực lực phản đối và lên án hành vi phi pháp này.

Tuy nhiên, các quan chức Nga không dám bình luận về việc công bố bản đồ chính thức của Trung Quốc, nơi đảo Ussurisky được tuyên bố là lãnh thổ của Trung Quốc.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã không nói một lời nào về tình hình với bản đồ, được trình bày vào đầu tuần tại các cuộc họp giao ban hàng ngày.

jeudi 31 août 2023

Hoàng Dũng - Tình hữu nghị Trung-Nga

Lợi dụng Nga đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, Trung Quốc tung ra một bản đồ khẳng định đảo Bolshoy Ussuriysky trên sông Amur thuộc lãnh thổ Nga, là một phần của Trung Quốc.

Tờ Newsweek giật tít: “Putin bất lực khi phàn nàn về việc Trung Quốc đòi lãnh thổ Nga” (Putin Powerless to ComplainAbout China Claiming Russia Territory).

David Silbey, Phó Giáo sư Đại học Cornell nói với Newsweek: “ […] đó chỉ là một trò chọc ghẹo nhỏ với người Nga, không có gì quá lớn nhưng chỉ đủ khó chịu để có ý nghĩa, giống như ăn trộm một miếng thức ăn trên đĩa của ai đó.”

Lê Xuân Nghĩa - Tình đồng chí, anh em và láng giềng hữu nghị kiểu Trung Quốc

 

Bản đồ chuẩn phiên bản 2023 do Trung Quốc công bố gom cả phần lãnh thổ của Việt Nam, Nga và Ấn Độ.

Ở đó:

- Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Chưa hết, nó còn có “16 chữ” (Việt Nam ta thêm chữ “vàng” vào) và “4 tốt”. Cụ thể: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

- Nga và Trung có mối quan hệ “không giới hạn”, đứng chung Hiệp ước CSTO, Thượng Hải, BRICS và là láng giềng của nhau. Bên cạnh đó là hai nước cùng chung một chiến tuyến chống lại cái gọi là “tư bản, đế quốc” để đem lại cái gọi là “thế giới đa cực hòa bình và nhân ái”.

lundi 25 janvier 2021

Trung Quốc vẽ bản đồ đáy biển để tàu ngầm nguyên tử hoạt động


Đăng ngày:

Nguy cơ phong tỏa lần thứ ba đang hiển hiện tại Pháp, cuộc biểu tình trên khắp nước Nga vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của nhà đối lập Navalny là hai đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 25/01/2021. Liên quan đến châu Á, Le Monde tố cáo « Chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động thu thập thông tin quy mô tại Ấn Độ Dương ». Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách vẽ bản đồ đáy biển.


Chiếc tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ tinh nhận ra tại phía tây đảo Sumatra, trong lãnh hải của Indonesia. Tuy là tàu nghiên cứu đại dương của chính phủ Trung Quốc, chiếc tàu này lại di chuyển mà không bật tín hiệu nhận diện. Tờ báo chuyên ngành The Print hôm 22/01 cho biết Hướng Dương Hồng 03 đã bị tuần duyên Indonesia chận lại vì lý do trên.

dimanche 19 janvier 2020

Đà Nẵng tiếp nhận tư liệu quý về Hoàng Sa lưu trữ ở Nhật Bản




Bản chụp màu kèm lời giới thiệu và dịch chú trang bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ”.

(Zing.vn 18/01/2020) Đây là tập bản đồ kèm theo những lời chú giải, mô tả đường đi từ Kinh Đô (Thăng Long) tới khu vực Chiêm Thành xưa.

Ngày 18/01/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho UBND huyện Hoàng Sa. Đáng chú ý trong số đó là tờ bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” (tờ 31b) do cá nhân PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiến tặng.

mardi 15 mai 2018

Hãng Gap xin lỗi Trung Quốc vì bản đồ không có Đài Loan

(Ảnh chụp màn hình). Một kiểu áo thun của Gap có in hình bản đồ Trung Quốc.

Nhãn hiệu thời trang Gap của Mỹ tối hôm qua 14/05/2018 xin lỗi Bắc Kinh vì đã bán ra một kiểu áo thun có in hình bản đồ Trung Quốc nhưng không có Đài Loan - đảo quốc độc lập trên thực tế nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là nạn nhân mới nhất từ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Trên chiếc áo thun bị lên án mà Nhân dân Nhật báo đăng lên, có in một bản đồ Trung Quốc màu đỏ, nhưng không có Đài Loan. Còn theo Hoàn cầu Thời báo, bản đồ này cũng thiếu cả Biển Đông - mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ, và một phần Tây Tạng. Tờ báo nhấn mạnh, hàng trăm cư dân mạng Trung Quốc đã phản đối Gap trên mạng Vi Bác (Weibo).

lundi 7 mai 2018

Cựu chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh nói về quy hoạch Thủ Thiêm



Bình luận của nhà báo Huy Đức : Nếu ông Võ Viết Thanh là người không quá trực tính, ông sẽ làm Chủ tịch TP HCM cho tới 2006 chứ không phải là 2001; không phải là Lê Thanh Hải. Và, quan trọng hơn, ông Vũ Hùng Việt - một người được đào tạo chính quy ở Nga về kiến trúc, xây dựng - sẽ tiếp tục làm phó chủ tịch phụ trách phát triển đô thị chứ không phải là Nguyễn Văn Đua [rồi đây chúng ta sẽ biết rõ "anh Ba Đua" là ai].

(TTO 07/05/2018) "Chuyện ở Thủ Thiêm nóng cả tuần nay nhưng với tôi, nỗi đau không chịu nổi nằm trong lòng từ lâu, từ ngày tôi đích thân sang Thủ Thiêm nhìn cảnh giải tỏa các hộ dân ở đường Lương Định Của...".

Ông Võ Viết Thanh, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, nói như vậy với Tuổi Trẻ.

Ông Võ Viết Thanh chính là người ký tờ trình gửi Thủ tướng xin phê duyệt quy hoạch xây dựng (1/5.000) khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng chính ông trình bày trước Chính phủ về nội dung quy hoạch.

dimanche 6 mai 2018

Đàm Hà Phú - Quy hoạch Thủ Thiêm của Việt Nam Cộng Hòa



Đây là bản đồ quy hoạch phát triển Thủ Thiêm lần hai, hoàn thành năm 1972, do một nhóm công ty tư vấn dẫn đầu bởi Wurster, Bernadi and Emmons Architects and Planners (WBE) đóng tại San Francisco (Mỹ) được thuê bởi chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện.

Nguyễn Tiến Tường - Bản đồ Thủ Thiêm, tiếng súng Tây Nguyên


Ảnh Dân Làm Báo

1. Không có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, tức kẻ chủ mưu đã đẻ ra một quy hoạch ảo để “cướp” trắng đất của dân. Một tội ác có hệ thống đã được bưng đậy, che chắn đến bây giờ mới vỡ toác kinh khủng. 

Sự xảo trá cổ cồn đã trở thành điểm tựa cho lâu la bên dưới, làm nên những cuộc trấn áp kinh động ở Thủ Thiêm. Nơi có người chết tức vì đất, có người á khẩu vì oan trái. Có những bàn thờ lập vội đêm trước, sáng hôm sau đã bị phá nát. Nơi có những nhà báo dấn thân vì dân cũng chịu lây những uất ức đè nặng, cho đến tận bây giờ.

Ngô Nguyệt Hữu - Cái ác nghiệt oan!



Bây giờ thì cứ trắng phớ ra mà nói với nhau, hệt ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) đã phát biểu “Nói với dân mãi là thất lạc bản đồ quy hoạch là không đúng. Đừng có nói thế, bây giờ phải nói là không có”.

Nghĩa là, chính quyền thành phố - đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã tưởng tượng ra một cái bản đồ theo ý mình để mặc sức lấy đất của dân ở khu Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM.