Affichage des articles dont le libellé est Lãng phí. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lãng phí. Afficher tous les articles

mardi 17 décembre 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập

 

1. KHÔNG BÀN LÙI

Việc sáp nhập các bộ ban ngành và giải thể các cơ quan đơn vị không cần thiết, là điều phải làm. Không bàn lùi. Chí ít thì cũng giảm được một bộ phận biên chế sử dụng nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Nhà nước.

2. HAI VIỆC QUAN TRỌNG PHẢI GIẢI QUYẾT SAU SÁP NHẬP

Có hai việc nhãn tiền cấp thiết phải giải quyết sau sáp nhập:

mardi 10 décembre 2024

Lưu Nhi Dũ - Thu 1,7 triệu tỉ, chi cho bộ máy tới 1 triệu tỉ: Ngân sách gồng mình nuôi bộ máy

 

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 1,75 triệu tỉ đồng, còn chi ngân sách ước đạt 1,73 triệu tỉ đồng. Trong đó, chi thường xuyên lên tới 1,05 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 61 % tổng chi ngân sách.

Còn theo báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (là kỳ ngân sách gần nhất được Quốc hội quyết toán), số thu ngân sách năm 2022 là hơn 1,82 triệu tỉ đồng. Trong khi đó, chi ngân sách là 1,75 triệu tỉ đồng.

Đáng chú ý, phần lớn số chi ngân sách cũng dành cho chi thường xuyên. Cụ thể, chi thường xuyên năm 2022 lên tới 1,03 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 59 % tổng chi ngân sách.

dimanche 24 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (8)

 

Trên báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam hôm 13.01.2019, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn, nhấn mạnh rằng:

"Những "ông quan" nói một đằng, làm một nẻo, kêu gọi người khác tiết kiệm trong khi bản thân xa hoa, lãng phí, chi dùng bằng tài sản, công quỹ nhà nước, bằng tiền thuế của dân, cờ bạc, tiệc tùng vô độ… Thì chẳng những không làm gương được, mà còn làm mất uy tín của Đảng, mất niềm tin trong nhân dân" (trích nguyên văn).

Ông Trọng nói có đúng không? Đúng quá đi chứ, nếu xét về mặt lý luận. Một ông trùm lý luận chả nhẽ lại sai về... lý luận.

jeudi 14 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (7)

Vụ xe công lãng phí bấy lâu nay luôn gây xôn xao dư luận. Người dân bất bình bởi tất cả những thứ của công đều được mua sắm bằng tiền thuế do họ đóng góp, sử dụng lãng phí có khác gì chà đạp lên mồ hôi, công sức dân.

Lâu nay nhà cầm quyền xứ này luôn tự ý bày đặt ra những quy định và bắt mọi người phải thừa nhận, tuân theo. Họ lúc nào cũng cho rằng mình là đúng, kể cả cái sai cũng... đúng. Ai phản đối thì bị quy chụp vi phạm pháp luật.

Pháp luật trong tay họ trở thành thứ công cụ riêng để trấn áp những người không đồng tình, ủng hộ họ, vạch ra sai trái của họ. Ở xứ này, pháp luật không phải công lý, không phải để vì mọi người. Nó chỉ phục vụ cho thiểu số.

dimanche 10 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (6)

 

Một nước luôn phải lo đối phó với kẻ ngoại bang xâm lược, phải chuẩn bị đối phó chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi dã tâm của "bạn" lộ rất rõ, mà biện pháp cây tre chỉ mang tính nhất thời, phập phù. Thì việc tăng cường quân đội, trang bị vũ khí, chi phí tối đa cho quốc phòng để bảo vệ đất nước là cần thiết.

Để có tiền làm điều đó, đừng chỉ nghĩ đến chuyện tăng thêm các sắc thuế, tận thu nguồn lực từ dân chúng, doanh nghiệp, bán tài nguyên cạn kiệt... Mà còn phải giảm bớt triệt để những chi phí lãng phí, vô bổ, chặn đứng tình trạng tiền nghìn tỉ lọt vào túi bọn tham nhũng, tiêu xài hoang phí.

Điều cần làm ngay là siết lại chi phí cho bộ máy cầm quyền đang quá rườm rà, quá to nhưng ít hiệu quả.

jeudi 7 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (5)


Điều thứ nhì, rất quan trọng trong công cuộc “chống lãng phí” là dẹp bệnh hình thức. Không thấy ông Tô Lâm nhắc tới.

Dân và doanh nghiệp làm ra tiền, nhà nước bán tài nguyên ra tiền, đem giao tiền ấy vào tay mấy ông miệng nói tiết kiệm, tay vung phung phí, khác nào gửi trứng cho ác.

Ở một nước còn nghèo, ngân sách eo hẹp cạn kiệt, phần lớn dân chúng dạng thu nhập thấp như xứ ta, thì tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Quan chức nhà nước, bộ máy nhà nước phải làm gương tiết kiệm để trước hết không lãng phí ngân sách, thứ hai là để dân noi theo.

mercredi 6 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (4)

Tiếp nữa là Hội phụ nữ. Thế tôi lại hỏi các ông các bà, đàn ông có hội riêng không mà cứ phải lập riêng hội phụ nữ. Ra cái vẻ tôn trọng phụ nữ, đề cao phụ nữ.

Cứ để bình thường thì mới thực là tôn trọng, chứ đã ưu tiên, đặc cách, chẳng qua chỉ là sự bố thí, xót xa, thương hại, mủi lòng. Mà nó cũng chả làm được trò quái gì ngoài việc lâu lâu múa may nhận tiền 8.3 hoặc 20.10.

Hãy coi xem, khi bộ giáo dục ra cái dự thảo về sinh viên bán dâm, nó dám mở mồm lên tiếng được nửa nhời, thì tôi chớ kể. Khi cô gái ở chung cư tại thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương bị nhà chức việc phá cửa phòng vào tận nhà túm điệu đi ngoáy mũi trong cơn dịch Covid, không hề thấy hội phụ nữ lên tiếng. Cho tới lúc này, nó vẫn câm nín chả bảo vệ gì được chị em đàn bà của nó. Để chỉ tốn cơm dân nuôi. Dẹp.

mardi 5 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (3)


Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách.

Ngân sách không phải từ trên giời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.

Chỉ có điều, các vị hô hào chống lãng phí, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.

lundi 4 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (2)

Đọc toàn bài “Chống lãng phí” của ông Tô Lâm, rà kính soi từng câu từng chữ, tôi không thấy ông ấy đề cập tới những thứ lãng phí đang diễn ra công khai, hằng ngày. Những lãng phí đã được luật hóa bằng nghị định này, chỉ thị nọ của đảng, nhà nước.

Đặc biệt, bài viết đứng tên ông Tô Lâm hoàn toàn không đả động gì tới bệnh hình thức mạn tính gây cực kỳ lãng phí đã thành thứ tệ nạn kinh khủng hết thuốc chữa ở xứ này. Cũng không chỉ ra sự duy trì quá nhiều tổ chức hội đoàn, ban bệ, cánh tay phải tay trái, cánh dài cánh ngắn rất vô tích sự ngốn ngân sách từ tiền thuế của dân.

Tới hôm 26.10, phát biểu tại Quốc hội với tư cách đại biểu quốc hội, Tổng bí thư Tô Lâm trăn trở: "Lãng phí xảy ra nhiều lắm. Tại sao mình lại vướng mình, làm khó mình đến vậy? Quy định làm sao mà để cuối cùng mình không thực hiện được? Nhà nước còn không làm được thì sao doanh nghiệp làm được?". Ông hàng xóm nhà tôi đọc xong cười bảo: Vẫn chung chung.

dimanche 3 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (1)

 

Ông Tô Lâm viết (hoặc ai viết giùm) khi nào thì tôi không rõ. Chỉ biết chiều 13.10.2024 báo chí quốc doanh đồng loạt đăng bài “Chống lãng phí” đứng tên ông, ở cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, hai vị trí cao vót trong "bộ tứ". Điều này có nghĩa đây là mệnh lệnh của quốc gia.

Kể từ khi ngồi ghế tổng bí thư, lúc kiêm luôn cả chủ tịch nước, ông Tô Lâm có những phát ngôn rất "đổi mới", xé rào, tích cực, phá vỡ vùng cấm, được hầu hết dư luận xã hội, dân chúng đồng tình, đánh giá cao. Nhiều người bảo đó là tư duy, tinh thần kiểu Gorbachov, hiếm xuất hiện ở xứ này gần thế kỷ nay.

Suốt bao năm, nếu người nói không phải quan chức đứng đầu sẽ bị xử lý "tội" vạ miệng, chịu lên bờ xuống ruộng, nát đám cỏ gà. Những Trần Độ, Trần Xuân Bách, Hồ Đức Việt... là ví dụ. Dân mà phát ngôn vậy có khi bị bắt, đi tù do tội "chống lại đảng, nhà nước", "lợi dụng quyền tự do, dân chủ".

samedi 2 novembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Bảy mươi phần trăm

Cách đây khoảng 30 năm ông Hồ Tế, bộ trưởng tài chính hồi đó đã từng nói trước diễn đàn quốc hội, ngân sách của ta phải nuôi đến ba bộ máy thì sức nào chịu được.

Ba bộ máy mà ông Hồ Tế nói đến là bộ máy đảng, bộ máy nhà nước và bộ máy đoàn thể của đảng.

Ba bộ máy ấy thì nặng nề và cồng kềnh lắm. Đảng thì có từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, chính quyền thì cũng từ trung ương xuống tận thôn xóm. Bộ máy đoàn thể tưởng như để trang trí vui chơi nhưng cũng nặng nề kinh khủng. Liên đoàn lao động (có phần nào đoàn phí), đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân cũng có bộ máy điều hành ăn lương ngân sách từ trung ương xuống tận cơ sở.

jeudi 31 octobre 2024

Lưu Trọng Văn - Lãng phí lớn nhất gây thảm họa cho quốc gia là lãng phí tài năng

 

1. Nhân lực tài năng

Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông vừa có cuộc tọa đàm: Làm sao Nhà nước thu hút được nhân tài?

Đã có nhiều cuộc tọa đàm như thế ở các đại học, viện nghiên cứu, cơ quan đảng, mặt trận, chính quyền. Nhưng cuộc tọa đàm này khá đặc biệt, khi thành phần tham dự có không ít trí thức phản biện như giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, phó giáo sư Mạc Văn Trang, nhà thơ Hoàng Hưng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Sơn, Lâm Minh Chánh và một số Facebooker tên tuổi.

Cuộc tọa đàm không ngờ lập tức có thống nhất cao, đó là: Đảng cầm quyền muốn thu hút được tài năng để phụng sự Đất nước thì trước hết đảng phải có cơ chế Dân chủ để cho những tài năng trong nội bộ đảng có được những vị trí lãnh đạo đảng. Các đảng cầm quyền ở các nước văn minh trên thế giới đều có quy trình tuyển chọn và cơ chế Dân chủ tuyển chọn thủ lĩnh đảng như vậy hết.

Mai Quốc Ấn - Cứ việc giao cho tư nhân làm !


“Ngân sách đang chi khoảng gần 70 % để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.”-Tổng bí thư phát biểu.

Về điều này của ông Tô, tôi có viết cách đây khoảng 6 năm. Cứ sáp nhập cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước làm một thì nhân sự đại giảm, điện nước đại giảm, quỹ lương đại giảm, dư ra mặt bằng toàn mặt tiền để đấu giá kinh doanh.

Thêm nữa là các công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả sẽ cần đóng cửa để dịch vụ công ích do tư nhân đấu thầu, ai chất lượng hơn mà giá rẻ hơn thì dân chọn.

dimanche 27 octobre 2024

Cù Mai Công - Lại thêm một giấc mơ: 42 công viên ven sông Sài Gòn

Theo báo cáo tổng kết đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045 (đề án) và kế hoạch triển khai giai đoạn 2020-2025 của UBND TPHCM, sẽ có 42 công viên cây xanh được xây dựng ở các vị trí ven sông Sài Gòn, ở các quận 1, 4, 7, 12, Bình Thạnh, TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi...

Kế hoạch đẹp như một giấc mơ “nhộn nhịp, thơ mộng như sông Seine (Pháp)”, dù giấc mơ này có vẻ… lờ mờ, chung chung như vô số câu chữ thường đọc lâu nay:

“Đây là cơ hội tạo hạ tầng đa chức năng, phát huy vai trò, tiềm năng của sông Sài Gòn trong phát triển kinh tế dịch vụ, tăng cường chất lượng cảnh quan dọc hành lang sông và đa dạng sinh học.

lundi 21 octobre 2024

Hoàng Linh - Tổng bí thư nói điểm nghẽn là thể chế, nhưng thể chế là gì?


Mới sáng nay thôi, 21-10 Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thường kỳ thứ 8. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu cho rằng thể chế là điểm nghẽn lớn nhất:

"Những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói rằng Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là quyết tâm rất cao của ông Tô Lâm, như là quyết tâm đổi mới.

samedi 5 octobre 2024

Nguyễn Thông - Chơi như thủ đô

Nói ngay, từ thủ đô không cần phải viết hoa. Cả từ "tổ quốc" cũng thế. Danh từ chung mà viết hoa cái gì. Đám có quyền có tiền bây giờ đang phá nát những quy chuẩn của tiếng Việt.

Cứ nghĩ tới những đồng tiền thuế do dân và doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước bị chi xài vô tội vạ ở Hà Nội mà cám cảnh, thương cho vai gầy của dân.

Những cuộc ném tiền qua cửa sổ, trăm nghìn đổ một trận cười như không, nặng màu mè hình thức ở xứ này là thứ tai ách không biết khi nào mới chấm dứt.

mardi 24 septembre 2024

Mai Quốc Ấn - Tiềm lực đất đai bị bỏ hoang

 

Trong ảnh là cây lớn trong khu rừng keo, tràm 30 năm. Nó tương đối may mắn không bị khai thác kiểu 5-6 năm/lần.

Nhưng có rất nhiều mảnh đất trồng keo tràm như thế này tại Việt Nam, gồm đất dân hay đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Hãy nhìn thảm thực vật dưới gốc cây. Gần như đến cỏ cũng mọc không nổi. Vậy làm sao có hệ động thực vật đa dạng? Nước ta có Luật về đa dạng sinh học đấy.

Vừa rồi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tuyên bố chấm dứt nhà máy bột giấy Phương Nam ở Long An sau 20 năm không thể triển khai. Trong 20 năm ấy, 17.000 hecta đất được quy hoạch khiến nông dân không thể làm gì trên đất. Mười bảy ngàn hecta và 20 năm ròng nguồn lực đất đai nằm im hoang phí. Và cả những hệ lụy của nông dân ly hương vì không còn đường sống, khi không thể canh tác trên chính mảnh đất “bỏ không vì dự án”.

mercredi 28 août 2024

Lê Thanh Phong - Chuyện con đường 800 tỉ đồng


Mời các bạn xem tấm ảnh, các bạn có hình dung đây là con đường tránh 800 tỉ đồng hay không?

Nếu là đường thì xe cộ phải đi lại được, nhưng với đường tránh 800 tỉ đồng này, đi bộ cũng còn khó khăn. Tháng 12.2023, một người đàn ông đi xe máy vào khu vực này bị lọt hố, tử vong.

Tình trạng hư hỏng hiện nay là do chất lượng kém, đường làm xong chưa đưa vào sử dụng đã đứt gãy, rạn nứt, sụt lún là điều không thể chấp nhận được.

jeudi 11 juillet 2024

Thái Vũ - Vài suy nghĩ về tô hủ tíu lớn nhất thế giới

Nghe nói:

- Đặt làm cái tô, cái dĩa, muỗng, đũa hơn hai trăm triệu.

- Vật liệu bỏ vô hơn trăm triệu.

- Chi phí tổ chức ( rang trí ,mời quan khách tới xem và bao ăn uống sau khi "diễn" xong) năm trăm triệu.

Và rồi, làm xong, tô hủ tíu khủng này được cẩu đổ bỏ cho heo ăn do đã ôi thiu ...vì phơi nắng nóng cả buổi.

dimanche 7 juillet 2024

Nguyễn Thiện Tống - Xây dựng cụm sân bay Tân Sơn Nhất-Biên Hòa để phát triển và nâng cao năng lực của trung tâm hàng không lớn nhất Việt Nam (bài 8)

 

Tóm tắt

Có những giải pháp tổng hợp để đáp ứng nhu cầu hàng không của TP.HCM và khu vực Miền Nam mà không cần xây dựng sân bay Long Thành.

Chẳng hạn tìm biện pháp để phát triển việc khai thác sử dụng sân bay quốc tế Cần Thơ, phục vụ nhu cầu hàng không của vùng Đồng bằng Cửu Long. Giải pháp khác là mở rộng để năng cao năng lực sân bay Tân Sơn Nhất, và đồng thời khai thác sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động hàng không dân sự.

Việc nâng tầm quốc tế TP.HCM cần phải đi đôi với việc phát triển sân bay Tân Sơn Nhất. Cần phải mở rộng diện tích đầy đủ 1.122 hecta của quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất, thu hồi đất sân golf và những vùng đất bị lấn chiếm để phát triển sân bay Tân Sơn Nhất đúng với vị thế của nó, là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và là một sân bay quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á.