Affichage des articles dont le libellé est Nhân phẩm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân phẩm. Afficher tous les articles

jeudi 1 février 2024

Nguyễn Xuân Văn - Hiệu trưởng trường Trần Mai Ninh không “bình thường”

Thấy gì từ việc "nhóm quần chúng tự phát" chửi bới Hoàng Tuấn Công và những người lên tiếng về sự việc tại trường Trần Mai Ninh ?

Thầy trò trường Trần Mai Ninh phần lớn là con ông cháu cha, giàu có, có thế lực cả. Không có lý do gì họ không cho mình là “đẳng cấp” cả. Hiệu trưởng trường này chắc không phải dạng “bình thường”.

Bà Hiệu trưởng đã gặp giải thích và hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa). Khi Hoàng Tuấn Công đã ẩn bài, thì nhóm “tự phát” gồm thầy cô, học sinh, phụ huynh quay cờ chửi bới anh và những người lên tiếng.

Hoàng Tuấn Công - Trở lại vụ "học sinh cúi chào ô tô" ở trường Trần Mai Ninh

Các cụ ta dạy rằng “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, “Giơ cao đánh khẽ”.

Thế nên dù không đồng ý với lời giải thích của bà Hiệu trưởng trường THCS Trần Mai Ninh, nhưng tôi vẫn tạm đóng bài viết có 4 clip “cúi chào ô tô”, sau khi bà Hiệu trưởng hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa).

Tôi cũng nghĩ rằng, chống chế là cái bệnh của những người phạm lỗi, và mình cũng không nên cậy “thế thượng phong” mà dồn người ta vào chân tường. Thế nhưng, “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”.

mercredi 31 janvier 2024

Mai Quang Hiền - Học sinh dầm mình trong rét để cúi chào ô tô của thầy cô

Quê hương Thanh Hóa anh hùng luôn có những điều khiến thập phương phải trầm trồ.

Tôi cho rằng trường học gì kia đã rất tài tình sáng suốt khi bắt học sinh đứng ở cổng trường để cúi đầu chào xe ô tô của thầy cô mỗi khi ra vào cổng, ngay cả trong tiết trời giá rét.

Nó vừa thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo được hun đúc từ bốn nghìn năm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lại vừa nâng tầm vị thế giáo viên trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, đa phương hóa.

vendredi 28 octobre 2022

Hoàng Nguyên Vũ - Vết nhơ giáo dục hôm nay

 

Cô giáo chống tiêu cực bị nam đồng nghiệp vặn tay và nữ đồng nghiệp đẩy ra khỏi lớp trước mặt học trò!

Cô giáo Hồ Thị Tâm (Giáo viên môn ngữ văn, trường THPT Hai Bà Trưng - Thừa Thiên Huế), bị hai đồng nghiệp làm nhục, trong đó nam giáo viên thể dục của lớp bẻ tay và đẩy cô ra khỏi lớp.

Hành động này sẽ phải gọi là một vết nhơ khó có thể chấp nhận trong ngành giáo dục.

mercredi 23 mars 2022

Thái Hạo - Hòa bình và Phẩm giá

 

Cái giá của hòa bình, tất nhiên là rất đắt. Nhưng cũng không phải vì thế mà người ta chấp nhận trả tất cả để đổi lấy, vì có nhiều thứ còn quý giá hơn.

Đến thời điểm này, cuộc chiến tranh xâm lược của Putin đã cướp đi sinh mạng hơn 2 nghìn người Ukraine, khiến 3,5 triệu người phải chạy tị nạn sang nước ngoài; thành phố, làng mạc nhiều nơi đã trở thành gạch vụn, những di chứng tâm lý thì không thể đong đếm cho hết được…

Nhưng, người Ukraine đã không “đổi đất lấy hòa bình”, không đổi lòng tự tôn để lấy bình yên giả tạo, không đổi tự do để được nhận sự yên thân. Một cuộc chiến chết chóc, nhưng trong tư thế ấy, nó là biểu hiện của ý thức nhân phẩm, lòng yêu tự do và tinh thần kiêu hãnh.

mardi 7 septembre 2021

Huy Đức - Rào chắn, giấy đi đường & nhân phẩm

 

Khi hai hộ trong một chung cư ở Long Biên có người dương tính với Covid, Ban quản lý (BQL) “cắt” thang máy lên hai tầng, cử người “phục vụ hậu cần” cho hai hộ có F0 và hàng xóm của họ tới tận cửa. Thông tin được cập nhật.

Hàng trăm hộ ở các tầng khác vẫn có thể xuống sảnh lấy đồ mà shipper mang tới, ai đi làm vẫn đi làm, ai đi chợ vẫn đi chợ… Khi về nhà thì được khuyến cáo luôn ở trong nhà, không ra hành lang, không xuống sảnh ngồi chơi hoặc… “tám”.

Trong suốt hơn 3 tuần đó, những người trong tòa nhà ít có cảm giác đang sống trong vùng dịch, mặc dù, từ trong cầu thang cho tới hành lang, ai cũng vô cùng cẩn trọng. CDC tổ chức test cho khoảng 400 người, may mắn đều âm tính. Nay thì những cư dân mắc Covid đã được về nhà.

mercredi 18 août 2021

Thái Hạo - Chính phủ hãy hành động !

 

Hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi dập đầu sát đất lạy tạ ơn mạnh thường quân khi nhận được một thùng mì và vài ký gạo, phải khiến chúng ta đau đớn. Nó làm nhớ cách đây mấy hôm, một người đàn ông khác cũng bê bịch gạo như thế mà nhảy chân sáo một cách kỳ dị như người…mắc bệnh.

Miếng ăn lúc này trở thành lẽ sinh tử. Cả cuộc đời mình tôi chưa từng chứng kiến một sự xúc động mãnh liệt hay nỗi sung sướng nào tột độ, tột cùng đến thế nơi con người, ngay cả khi người thân của ai đó qua được cơn nguy kịch trong gang tấc.

Lúc này, đối với nhiều người hình như miếng ăn đã quý hơn cả sinh mạng. Và qua đó mà chúng ta biết tình cảnh điêu tàn của một bộ phận không nhỏ dân chúng.

samedi 31 juillet 2021

Phan Thị Châu - « Đói quá chị ơi, cho xin một hộp cơm đi »


Các ông, các bà xem đi: chỉ vì xin một hộp cơm thôi mà họ phải khom lưng, cúi nhìn qua khe cửa để chắp tay vái lạy chúng tôi.

Hãy nhìn bàn tay nhăn nheo, nổi gân ngửa ra thò dưới khe cửa để xin cơm …nhưng vẫn chỉ nhận được  từ chúng tôi, lời từ chối trong nước mắt, thì các ông bà biết chúng tôi đã đau đớn biết chừng nào!

Năm ngày nay, tuy ngày nào quán cũng nấu gần 600 suất ăn, nhưng sợ bà con ùa đến, chính quyền rầy rà (họ đã buộc tôi ký biên bản cam đoan chấp hành Chỉ thị 16. Nếu không làm được sẽ xử lý theo pháp luật), quán đành hạ cửa, để ngăn bà con vào xin. Vậy mà họ vẫn đứng ngoài van xin.

mercredi 28 juillet 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Hả hê tấn công ông Đoàn Ngọc Hải : Các anh chị đã làm gì cho Sài Gòn khi bao tiếng kêu cứu vang lên mỗi ngày?

 

Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 58, ngày giới nghiêm thứ 3

Một ngày buồn.

Một ngày buồn vì số ca nhiễm còn mạnh. Một ngày buồn vì nhiều tiếng kêu cứu vẫn đầy trên mạng xã hội khi người thân họ trở nặng cần cấp cứu.

Một ngày buồn vì thêm những cái chết. Đau xót hơn, có cô bé nấu cơm thiện nguyện cho khu chống dịch suốt hai năm qua, phải từ giã cõi đời.

dimanche 11 juillet 2021

Nguyễn Mỹ Khanh – Họ không phân biệt ai nghèo ai chưa nghèo…


Xung quanh tôi, nhiều bạn bè làm thiện nguyện trong đợt dịch này lắm.

Họ làm bằng trái tim yêu thương chân thành, chẳng quản ngại khó khăn. Trước giờ giãn cách toàn thành, 11-12 giờ đêm vẫn ráng kéo xe vào từng xóm nghèo, khu trọ vì sợ còn sót ai đó và sợ có người ngại không dám ra nhận.

Họ mở điểm phát nhu yếu phẩm 0 đồng, bất kỳ ai cũng có thể nhận. Họ tin, ai chưa khó quá đều sẵn lòng nhường cho người khó hơn nên không hỏi “lý lịch nghèo” làm gì, lúc nào cũng nở nụ cười ấm áp khi trao túi quà.

Nguyễn Gia Việt - Người Sài Gòn không bao giờ hạ nhục nhau vì một hộp cơm từ thiện


Qua nay um sùm một bạn phát cơm từ thiện ở bệnh viện Chợ Rẫy mà "nạt nộ" và quay clip làm thiên hạ bàn tán rân trời. Nó có cái gì đó không nhẹ nhàng và thiếu tình thương.

Thực sự cái kênh của bạn này hình như rất thích "bóc phốt" và "tố cáo" trong việc phát cơm từ thiện từ lâu rồi.

Nhưng nghe cái giọng khó chịu hét lên trong clip với một ông già thì vô cùng phản cảm, nó gợi cho người ta sự khó chịu. Rồi cũng giọng hằn học đó kể ra nào là "Người làm từ thiện cũng đi làm kiếm tiền mới có" với người nhận cơm, thì không khác gì “dằn mâm xáng chén” với những người nhận cơm.

Hoàng Nguyên Vũ - Từ thiện bất nhân !


Chưa sáng ra đã phải tăng xông với thể loại “từ thiện” kiểu bất nhân này!

Đi phát mấy hộp cơm trong mùa dịch, đăng loạn lên khoe, ok thôi cũng dễ hiểu là cái văn hóa kẻ cho nó thế.

Nhưng, ngang nhiên xúc phạm người nhận, đuổi họ một cách bố đời, rồi còn mỉa mai người ta bằng giọng đểu giả, không thể nào chịu nổi!

Nguyễn Hồng Lam - Đối nhân xử thế


Cho người khác được hộp cơm, chai nước trong ngày dịch mà dám xỉa xói, mạt sát tất, kẻ phát cơm, quay clip phát trên kênh Sài Gòn ngày nay đích thực là một thằng mất dạy.

Ai đã lỡ xem rồi, đã cảm thấy tổn thương, phẫn nộ... thì không nên chia sẻ, nhân rộng clip ấy nữa, dù là để lên án.

Những kẻ gây ra việc đó chắc chắn thừa biết nhận xét, cách cư xử của mình là nhẫn tâm, phản cảm, vô văn hóa, vô đạo đức... nhưng vẫn ghi hình và phát trên kênh của mình thì chứng tỏ nó cố ý. Đây là cách câu like, câu view bất chấp tất cả, không nên thỏa mãn ý đồ khốn nạn của nó.

mardi 15 juin 2021

Hoàng Hải Vân - Những tấm hình phản cảm


Nhìn những tấm hình chụp những người nhận quà từ thiện trên truyền thông thấy phản cảm.

Người nghèo, người bất hạnh, cả người già và những đứa trẻ ngây thơ bị buộc phải đứng cầm những tấm bảng to tướng ghi số tiền, hoặc ôm những thùng những gói hàng để chứng minh “lòng tốt” của những người ban phát nó.

Họ đang bị buộc phải lột trần đời tư thê thảm của mình để chịu ơn người khác.

dimanche 13 juin 2021

Đỗ Duy Ngọc - Lan man từ chuyện của cầu thủ Eriksen


Cầu thủ tiền vệ Eriksen của Đan Mạch bị trụy tim trong phút 43 trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan tại vòng bảng EURO 2021.

Ngay lập tức, đội trưởng đội tuyển Đan Mạch, Simon Kjaer liền lao đến rất kịp thời, xử trí rất chuyên nghiệp, bài bản. Sau đó anh và đồng đội làm một việc rất nhân văn là xếp thành vòng tròn, không cho chụp ảnh và quay phim nạn nhân trong tình hình đấy.

Có người cho rằng việc ấy là bình thường thôi, ai nếu gặp những trường hợp tai nạn đáng tiếc đều xử lý như thế. Đúng là như vậy, đó là bổn phận và lương tâm của một con người. Nhưng tiếc thay, sự thật nó không như ta nghĩ.

dimanche 30 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn – Vì đâu nên nỗi?


Mới đây, chính quyền thành phố Mungyeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã lên kế hoạch (đã ban hành cả công văn) tài trợ và khuyến khích nông dân đã lớn tuổi hãy kết hôn với các nữ du học sinh Việt Nam nhằm... tăng dân số!

Trên bình diện quan hệ quốc tế đây quả là một sự sỉ nhục đối với quốc gia Việt Nam, người Việt và các nữ du học sinh đang đăng ký theo học tại đây.

Vì vậy kế hoạch này bị chỉ trích dữ dội, từ các nhóm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và dân nhập cư. Họ cho rằng chiến dịch đó là phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, không chỉ chống lại một quốc gia, mà còn chống lại tất cả phụ nữ nhập cư và du học sinh sống tại Hàn Quốc nói chung.

lundi 7 mai 2018

Từ Thức - 100.000 của cô giáo


Người ta vẫn ngạc nhiên-hay thất vọng-thấy chưa có một tác phẩm nào lột trần hết cái xã hội băng hoại ở Việt Nam ngày nay. Một trong những lý do là sự thực nó khủng khiếp hơn cả trí tưởng tượng.

Một nhà văn dù trí tưởng tượng lớn tới đâu, ghét cộng sản tới mức nào, cũng không thể tưởng tượng chuyện cô giáo quỳ, cô giáo bắt học trò uống nước giẻ lau bảng, cô giáo đòi học trò nộp tiền phạt: đ** mẹ, đây là giang sơn của tao, không đưa tao 100 ngàn thì cút, tao đ** cần cái tư cách giáo viên giẻ rách, tiên sư mày, không có trường nào dạy một con lợn như mày thành người được đâu…Và học trò trả lời : đ** đóng tiền, đ** học nữa.

vendredi 30 mars 2018

Việt Nam : Cô giáo phải quỳ gối khi thượng tôn pháp luật không còn

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội. Ảnh minh họa (wikipedia)


Vừa rồi tại Việt Nam đã xảy ra một sự kiện làm dư luận hết sức xôn xao. Đó là việc một phụ huynh đã ép buộc cô giáo dạy con mình phải quỳ gối suốt 40 phút, vì hôm trước đó cô đã phạt quỳ học sinh, trong đó có con của ông ta.

Sự kiện chưa từng thấy này diễn ra tại trường tiểu học Bình Chánh thuộc xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức tỉnh Long An, và ngay tại văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể, hôm 28/02/2018, một nhóm phụ huynh bốn người đã đến trường để « hỏi tội » cô giáo, có mặt cả hiệu trưởng. Cô nhận sai và xin lỗi, nhưng họ vẫn không tha. 

Hiệu trưởng bỏ đi « dự giờ », vị phụ huynh hung hăng là ông Võ Hòa Thuận đã bắt buộc cô giáo phải quỳ gối. Ông ta nhất định đòi cô phải quỳ đúng 40 phút trước mặt các ông bà này và một số giáo viên theo lời kể của nhân chứng trong hội phụ huynh.

samedi 10 mars 2018

Từ Thức - Văn hóa quỳ



Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là ‘’những hiện tượng quái dị’’ của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Antonio Gramsci : ‘’ Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng một thế giới cũ đang chết, một thế giới mới chưa thành hình. Trong cái tranh tối tranh sáng đó, diễn ra những hiện tượng bệnh hoạn dưới đủ mọi hình thức …’’ (1)

jeudi 8 mars 2018

Đoàn Nam Sinh - Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn lạc đường



Sinh thời, cố GS Dương Thiệu Tống - nhà giáo pháp học - dạy tôi rằng: Chớ vội đòi hỏi giáo dục toàn diện. Trước khi thành bác sĩ, kỹ sư thì hãy nên người trước đã.

Một vị giáo sư ở Pháp đi dự hội nghi Giáo dục Toàn cầu ở Oslo, 1993, có bảo với tôi rằng: Suy cho cùng, loài người chỉ giáo dục phần văn hóa, văn minh đã cô đặc, kết tinh từ quá khứ cho con người ngày mai. (Tất cả còn lại chỉ là đào tạo).