Affichage des articles dont le libellé est Bằng cấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bằng cấp. Afficher tous les articles

dimanche 7 janvier 2024

Dương Quốc Chính - Học nhiều để làm gì ?

 

Vụ tân thạc sĩ Đại học Thủ Dầu Một quỳ lạy mẹ nhân ngày nhận bằng khiến dư luận xôn xao. Đa số cho rằng hình ảnh quỳ lạy mẹ là cải lương, diễn, không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Lúc mới chỉ xem bức ảnh, mình cũng cho là vậy, nhưng sau khi đọc bài báo thì lại nghĩ khác. Chuyện quỳ lạy không phải là vấn đề, mà cũng không ảnh hưởng tới ai. Điều cần bàn là chuyện khác và có ảnh hưởng tới nhận thức của đám đông.

Theo thông tin từ bài báo, bạn thạc sĩ này sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ đơn thân làm nghề bán bún ở chợ. Bạn này vốn không có nền tảng học giỏi, từng thi trượt cấp 3, sau đó học trung tâm giáo dục thường xuyên, rồi học Đại học Thủ Dầu Một.

Võ Khánh Tuyên - Hiếu thảo hay... PR ?

 

Báo Tuổi Trẻ hôm nay giật một cái bài khen ngợi một tân thạc sĩ Luật tỏ lòng hiếu thảo với người mẹ buôn bán ngoài chợ ngày nhận bằng.

Nói thật lòng, cá nhân tôi hoàn toàn không hề thấy cảm động khi đọc bài viết. Bởi so với những hoàn cảnh khác đã từng chứng kiến, thấy không có gì nổi bật cả. Khắp cả đất nước này, có rất nhiều những bậc cha mẹ thầm lặng hy sinh cho sự thành công của con cái, dù hoàn cảnh khó khăn gấp vạn lần.

Đặc biệt, khi xem tấm ảnh này, dường như là mọi thứ cảm xúc nhỏ nhoi nếu có chợt tan biến đâu mất. Bởi hình ảnh những đứa con thành đạt quỳ cảm tạ bậc sinh thành như thế này chỉ có tại...Thái Lan, vì đó là truyền thống của họ như thế.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn đầu năm: Ai là trí thức?

 

Hôm nọ, tôi thấy một buổi lễ có nhan đề 'Vinh danh trí thức trẻ'. Mỗi lần thấy mấy chữ này là tôi cứ tự hỏi 'ai là trí thức'?

Tôi là một giảng viên đại học và cũng là một người làm nghiên cứu khoa học, mà lại hay viết báo, nên bạn bè xem tôi là 'trí thức'. Nhưng thú thiệt, tôi không biết cái danh xưng đó có nghĩa là gì. Trong những buổi tán gẫu chuyện đời, bạn bè tôi ở Úc có khi nói ngẫu nhiên 'ông là trí thức', và tôi thường hỏi lại "nếu tôi là trí thức, vậy ông là gì? Là 'trí ngủ' hả"? Và, từ trong thâm tâm tôi cũng không dám nhận mình là bậc trí thức vì không hiểu rõ ý nghĩa của danh từ đó.

Thành ra, tôi ngạc nhiên khi thấy trong các hội nghị khoa học ở trong nước người ta tự xem mình là bậc trí thức. Ban tổ chức hội nghị thường hay tổ chức những buổi lễ vinh danh những người đó. Thỉnh thoảng người ta còn cho danh xưng 'trí thức trẻ', làm tôi tự hỏi 'vậy ai là trí thức ... già?'. Nghĩ chơi vậy thôi.

dimanche 17 décembre 2023

Thái Vũ - Bằng rởm và bằng giả

 

Khổ quá, cứ phải ngứa mồm chuyện này. Ta phải phân biệt bằng dổm (rởm) và bằng giả.

1. Bằng rởm : Là bằng thiệt, do một tổ chức có thật. Nhưng nó không có giá trị gì cả.  Chỉ là tờ giấy.

Bằng rởm do hai loại tổ chức sau đây cấp:

- Diploma mills hay degree mills. Họ cấp bằng với đòi hỏi học hành rất thấp, thậm chí chẳng học hành chi cả, cứ đóng tiền là xong.

jeudi 28 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Tiến sĩ thời nay

Hồi mới lớn, ham học nên cứ nhìn mấy thầy có bằng tiến sĩ, nhất là bằng học từ nước ngoài về thì lấy làm ngưỡng mộ và khâm phục lắm. Quyết tâm học hành để mong có được cái bằng như thế dù biết rằng đấy là việc không phải dễ dàng, phải tốn nhiều công sức.

Mà thật sự, hồi ấy thầy nào cũng quá giỏi, kiến thức đầy mình, phong thái đĩnh đạc, ăn nói rất hay, câu nào ra câu nấy, chữ nào ra chữ nấy.

Kể cả các thầy có bằng cấp không cao, nhưng kiến thức các thầy đầy ắp. Như thầy Đông Hồ, thầy Vũ Hoàng Chương, thầy Vũ Khắc Khoan, thầy Phạm Công Thiện, thầy Ngô Trọng Anh... đều là thần tượng của giới sinh viên thời ấy.

lundi 10 avril 2023

Lê Thanh Phong - Xe điên và bằng lái mua

 

Nhiều vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ lái xe thay vì đạp thắng, lại đạp nhầm chân ga. Nguyên nhân của nguyên nhân này là do trình độ lái xe kém, hoặc do tình trạng sức khỏe của lái xe vào thời điểm đó không được ổn.

Vẫn biết chuyện lái xe không gây tai nạn chẳng ai dám nói mạnh. Nhưng có một thực tế, trong nhiều vụ tai nạn thương tâm, nguyên nhân chính bởi trình độ lái xe kém là do đào tạo, sát hạch bằng lái xe.

Loại trừ những vụ tai nạn do nguyên nhân khách quan, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông do lái xe chạy ẩu, không có kỹ năng, chứng tỏ không được đào tạo nghiêm túc. Có không ít người kiếm cái bằng để tìm việc, nhận lái cả xe tải, xe khách, nhưng trình độ kém, không đảm bảo an toàn.

dimanche 26 mars 2023

Đỗ Duy Ngọc - Tự hào

 

Lạc hậu quá rồi quý vị ơi. Giờ này mà lại đưa ra quy định công chức cấp xã phải có bằng đại học. Xưa rồi Diễm!

Bây giờ cán bộ ta dù cấp xã, cấp phường cũng đều có bằng cấp cả: Đại học chuyên tu, tại chức, trung cao cấp lý luận. Phần nhiều là Cử nhân Luật. Đúng ra phải quy định là phải có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ mới phù hợp với thời đại.

Bởi giờ ra đường mấy cháu chạy Grab cũng đều Cử nhân, tốt nghiệp đại học cả. Không lẽ cán bộ nhà nước mà bằng cấp thua anh chạy xe ôm à? Đề xuất lỗi thời chứng tỏ các ngài chẳng hiểu biết gì về thực tế gì cả.

mardi 7 mars 2023

Mai Bá Kiếm - Xướng ca khoa bảng !

 

Trường đại học Sân khấu điện ảnh xin Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội một cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.

Nhớ lại năm 2004, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý TPHCM thành lập Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn (GDNNMNKH) để đào tạo ra thợ bạc. Nhưng không thể kiếm ra giáo viên thợ bạc có bằng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức như các nghề: tiện, phay, bào, hàn, nguội…

Trước năm 1975, ở miền Nam không có trường dạy thợ bạc, nó được truyền nghề từ thợ già cho thợ trẻ ở các tiệm vàng hay chành vàng. Sau 30/4/1975, nghề buôn bán vàng bị cấm, thợ bạc phải làm chui như một nghề lậu.

Huỳnh Ngọc Chênh - Đại tiến sĩ

 

Nghe có đề xuất xem danh hiệu nghệ sĩ nhân dân ngang bằng với học vị tiến sĩ, tui thấy như vậy không được.

Nghệ sĩ nhân dân không thể coi ngang bằng với tiến sĩ được. Họ là những người nghệ sĩ rất đặc biệt, vì ngoài là nghệ sĩ ra họ còn phải là người rất trung thành với đảng, rất cúc cung phục vụ đảng.

Đảng là trên hết với họ, bởi lẽ có rất nhiều nghệ sĩ mà sản phẩm của họ chỉ làm ra cho tuyên huấn xem mà không cần quần chúng có biết đến hay có xem không,  nhưng vẫn cứ được phong nghệ sĩ nhân dân.

Hiệu Minh - Tiến sĩ vs Nghệ sĩ Nhân dân

 

Chuyện nhỏ này viết cho vui thôi nhưng cũng đáng ngại cho vài vị lãnh đạo ngồi ghế cao nhưng hiểu lầm về học vị, học hàm, và danh hiệu.

Tin Quốc hội cho hay, ngày 06/03/2023, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh (ĐHSKĐA) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ Tiến sĩ. Trường ĐHSKĐA xin cơ chế đặc thù cho nghệ sĩ nhân dân (NSND) được tính tương đương Tiến sĩ và nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) tương đương Thạc sĩ.

Lãnh đạo trường đại học mà đề đạt như trên là không ổn do lẫn lộn giữa học vị và danh hiệu. Một bên là học vị (Tiến sĩ, Thạc sĩ) thuộc về bằng cấp do trường đại học hoặc viện nghiên cứu khoa học công nhận, phải bảo vệ luận án. Và một bên là danh hiệu (NSND, NSƯT) do một hội đồng quốc gia xem xét và công nhận, mà người được phong không phải bảo vệ.

Nguyễn Văn Tuấn - Tiến sĩ và ‘Nghệ sĩ nhân dân’

 

Thỉnh thoảng, giới nghệ sĩ có ý tưởng ngồ ngộ: đề xuất rằng những ‘Nghệ sĩ nhân dân’ (NSND) nên được xem là tương đương tiến sĩ. Nhưng ý tưởng này thể hiện sự hiểu sai về danh hiệu và bằng cấp (học vị).

NSND là một danh hiệu hay tước hiệu (title) có nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Theo như quy chế hiện hành thì danh hiệu này được trao tặng hay ‘phong’ cho những nghệ sĩ có những đóng góp quan trọng cho nghệ thuật và xã hội.

Một tiêu chí quan trọng trong quy định này là “Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có tài năng xuất sắc, có cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam“. Tức là danh hiệu này mang tính chánh trị. Những nghệ sĩ lừng danh như Hùng Cường chắc chắn không đáp ứng tiêu chí này.

lundi 6 mars 2023

Đỗ Duy Ngọc - Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ

 

Hôm nay đọc báo thấy có tin ngộ ngộ, đó là Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh có đề xuất Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ.

Không biết trên thế giới có nước nào như thế này không? Chắc có lẽ hiếm vì Việt Nam ta khoái độc lạ, làm nhiều chuyện chẳng giống ai.

Theo tui Nghệ sĩ nhân dân với Tiến sĩ là hai chuyện khác hẳn nhau. Không thể xem là tương đương được. Xứ ta đã loạn Tiến sĩ rồi, hàng chục ngàn Tiến sĩ mà chẳng làm nên trò trống gì, chẳng viết được bài báo cáo khoa học nào cho ra hồn, chẳng sáng chế, sáng tạo gì cho dân nhờ, toàn cầm bằng Tiến sĩ để đi làm cán bộ, công chức.

samedi 25 février 2023

Lê Thanh Phong - Tướng Ca có 4 bằng đại học sao lại hành nghề lừa đảo, thật khó tin

 

Báo chí đưa tin, tướng Ca đã cầm nhiều tỉ đồng nhận lời chạy án, nhưng không phải chạy án mà lừa của doanh nghiệp. Cuối cùng nuốt không trôi phải nộp lại, gọi là tự khắc phục.

Nhiều ý kiến cho rằng, quá ngỡ ngàng khi hay tin tướng Ca bị tạm giữ vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vì ông Ca là nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, và là người có học vấn đa ngành.

Ông Đỗ Hữu Ca tốt nghiệp Đại học An ninh, Đại học Ngoại thương, Đại học Báo chí, Đại học Luật.

mardi 21 février 2023

Nguyễn Thông - Từ Đỗ Hữu Ca lòi ra cái gì ?

 

- Trước hết là chuyện bằng cấp. Báo chí đăng y có 4 bằng đại học. Phải nói ngay rằng những bằng này đều do học tại chức, mà học tại chức ở xứ ta như thế nào thì mọi người đều rõ.

Tôi không có ý coi thường người tốt nghiệp tại chức, nhưng cán bộ sở hữu 4 bằng tại chức như Ca là rất quái gở.

Một người bình thường để có được 1 bằng cử nhân cũng đã khướt cò bợ, mất bao nhiêu thời gian vào đó, vậy vừa làm cán bộ vừa tô điểm được cho mình những 4 bằng thì chắc chắn làm việc chả ra sao. Lương vẫn lĩnh nhưng việc không làm, được chăng hay chớ, ăn cắp thì giờ tiền bạc của dân. Đó là thực chất của đám cán bộ nhiều bằng cấp.

dimanche 8 mai 2022

Lưu Trọng Văn - Cầu rởm thì sẽ có cung rởm

 

Gã hỏi thăm một nhà hoạt động văn hóa tên tuổi rất giỏi tiếng Nga, ông xây được căn nhà to này, tiền đâu ra? Ông cười tủm tỉm rồi thú thật: tớ viết luận án tiến sĩ thuê.

Gã quen một anh chàng mọt sách. Anh bảo, ông đi với tôi về các tỉnh tha hồ tiệc tùng, lại có cả phong bì nữa. Gã chọc, ông suốt ngày mọt sách không chức tước gì, đừng có dóc tẩu.

Anh bạn cũng cười tủm tỉm như nhà hoạt động văn hóa kia: ông ngu bỏ mẹ, đ*o biết gì, tôi "mọt sách" để làm luận án tiến sĩ thuê đấy. Thế ai thuê trả tiền cho ông? Thì đám quan chức các tỉnh chứ còn ai nữa. Tôi mà xuống các tỉnh thì đám quan chức tiến sĩ ấy xếp hàng chiêu đãi tôi.

mardi 12 avril 2022

Đỗ Duy Ngọc - Bằng tiến sĩ

 

Nhiều khi tự nghĩ không biết nhà nước tìm cách tăng nhanh số lượng Tiến sĩ để làm gì?

Giờ Tiến sĩ ở Việt Nam đã quá nhiều mà chất lượng thì khỏi nói ai cũng biết rõ như thế nào. Hay là nhà nước ta muốn đạt kỷ lục thế giới Việt Nam là đất nước nhiều Tiến sĩ nhất để tự hào và ngạo nghễ?

Mà cũng lạ, ở các nước Tiến sĩ thường làm Giáo sư để dạy học, để nghiên cứu khoa học và đào tạo thế hệ tiếp nối. Còn ở ta, Tiến sĩ chỉ để làm lãnh đạo và làm công chức nhà nước.

dimanche 9 janvier 2022

Ý : Thế hệ mafia trí thức nhất từ trước đến nay


Đăng ngày:

Bị giam giữ từ một phần tư thế kỷ, họ làm bạn với Anh em nhà Karamazov của Dostoievski, những tác phẩm của Léon Tolstoi, các nhà triết học Đức…Thế nên, những căn phòng biệt giam đã sản sinh ra một thế hệ mafia trí thức chưa từng thấy. 

Họ ngấu nghiến tất cả những gì in trên giấy, là độc giả trung thành của thư viện nhà tù, chăm chỉ theo các khóa học hàm thụ và thường đạt được điểm cao. Luật pháp đã đóng lại vĩnh viễn cánh cửa xà lim, nhưng lại mở ra cho họ cánh cửa của tri thức.

dimanche 26 décembre 2021

Thái Hạo - Bằng giả, không phải chỉ Đông Đô

 

Vụ đại học Đông Đô cấp thần tốc hơn 400 bằng giả đang làm xã hội kinh động. Nhưng đó là do…không biết. 

Nếu bây giờ rà lại tất cả trường đại học ngoại ngữ hay các khoa ngoại ngữ đang cấp các loại chứng chỉ ngữ ngoại “danh giá” như B, C, văn bằng 2 v.v… thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên nữa.

Từ cách đây hơn 10 năm, lúc tôi thi để lấy chứng chỉ B1 làm điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ, đã thấy sự nhếch nhác, bi hài của nó. Đó là một cuộc “làm giàu không khó” của các trường đại học, của giáo viên có ô dù. “Lo trước” đã là bước đi tất yếu của đa số các “yếu nhân”.

samedi 23 octobre 2021

Trần Thị Sánh - Thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì?


Hồi mình gần 40 tuổi, mấy đứa bạn làm báo rủ mình đi làm thạc sĩ, tiến sĩ. Mình hỏi lại: “Làm báo thì làm thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì”?

Các bạn mình bảo: “Mày làm ở báo quốc doanh, báo mậu dịch cũng là cơ quan đoàn thể, tổ chức. Khi đề bạt lãnh đạo người ta cũng xét các tiêu chuẩn, trong đó phải là thạc sĩ, tiến sĩ mới có cửa chứ. Mày định để lũ dốt nát nó ngồi lên đầu, lên cổ mày à?”

Mình nghĩ, các ngành nghề khác làm thạc sĩ, tiến sĩ còn có lý và còn cần thiết. Còn làm báo chỉ cần yêu nghề, giỏi nghề, viết hay và tâm huyết với nghề nghiệp chứ cần thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì. Chả lẽ dưới mỗi bài báo lại ghi thêm chức danh là thạc sĩ, tiến sĩ?

Lê Văn Luân - Nhầm lẫn có tính lịch sử


Học vấn và bằng cấp là hai vấn đề khác nhau.

Học vấn liên quan nhiều tới nhận thức và văn hóa. Bằng cấp là một vấn đề của công việc đào tạo và ngay cả nghề nào thì cũng cần có bằng cấp.

Người không được đi học vẫn có thể có học vấn và trình độ. Ngược lại, bằng cấp có thể có nhiều nhưng trình độ hạn chế và cư xử vẫn như người vô học.