Affichage des articles dont le libellé est Nợ công. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nợ công. Afficher tous les articles

samedi 30 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Tiền đâu mà đốt ?

 

Xây đường sắt cao tốc, đường cao tốc xuyên Việt, sân bay Long Thành, điện hột nhơn, thậm chí cả bom hột nhơn...đều đúng cả, nên làm cả.

Vấn đề là lấy tiền ở đâu để làm? Liệu có rơi vào bẫy nợ không (vì đi vay chắc rồi)? Bao giờ thì sẽ trả hết nợ và sẽ tăng trưởng kinh tế thế nào để trả hết nợ?

Nói chung về sự cần thiết thì không phải bàn, vì mình đều thiếu cả, còn thiếu nhiều lắm, như mạng lưới metro rộng khắp. Thứ mà Bắc Triều Tiên còn có từ thập kỷ 1970.

mardi 1 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Đường sắt Bắc Nam

Từ đợt dịch đến giờ, Việt Nam đầu tư công rất mạnh, mình cho là thuộc loại mạnh nhất trong lịch sử hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điển hình là sân bay Long Thành, mạng lưới đường cao tốc, hạ tầng điện, cả nước đầu tư phát triển hạ tầng.

Từ lúc chớm dịch, mình đã viết một bài về kinh tế hậu dịch, dự báo thôi. Đại khái là sau dịch sẽ là suy trầm kinh tế và kiểu của Việt Nam sẽ là đẩy mạnh đầu tư công để vực dậy nền kinh tế, bài của Keynes thôi. Nhưng đa số cần lao không biết lý do đó, cứ thấy xây nhiều là hoan hỉ.

Cũng ở một số bài khác mình đã viết, nay nhắc lại thôi. Kinh tế Việt Nam mấy năm quá tương đối trì trệ, thấy rõ ở mảng tư nhân, còn GDP thì không thấy tụt, vì đầu tư công kia kéo lại. Kiểu chủ các cửa hàng ở Sài Gòn, Hà Nội trả lại mặt bằng...là minh chứng.

dimanche 17 décembre 2023

Đỗ Hòa - Achentina, từ top 5 kinh tế thế giới đến vỡ nợ triền miên

Achentina đã từng là một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới đầu thế kỷ 20. Nhưng trong giai đoạn 1998-2002 nước này rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

Cho đến những năm gần đây, Achentina vẫn phải liên tục tái cấu trúc nợ, do chính phủ nhiều lần bị rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Nguyên nhân? Theo phân tích của DW, một kênh truyền thông của chính phủ Đức, thì nguyên nhân là do:

mardi 10 octobre 2023

Mai Bá Kiếm - Nợ ngập đầu vẫn chơi xả láng !

 

Thứ trưởng Văn-Thể-Du Đoàn Văn Việt khoe "350.000 tỉ đồng sẽ hỗ trợ trực tiếp hoạt động sáng tác, kinh doanh dịch vụ, thực hành văn hóa, nhất là khối tư nhân".

Ông chê, nguồn lực tài chính đầu tư cho văn hóa vừa quá ít, vừa manh mún, phân tán nên mọi hoạt động đều gặp khó khăn, hiệu quả thấp.

Giai đoạn 2017-2021, đầu tư cho văn hóa chưa đến 1 % tổng chi ngân sách. Nhiều mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 chưa đạt được. Vì vậy, đầu tư nguồn lực dài hạn để chấn hưng, phát triển văn hóa là cần thiết, cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

dimanche 4 juin 2023

Ngô Nhân Dụng - Cuộc thương lượng giữa Biden và McCarthy

 

Tối Thứ Tư, 314 dân biểu Hạ viện thông qua. Trước nửa đêm hôm sau, Thượng viện cũng biểu quyết nhanh chóng với tỉ số 63-36; vượt qua được ngưỡng cửa 60 phiếu.

Không biết hai ông Biden và McCarthy có đọc cuốn The Art of the Deal (Nghệ thuật Thương lượng) của cựu Tổng thống Donald J. Trump in năm 1987 hay chưa. Nhưng cuộc thương lượng vừa qua, đưa tới thỏa hiệp ngân sách và cho phép chính phủ Mỹ vay thêm tiền, đã thành công. Ông Joe Biden phải ký bản dự luật trước ngày Thứ Hai, nếu không chính phủ Mỹ sẽ “vỡ nợ,” đưa kinh tế vào một cuộc khủng hoảng.

Tối Thứ Tư, 314 dân biểu Hạ viện thông qua. Trước nửa đêm hôm sau, Thượng viện cũng biểu quyết nhanh chóng với tỉ số 63-36; vượt qua được ngưỡng cửa 60 phiếu.

vendredi 2 juin 2023

Ngô Nhân Dụng - Biden và McCarthy thỏa hiệp

 

Cuối cùng, ông McCarthy có thể tuyên bố thắng lợi vì đã cắt được rất nhiều món chi tiêu xưa nay vẫn được đảng Dân Chủ ủng hộ. Nhưng ông Biden cũng có cơ hội chứng tỏ ích lợi thực tiễn của chủ trương hòa hiệp giữa hai đảng, như ông vẫn cổ động từ khi nhậm chức.

Trên nguyên tắc, chính phủ Mỹ đã “đụng trần nợ” từ đầu tháng Giêng 2023; không được vay thêm nữa, phải “giật gấu vá vai” để có tiền chi tiêu. Ông Biden cần được nâng cao trần nợ cho chính phủ tiếp tục hoạt động.

Cuối tuần qua, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy mới đồng ý một dự thảo luật thỏa hiệp về “Trần Nợ.” Bây giờ quốc hội phải quyết định có thông qua trong tuần này hay không. Nếu không, thì vào đầu tháng Sáu chính phủ Mỹ sẽ “vỡ nợ,” không có tiền trả vốn và lãi các món nợ cũ. Kinh tế Mỹ sẽ suy sụp và cả thế giới sẽ xuống theo.

jeudi 11 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Vay nợ hay phá sản?

 

Khi chính phủ Mỹ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ thì Công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị, hậu quả dây chuyền sẽ lan ra cả thế giới.

Chỉ có hai quốc gia hạn chế quyền vay nợ của chính phủ, là Hoa Kỳ và Đan Mạch. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, chính phủ không được vay nhiều trên cái “Trần Nợ” này.

Nhưng cái Trần Nợ ở Đan Mạch rất cao, đến năm 2010 chính phủ suýt đụng đầu, quốc hội bèn nâng lên cao gấp đôi. Một số nước không ấn định số tiền tối đa mà chỉ đòi tổng số nợ thấp hơn một tỉ lệ so với Tổng Sản Lượng Kinh tế. Thí dụ, Ba Lan không cho phép số nợ cao hơn 60% GDP; nước Đức đặt giới hạn dưới một phần ba GDP. Chỉ có chính phủ Mỹ cứ mấy năm lại phải xin quốc hội nâng cái Trần Nợ lên cao một chút để được phép đi vay thêm. Khi Tòa Bạch Ốc và Quốc hội do hai đảng khác nhau kiểm soát thì thế nào cũng tranh cãi gay go; như hiện nay, năm 2023.

vendredi 27 janvier 2023

Ngô Nhân Dụng - Nâng ‘Trần Nợ’ hay không?

 

Con số nợ lớn quá, vì nền kinh tế Mỹ rất lớn. Muốn quyết định nên vay nợ hay không, có thể nhìn vào số tiền lãi phải trả trên các món nợ đó.

Quốc hội Mỹ sắp bàn chuyện “Trần Nợ” (debt ceiling). Trần Nợ là con số nợ tối đa mà quốc hội cho phép Hành Pháp đi vay. Hiện nay chính phủ Mỹ đang nợ tới $31 ngàn tỉ đô la, tích lũy từ trước đến giờ; đã đụng trần rồi. Quốc hội là cơ quan chi tiền cho nhà nước. Đảng Cộng Hòa, chiếm đa số ở Hạ viện sẽ yêu cầu chính phủ phải cắt giảm chi tiêu thì họ mới chịu nâng trần nợ, cho tiếp tục đi vay. Tòa Bạch Ốc không chịu, hai bên sẽ giằng co trong mấy tháng tới.

Trần Nợ mới xuất hiện từ thời Thế Chiến thứ nhất. Trước đó, mỗi lần chính phủ Mỹ muốn vay nợ thì phải xin quốc hội cho phép. Khi nước Mỹ lâm chiến, cần vay nợ liên tiếp, quốc hội bèn đặt ra lệ mới, cho phép vay thả cửa nhưng dưới một giới hạn, gọi là Trần Nợ. Sáng kiến này giải quyết một vấn đề trước mắt nhưng gây rắc rối trong hai chục năm qua giữa hành pháp và lập pháp.

vendredi 15 juillet 2022

Sri Lanka vẫn bất định, Ukraina nhen nhúm chút hy vọng ở miền nam


Đăng ngày:

Sri Lanka : Một kết thúc nhục nhã cho gia tộc Rajapaksa

Liên quan đến châu Á, Le Monde nói về sự sụp đổ nhanh chóng của phe Rajapaksa ở Sri Lanka, gia tộc đã thống trị đất nước này gần 20 năm qua. Vội vã chạy trốn đám đông người biểu tình phẫn nộ xông vào Phủ tổng thống, ông Gotabaya Rajapaksa bỏ quên 17,85 triệu rupi (49.000 euro) và những người dân nghèo khổ đã nộp lại những tờ giấy bạc mới tinh này cho cảnh sát. Ông rất vất vả mới đến được Maldives bằng máy bay quân sự, sau khi đã lỡ nhiều chuyến bay dân sự đi Ả Rập Xê Út do hành khách và cơ quan di trú ngăn trở. Một kết thúc nhục nhã cho gia tộc đã điều hành đất nước bằng bàn tay sắt.

mercredi 13 juillet 2022

Dân Sri Lanka lật đổ chế độ, bẫy nợ Trung Quốc vẫn rình rập các nước


Đăng ngày:

Dân chúng Sri Lanka không còn gì để mất

Ngày thứ Bảy 09/07, sau khi vượt qua các rào cản và cảnh sát, một biển người tràn vào Phủ tổng thống, họ nhảy nhót trên giường, bơi trong hồ tắm, nấu nướng trong nhà bếp, chơi piano, tập thử ở phòng gym của tổng thống Gotabaya Rajapaksa...Tư dinh thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng bị dân chúng tràn ngập rồi phóng hỏa.

dimanche 17 octobre 2021

Tạ Duy Anh - From The People Of China

 

(Nhân chuyện Tổng thầu Trung Quốc bất hợp tác)

Trên những con đường vay vốn ODA của Nhật Bản, ví dụ đường Vành đai 3, cầu Nhật Tân (đẹp long lanh) và đường lên sân bay Nội Bài…cách một vài cây lại thấy có dòng chữ From The People Of Japan.

Tôi cũng thấy dòng chữ này trên những con đường cao tốc của một số nước châu Á, nơi tôi có dịp đến…và tự hiểu rằng, đó là thông lệ đối với những công trình tài trợ bằng vốn ODA (Official Development Assistance - Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức), dành cho những nước nghèo.

Lưu Trọng Văn - Cát Linh-Hà Đông: "Phát triển" gấp đôi!

 

Nguyễn Văn Thể, bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nêu: "Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án…".

Lập tức Nguyễn Thanh Nghị, bộ trưởng Bộ Xây dựng phản ứng: "Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành nghiệm thu tổng thể công trình…" mà thôi. Bởi việc nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông phải được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước kiểm tra, đánh giá và thông qua đã.

Nguyễn Văn Thể nêu:

samedi 2 octobre 2021

Hạt cát Tân Calédonie và cỗ máy AUKUS


Đăng ngày:

 

Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế giới đang diễn ra.

Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?

jeudi 23 septembre 2021

Nguyễn Quang Tuân - Lịch sử sẽ ghi lại

 

Một năm dịch tai hại. Đâu đó những tin cuối năm có đủ vaccin - những đơn hàng đặt Astra, Pfizer rộ lên từ tháng Sáu đến giờ, như một cơn mưa tin tức giải hạn cho mảnh đất chữ S trong cơn đại hạn của dịch.

Nhưng…Bao nhiêu kit test vô hiệu, phong tỏa cứng mềm làm dân tình đảo điên (số tiền chi cho chống dịch qua test nhanh và PCR giờ quá khủng khiếp).

Còn y tế, quân đội và người dân oằn mình chẳng hiểu ngày mai thế nào. Chẳng lẽ cả dân tộc trả nợ công mà không biết được sự minh bạch trong công cuộc chống dịch?

dimanche 19 juillet 2020

San sẻ nợ công, viên gạch cho một liên bang châu Âu tương lai ?


Các nhà lãnh đạo 27 nước Liên hiệp Châu Âu lần đầu tiên gặp gỡ sau đại dịch, tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles ngày 17/07/2020. © REUTERS/Francois Lenoir/Pool
Đăng ngày:


Figaro chạy tựa trang nhất « Một hội nghị thượng đỉnh thiết yếu châu Âu để tái thúc đẩy kinh tế ». Nhật báo La Croix đặt câu hỏi « Nợ : Liên hiệp châu Âu, một bước nhảy lớn ? » Việc chia sẻ nợ nần giữa các nước châu Âu được bàn bạc tại hội nghị thượng đỉnh khai mạc hôm nay ở Bruxelles, liệu sẽ là bước đột phá tiến tới một liên bang hay không ?

mercredi 3 juin 2020

Quang Vĩnh - Trả lãi 980 tỉ đồng/năm để xây tượng đài hữu nghị ?

- Năm 2008, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được ký kết giữa Việt Nam-Trung Quốc. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) làm tổng thầu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là chủ đầu tư.

- Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỉ VNĐ (552,86 triệu USD), trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD. 

- Ngày 10/10/2011, dự án chính thức khởi công và lộ trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6/2014. Từ tháng 10/2014 - 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2015.

* 8 LẦN THẤT HỨA?

lundi 1 juin 2020

Hoàng Hải Vân - Giỡn mặt nhân dân lâu rồi đó !



Vay vốn của Trung Quốc để làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông : Chấp nhận chỉ định nhà thầu Trung Quốc, nhà tư vấn giám sát Trung Quốc, vật tư thiết bị mua của Trung Quốc theo giá của Trung Quốc, khiến cho giá công trình cao vọt so với đấu thầu quốc tế. Vay thương mại hay ODA cũng chẳng khác gì tín dụng đen. 

Nhà thầu đội vốn bao nhiêu, vay thêm bấy nhiêu và bỏ tiền đối ứng ra bấy nhiêu. Nhà thầu bàn giao công trình vào lúc nào, không theo ý của chủ đầu tư mà theo ý của nhà thầu. 

Kiểm toán từng chỉ ra hàng loạt những sai phạm, nhưng chẳng ai bị làm sao. Công trình dở dang vẫn nằm trơ giữa thủ đô Hà Nội, đưa cái cổ người dân vào thòng lọng bẫy nợ tín dụng đen của Trung Quốc. Thách thức lương tri, thách thức tổ tiên nòi giống, trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng và chừng ấy nhiệm kỳ Quốc hội nhưng chẳng một ai chịu trách nhiệm.

Mạnh Quân - Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, bẫy nợ lớn nhất của Bắc Kinh cho Việt Nam



Chẳng cần phải đến khi thằng tổng giám đốc tổng thầu dự án Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông nó đòi thêm 50 triệu USD mới có thể bàn giao công trình. Trước đó, tôi dám khẳng định đây là cái "bẫy nợ" lớn nhất mà Bắc Kinh đã giăng ra và Việt Nam đã sa vào.

Trong các dự án dạng "bẫy nợ" theo kế hoạch Vành đai & Con đường của Tập Cận Bình, thì đây là dự án thuộc diện tồi tệ nhất mà Việt Nam lại dính phải. 

Trước đây, cùng một dự án, ở Tanzania hay gì đó, họ đã hoàn thành, đi vào hoạt động với chiều dài tuyến đường gấp đôi của Việt Nam và với số tiền bằng phân nửa (để check lại).

dimanche 22 décembre 2019

Mai Quốc Ấn - Năng lượng quan tâm



Đám đông trên mạng xã hội có khá nhiều người đang dồn năng lượng để quan tâm, mổ xẻ câu chuyện tình trong phim Mắt Biếc và các nhân vật hư cấu trong truyện.

Năng lượng quan tâm ấy không chỉ làm vui vẻ cho nhà sản xuất phim hay tác giả truyện; mà còn là “liều giảm đau” tạm thời cho “bệnh” nợ công tăng cao hay ô nhiễm tràn lan.

Lấy lý do Chính phủ (Việt Nam) chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp "là sự yếu kém về thể chế, quản trị hơn là tài chính", Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service ("Moody's") hạ triển vọng Việt Nam xuống Tiêu cực.

lundi 2 décembre 2019

Tâm Chánh - Nợ nước, nợ công từ án tử Hồ Duy Hải


Hồ Duy Hải có lẽ là kỷ lục lần sống chờ chết mà một thể chế có thể tạo ra cho con người.

Phúc quyết của Viện Kiểm sát đã di dời bản án tử hình Hồ Duy Hải vào giám đốc thẩm. Trước đó, tới hai chủ tịch nước phải ra lệnh tạm hoãn thì hành án tử cho tử tù ngập ngừng vui sống này. Cả nhà Hồ Duy Hải vui được sống thắc thỏm như vậy cùng mạng sống của anh. Nhiều công dân vui sống là một chỉ báo xã hội hạnh phúc. Xã hội liệu có vui sống bằng hạnh phúc tạm ứng mà về sau phải chi trả bằng bất hạnh?

Không đủ công lý chi trả cho các vụ án oan chính là một biển báo to tướng về khả năng nợ công về quyền con người, quyền công dân vượt trần trong thể chế của chúng ta.