Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Hữu Cầu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Hữu Cầu. Afficher tous les articles

mercredi 21 décembre 2022

Việt Nam: Những người tù đi qua thế kỷ

 

Đôi lời : Mời bạn đọc nhấn vào « phần âm thanh » trong link RFI ở cuối bài để nghe lại chương trình về « người tù thế kỷ » Nguyễn Hữu Cầu vừa qua đời. Thụy My đã mất rất nhiều công sức để có được những âm thanh này : giọng ca của chính tác giả bài hát, phần phỏng vấn con gái ông Nguyễn Hữu Cầu, hòa thượng Thích Không Tánh, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung. Phần texte chỉ tượng trưng vì không có thì giờ « gỡ băng ». Bài chưa hề đăng trên blog, nay xin đăng lại để tưởng niệm một người tử tế.

Đăng ngày: 16/04/2014 - 04:00 Sửa đổi ngày: 16/04/2014 - 19:11

Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ 21. Một lớp người đã đi qua chiến tranh, đói nghèo và tù ngục, lớp người hiện nay vẫn còn đang phải đấu tranh cho dân chủ và bình đẳng – một điều không luôn là dễ dàng. Trong những ngày tháng Tư mà người thì gọi là ngày giải phóng đất nước, người lại gọi là ngày Quốc hận, không biết sẽ còn những tù nhân lương tâm nào sẽ được ra khỏi chốn giam cầm từ nay cho đến ngày 30 tháng Tư.

Mai mốt ta về ta mua một con bò

Rồi ta sẽ đi, đi lên trên núi cao

Như Hồ - Vĩnh biệt người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

 

Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1947 (Đinh Hợi), quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là một tù nhân lương tâm với 37 năm tù đày lâu nhất lịch sử Việt Nam kể từ sau 1975. Ông qua đời vào ngày 19 Tháng Mười Hai, 2022 tại nhà riêng ở Kiên Giang.

Ông Nguyễn Hữu Cầu vốn là cựu đại úy Chủ Lực Quân, xuất thân khóa 6/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Quảng Nam, thuộc vùng 1 chiến thuật – quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông bị bắt làm tù binh sau khi vùng 1 chiến thuật thất thủ vào đầu tháng 4/1975. Sau 30/4/1975 khi miền Nam sụp đổ, ông bị chuyển thành “học tập cải tạo” và được thả về vào cuối năm 1980, sau hơn 5 năm bị tù.

Ông Nguyễn Hữu Cầu còn được những người quen biết, đặt cho ông biệt danh là người tù thế kỷ, bởi 2 lần tù dài. Lần thứ nhất là đi học tập cải tạo sau 1975, và lần thứ hai chuyển từ tử hình xuống chung thân. Sau đó do áp lực liên tục trong và ngoài nước, ông được trả tự do với sức khỏe suy kiệt, mắt lòa và nhiều chứng bệnh khác. Tổng cộng ông chịu 37 năm tù.