Affichage des articles dont le libellé est Biển Hoa Đông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Biển Hoa Đông. Afficher tous les articles

mardi 28 septembre 2021

Chiến hạm Anh đi qua eo biển Đài Loan thăm Việt Nam, Trung Quốc phản đối


Đăng ngày:

Đây là lần đầu tiên Hải quân Anh cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan kể từ năm 2008 đến nay. Trên tài khoản Twitter, thủy thủ đoàn HMS Richmond loan báo : « Sau giai đoạn hoạt động bận rộn với các đối tác và đồng minh ở biển Hoa Đông, nay chúng tôi đang đi qua eo biển Đài Loan để tới thăm Việt Nam và Hải quân Nhân dân Việt Nam ».

Reuters cho biết thêm, chiến hạm Anh được triển khai tại Biển Hoa Đông trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hiệp Quốc nhằm bảo đảm việc cấm vận Bắc Triều Tiên. AFP trích dẫn thông cáo của bộ Quốc Phòng Anh khẳng định « Hải quân Hoàng gia hoạt động hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế », Anh Quốc « có nhiều lợi ích an ninh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », và việc triển khai này « là dấu hiệu cho sự cam kết an ninh trong khu vực ».

mercredi 21 juillet 2021

Mỹ, Nhật, Hàn đối thoại an ninh : Bình Nhưỡng, Bắc Kinh trong tầm ngắm


Đăng ngày:

Hãng tin Kyodo cho biết tham dự hội nghị tại Tokyo, có thứ trưởng Ngoại giao Nhật Takeo Mori và các đồng nhiệm Mỹ Wendy Sherman, Hàn Quốc Choi Jong Kun. 

Chính quyền Joe Biden coi hợp tác ba bên là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy an ninh ở châu Á, hy vọng cải thiện được quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng ở châu Á là Tokyo và Seoul, vốn đang ở mức thấp nhất, do các vấn đề lịch sử từ thời quân Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.

mardi 6 juillet 2021

Phi cơ do thám Mỹ giảm hoạt động trên Biển Đông, chuyển sang Biển Hoa Đông

 

jeudi 10 juin 2021

Nhật Bản sẽ bảo vệ tàu chiến Úc theo luật an ninh mới


Đăng ngày:

Theo báo Nhật Asahi, thỏa thuận đã đạt được sau cuộc họp qua video giữa lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao hai nước. Phía Nhật Bản là ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, và đồng nhiệm phía Úc là Marise Payne và Peter Dutton.

Đạo luật an ninh quốc gia, vốn gây tranh cãi, có hiệu lực từ năm 2016 cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ các tàu Hải quân Mỹ. Từ khi bắt đầu được đưa ra Quốc hội thảo luận, Úc đã được coi là ứng viên tương lai được bảo vệ, nếu có nhu cầu.

mardi 18 mai 2021

Nhật, Việt phản đối các hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc


Đăng ngày:

Japan Today cho biết, trong cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức vào tháng trước với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, hai nhà lãnh đạo Việt-Nhật cùng phản đối các hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hai nhà lãnh đạo bên cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Bắc Kinh áp dụng luật mới cho phép tuần duyên bắn vào các tàu bị xem là đi vào vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc.

dimanche 18 avril 2021

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật cam kết cùng sát cánh đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Tổng thống Biden tuyên bố : « Chúng tôi kiên quyết cùng chung sức đối phó với các thách thức do Trung Quốc đặt ra như vấn đề Biển Hoa Đông, Biển Đông, Bắc Triều Tiên ». Ông nhắc lại rằng các chế độ dân chủ sẽ chiến thắng độc tài. Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản nêu ra một liên minh dựa trên « tự do, dân chủ và nhân quyền ». Ông Suga khẳng định hai nước đồng minh phản đối « mọi mưu toan của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực trên Biển Đông và Biển Hoa Đông ».

AFP lưu ý, việc chọn lựa khách mời đầu tiên là nhà lãnh đạo Nhật Bản, tiếp đó vào tháng Năm sẽ đến lượt tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, cho thấy Joe Biden dành ưu tiên cho các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, chủ yếu tại châu Á, đấu trường sắp tới với đối thủ chiến lược số một của Washington.

mercredi 10 mars 2021

Đô đốc Mỹ : Trung Quốc có thể xâm lăng Đài Loan từ nay đến 2027


Đăng ngày:

Đô đốc Davidson tuyên bố trước Thượng viện : « Tôi lo ngại Trung Quốc đang tăng tốc các dự án nhằm qua mặt Hoa Kỳ từ nay đến 2050, và họ muốn vượt mục tiêu trước thời hạn. Rõ ràng Đài Loan nằm trong tham vọng này, mối đe dọa là tất nhiên trong thập niên tới, thực tế là trong sáu năm tới, tức từ nay đến 2027 ».

Sau khi thẳng tay đàn áp Hồng Kông, Bắc Kinh liên tục đe dọa Đài Bắc bằng cách giương oai diễu võ, ngăn cản việc tàu các nước đi qua eo biển Đài Loan.  

samedi 6 février 2021

Chiến hạm Mỹ lần đầu tuần tra gần Hoàng Sa từ khi Biden nhậm chức


Đăng ngày:

Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm « bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Quân đội Trung Quốc nói rằng « lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực ». Đồng thời lên án Hoa Kỳ « vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc », « làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực ».

mercredi 6 janvier 2021

Mỹ, Nhật hoan nghênh Hải quân châu Âu triển khai tại châu Á để đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Tờ báo Hồng Kông dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi trong cuộc họp online với đồng nhiệm Đức Annegret Kramp-Karrenbauer hôm 15/12 nói rằng Nhật Bản có tiềm năng phát triển hợp tác quốc phòng với châu Âu. Về phía bà Kramp-Karrenbauer nhận định : « Những gì diễn ra tại Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng đến Đức và châu Âu. Chúng tôi mong muốn hợp tác trong việc bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp ».

Ông Kishi hy vọng chiến hạm Đức sẽ tham gia tuần tra với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên Biển Đông. Trong một động thái đột phá hiếm hoi về ngoại giao của Đức, vốn rất thận trọng từ sau Đệ nhị Thế chiến, bà Kramp-Karrenbauer tuyên bố : « Người ta không thể đặt gánh nặng lên vai người khác khi theo đuổi tham vọng kinh tế và an ninh ». Bộ trưởng Quốc phòng Đức ám chỉ việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và liên tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

dimanche 8 novembre 2020

Bắc Kinh, Washington và chuỗi đảo chiến lược


Đăng ngày:

Khái niệm « chuỗi đảo » có từ thập niên 40, đối với Mỹ là để chận lại sự bành trướng của cộng sản. Chuỗi đảo thứ nhất gồm quần đảo Kuril (một phần thuộc Nga), Nhật Bản, Đài Loan, Philippines ; những đồng minh của Hoa Kỳ. Chuỗi đảo thứ hai là Guam và Bắc Mariana, các « Nhà nước tự do liên kết với Mỹ » : Micronésie, Marshall, Palao. Chuỗi thứ ba tập trung vào quần đảo Hawai.

Trung Quốc cho rằng mình bị bao vây, và từ 30 năm qua đã mở rộng lực lượng hàng hải hoạt động ngoài khơi xa và tăng cường vũ trang. Thế nên lợi thế quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương bị yếu đi, và ngay cả các căn cứ ở chuỗi đảo thứ hai, nhất là Guam cũng đã trở nên dễ tổn thương hơn. Từ vài tháng qua, các nhà chiến lược Mỹ đã lo ngại Bắc Kinh sẽ dùng đến vũ lực trong khu vực.

vendredi 7 août 2020

Đài Loan đưa thủy quân lục chiến đối phó Trung Quốc tập trận chiếm đảo

Binh sĩ Đài Loan trong cuộc tập trận Hán Quang ngày 16/07/2020.
Đăng ngày:


Một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết đơn vị thủy quân lục chiến này đã lên đường cách đây một tuần để yểm trợ cho lực lượng tuần duyên hiện diện trên đảo, và sẽ chỉ ở lại một thời gian ngắn.

Hồi tháng Năm, hãng tin Nhật Kyodo loan báo quân đội Trung Quốc dự kiến tiến hành một cuộc tập trận rất lớn trong tháng này tại đảo Hải Nam, trong đó có cả tập dượt chiếm các đảo đang do Đài Loan kiểm soát.

mardi 4 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Đẩy lùi ngư thuyền của Trung Quốc ?


Tướng Mỹ Kevin Schneider hứa giúp Nhật giải quyết nạn tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku.

Đối mặt với Trung Quốc trên biển, khó khăn nhất không phải hải quân. Vì hải quân chỉ có tính răn đe để khỏi xẩy ra chiến tranh. 

Tranh giành thực địa trên biển chỉ có hai lực lượng ra mặt chủ chốt, là hải cảnh và ngư thuyền. Trong đó ngư thuyền là lực lượng chiếm hữu thực địa quan trọng nhất. 

Các nước ở Thái Bình dương có biển giáp với biển Trung Quốc luôn là nạn nhân của ngư thuyền Trung Quốc. 

samedi 6 juin 2020

Biển Đông : Tư lệnh Mỹ tố cáo Bắc Kinh lợi dụng đại dịch để bành trướng

Trung tướng Kevin Schneider và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đăng ngày:


Trung tướng Kevin Schneider tuyên bố, đang có sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chiến hạm của hải quân, tàu tuần duyên và tàu cá của dân quân biển quấy nhiễu tàu bè của các nước khác, tại vùng biển bị Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền.

Trao đổi với Reuters qua điện thoại, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Nhật Bản tố cáo trong cuộc khủng hoảng Covid-19, tần suất hoạt động của hải quân Trung Quốc tăng vọt, không chỉ trên Biển Đông, mà cả tại Biển Hoa Đông. Tướng Schneider nhận định Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục nhịp độ này.

samedi 14 mars 2020

Dương Phong - Nói cho rõ về đám giỗ Gạc Ma


+ Ngày 14.3.1988 là ngày Trung Quốc thảm sát Gạc Ma của Việt Nam. Sự kiện lịch sử ghi ngày dương. Nhưng các gia đình của 64 liệt sĩ không làm đám giỗ ngày này mà làm đám giỗ và ngày 27 tháng Giêng âm lịch.

+ Vì sao vậy? Vì ngày 14.3.1988 đúng âm lịch là 27 tháng Giêng. Và người nào làm đám giỗ đầu tiên cho cả thảy 64 liệt sĩ?

+ Ấy là cụ Hoàng Dỏ ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Cụ làm từ ngày giỗ đầu của con là liệt sĩ Hoàng Văn Túy. Hồi đó thôn Tân Định ở trên cát, nhà làm bằng cỏ rười, làng như ốc đảo biệt lập, không đường sá.

samedi 27 juillet 2019

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Tư Chính ?



Trung Quốc cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính -Vũng Mây, thuộc hải phận kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive - 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của Việt Nam, liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. 

Bãi này Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của Việt Nam. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, Trung Quốc cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn Sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP - Hoa Nam Buổi Sáng) cho biết là Việt Nam tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1. 

Nếu vấn đề “Vạn An Bắc” Trung Quốc đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây. Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát triển) từ năm 2013 với ba mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc). 

vendredi 28 juin 2019

Chiến hạm Canada bị tiêm kích Trung Quốc quấy nhiễu trên Biển Hoa Đông

Chiến hạm HMCS Regina (FFH334) của Canada. Ảnh minh họa.

Bộ Quốc phòng Canada hôm 27/06/2019 thông báo, hai chiến hạm của nước này, khi di chuyển tại hải phận quốc tế ở Biển Hoa Đông, hồi đầu tuần đã bị hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc bám sát ở cao độ rất thấp. Một trực thăng của Hải quân Canada còn bị một tàu đánh cá Trung Quốc chiếu tia laser vào. 

Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Canada, một tuần sau khi đi qua eo biển Đài Loan, chiến hạm NCSM Regina và tàu hộ tống Asterix, hôm thứ Hai 24/6 đang hướng về phía Bắc Triều Tiên, thì « hai chiếc Su-30 của Trung Quốc tiến gần ở khoảng cách chỉ có 300 mét và độ cao 30 mét ». 

Thông cáo nhấn mạnh : « Cho dù chiến hạm Canada luôn bị tàu chiến và máy bay của quân đội Trung Quốc theo bén gót sau khi thăm Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên bị áp sát như thế ». Được biết hai chiếc tàu Hải quân Canada sau khi thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, tiếp tục đến Đông Bắc Á, góp phần vào nỗ lực răn đe mọi vi phạm lệnh cấm vận Bình Nhưỡng.

vendredi 24 mai 2019

Dự luật Mỹ trừng phạt các hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông

Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, trong vùng tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh ngày 21/05/2015.

Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ hôm 23/05/2019 đã trình lên Thượng viện một dự luật nhằm buộc chính phủ trừng phạt các cá nhân và định chế Trung Quốc có liên can đến « các hành động phi pháp và nguy hiểm » trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nếu được thông qua, đạo luật đòi hỏi chính phủ Mỹ tịch thu các tài sản ở Hoa Kỳ, thu hồi và từ chối cấp visa của bất kỳ ai tham gia vào « các hành động hoặc chính sách đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định » tại Biển Đông, nơi một số thành viên ASEAN đòi hỏi chủ quyền.

Luật quy định ngoại trưởng Mỹ phải báo cáo cho Quốc hội mỗi sáu tháng, về các cá nhân hay công ty Trung Quốc cụ thể có liên can đến việc xây dựng và triển khai các dự án tại các khu vực ở Biển Đông đang bị các nước ASEAN tranh chấp. Trong số hành động bị dự luật nhắm đến có việc đào đắp đất, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng, cơ sở hạ tầng thông tin di động. 

jeudi 7 février 2019

Nhật phản đối Trung Quốc khoan dầu tại vùng biển tranh chấp

Dàn khoan khai thác khí tại vùng mà Trung Quốc gọi là Xuân Hiểu (Chunxiao), còn đối với Nhật là Sirakaba.

Nhật Bản hôm nay 07/02/2019 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu khoan dầu đến một mỏ khí đốt tại vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Phản kháng của Nhật thông qua con đường ngoại giao được đưa ra sau khi Tokyo khẳng định chiếc tàu này vào tháng Giêng đã di chuyển đến gần đường phân cách giữa hai nước trên Biển Hoa Đông, dường như đang thăm dò tài nguyên. Trước đó vào tháng 9/2018, Nhật đã phát hiện chiếc tàu đang khoan dầu khí, sau đó tàu này dời đi nơi khác. 

lundi 2 juillet 2018

Trung Quốc đặt tuần duyên dưới quyền chỉ huy của quân đội

Một tàu hải cảnh Trung Quốc đối mặt với tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ giàn khoan HD 981 năm 2014. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương như lâu nay. Việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Theo Tân Hoa Xã, lực lượng hải cảnh ( tuần duyên ) hoạt động dưới quyền của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền hàng hải của quốc gia. Tuần duyên có trách nhiệm chống các tội phạm hình sự trên biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, quản lý ngư trường và chống buôn lậu.

mercredi 31 janvier 2018

Biển Hoa Đông : Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn với Nhật Bản

Máy bay tiêm kích SU-27 của Trung Quốc trên không phận Biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 24/05/2014 và được Bộ Quốc phòng Nhật công bố.

Tân Hoa Xã hôm qua 30/01/2018 bình luận, vào lúc quan hệ Trung-Nhật gần đây có nhiều tiến triển, Tokyo cần biến lời nói thành hành động nếu muốn cải thiện quan hệ. Thế nhưng về phía Bắc Kinh thì lời nói có gắn liền với hành động hay không ? Tác giả Ben Brimelow trên tờ Business Insider tố cáo « Quân đội Trung Quốc đang chuyển sang chiến thuật hung hăng hơn với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông ». 
Theo tác giả, các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông lâu nay thì đã quá rõ. Trung Quốc dùng đủ mọi biện pháp để tranh giành chủ quyền các hòn đảo tại đây với năm quốc gia khác, còn việc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông tương đối ít gay gắt hơn. 

Thế nhưng tình hình bây giờ bắt đầu đổi khác. Bắc Kinh muốn thay đổi nguyên trạng, trực tiếp đe dọa Tokyo. Bên cạnh đó, Nga cũng muốn xây dựng hạm đội Thái Bình Dương trở thành lực lượng đáng kể trong khu vực.