Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles

dimanche 17 mars 2024

Tạ Duy Anh - Vài chuyện nhỏ tí về Đài Loan

 

Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới...thì ai hầu như cũng đã biết qua.

Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.

Đây là lần thứ hai tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo"  nhất nước.

samedi 16 mars 2024

Nguyễn Thông - Tiếng Việt

 

Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 15.03, các sếp (tinh quan to) bàn về quy định phạt người có nồng độ cồn nhưng vẫn lái xe. Lạ ở chỗ, các vị ấy, cũng như báo chí tường thuật, đều dùng cụm từ "xây dựng văn hóa đã uống rượu bia thì không lái xe".

Khổ, họ cầm cân nẩy mực, tạo ra chính sách cho toàn dân nhưng không biết dùng tiếng Việt. Cái gì cũng văn hóa, văn hóa.

"Văn hóa", hầu như ai cũng hiểu, để chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong cả quá trình tồn tại lịch sử lâu dài. Nói ngắn gọn, đã nói tới văn hóa là phải nói về những thứ, những điều tinh túy nhất, tốt đẹp nhất, có giá trị lâu bền, được gìn giữ bảo tồn đời này qua đời khác. Ví dụ: Văn hóa dân tộc, văn hóa cổ truyền, văn hóa thời dựng nước...

Mai Bá Kiếm - Báo chí làm nghèo nàn tiếng Việt

 

Báo Dân Trí đưa tin "Phi công ném bom Dinh Độc Lập phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim".

Đây là câu phức hợp, gồm ba mệnh đề. Chủ từ thật của câu phức này là phi công Nguyễn Thành Trung. Ông làm chủ hai hành vi "ném bom Đình Độc lập" và "nhập viện", thụ động bị "nhồi máu cơ tim".

Lẽ ra, báo chỉ cần viết gọn: "Phi công Nguyễn Thành Trung nhập viện vì nhồi máu cơ tim", không dùng động từ khiếm khuyết "phải". Vì hễ ai nhồi máu cơ tim đều phải nhập viện, mà không lệ thuộc ngành nghề.

vendredi 15 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

1) Cứ tới ngày ngày 14/03 hàng năm, người Việt tưởng nhớ sáu mươi bốn cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988.

Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh sáu mươi bốn liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số sáu mười bốn người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Cụ Hoàng Nhỏ mất ngày 30/01/2023. Từ khi cụ già yếu năm 2022 không còn ra bãi biển cúng được nữa, con cháu thay cụ bày bàn cúng giỗ anh linh liệt sĩ Trường Sa hàng năm!

lundi 11 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Ai góp phần gây nên cái chết người nhặt ve chai ?

 

Cao tốc chỉ dành cho xe hơi. Xe hơi chạy trên cao tốc chỉ dừng ở trạm dừng khẩn cấp hoặc trạm nghỉ. Vậy người đàn ông quê Bình Thuận đi xe đạp dọc cao tốc nhặt ve chai - những chai nhựa đựng nước, những lon kim loại đựng nước từ đâu mà có?

Quá rõ, từ chính những kẻ vô văn hóa trên các xe hơi- xe đò, xe tải, xe du lịch, xe chở ai đó rong chơi, ai đó công tác vứt xuống.

Nếu không có những kẻ vô văn hóa này, thì người đàn ông cơ cực kia sẽ không liều mạng trong đêm tối đi nhặt ve chai kiếm sống, để rồi đón nhận một cái kết bi thảm.

Thái Hạo - Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Năm 2016 tôi chuyển chỗ ở lần nữa, sau khi quyết định nghỉ dạy học, về vườn làm nông dân. Đó là một khu vườn ở ngoại ô, thưa vắng nhà, có cả cao su, hồ tiêu, cây trái và một “rừng” trúc hoang sơ đẹp như mộng.

Trong khu vườn ấy còn có hai chiếc ao, một ao đáy đá ong, nước trong xanh có thể vo gạo, rửa rau; ao còn lại thì bùn sâu, lội xuống ngập quá đùi. Dưới cái ao thứ hai này là súng, những bông súng to lớn, tối đến là bung nở như hàng trăm chiếc đèn hoa đăng, lung linh dưới trăng sao.

Tôi trồng thêm sen, có cả thảy ba giống, sen ta và “sen tây”, sen hồng và sen trắng, cánh đơn và cánh kép. Chẳng mấy chốc, sen đã mọc kín mặt ao, hoa lừng lững mọc lên, kiêu hãnh nở tràn. Tôi bắc một cây cầu vươn ra gần giữa ao, làm sạp để ngồi, dưới tán sung sum suê xanh mướt.

Đặng Chương Ngạn -Trà và tự do

 

Những ngày gần đây, mọi người đang bàn nhiều về trà đạo.

Tôi nhớ mình từng là một kẻ nghiện trà.

Tôi không nghiện rượu, không hút thuốc, nhưng nghiện trà. Tôi rất thích câu chuyện của Nguyễn Tuân về một gã ăn mày khi được mời trà dám thưa với chủ nhà: "Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu".

Tôi uống trà ngon. Và, khi không có trà ngon vẫn cố kiếm một cốc trà nóng. Không uống được trà đá, trà nguội, trà ướp các thứ hương vị.

dimanche 10 mars 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Điều gì tạo ra vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông”?

 

Không chỉ là vẻ đẹp thơ mộng từ những đường cong uốn lượn mềm mại của các dòng sông chảy trong lòng thành phố.

Không chỉ là không gian đô thị xanh mát với những con đường rợp bóng bởi hai hàng cây cao, lao xao tiếng lá reo xen lẫn tiếng chim, lá me bay, hoa dầu bay rợp trời vào những chiều lộng gió.

Không chỉ là những tòa nhà với kiến trúc mang vẻ đẹp hài hòa với không gian, cố ẩn mình trong không gian (chứ không phô trương lồ lộ), tinh tế tới từng đường nét trang trí nhỏ nhất.

Trung Dũng - Lỡ dại trà thiền

 

Sau khi dự buổi trà thiền Việt Nam, lúc lên xe, bạn gái Paula Hurd hỏi tỉ phú Bill Gates:

- Anh thấy thế nào?

- Chả có cái dại nào hơn cái dại nào...

- Áo anh si? (Í lộn, ý anh là sao)

Lê Phương - Chi bằng học!

 

Tôi nghe ông nghệ nhân trà tên Sướng ba hoa chích chòe với Bill Gates về trà Việt Nam phải ướp 500 cái hoa sen mới có mùi thơm, trà đạo Việt Nam blah blah… thì chỉ cười nhẹ.

Không chỉ có Việt Nam, bá tước Bergamont đã từng dùng hoa hồng ướp trà, tác giả của loại trà Earl Grey trứ danh.

Mà chẳng cần cầu kỳ gì, xé gói trà Anh bằng trà đen Sri Lanka hảo hạng, thả cái oạch vào ly nước sôi bắng sứ mỏng tang. Hương trà thơm nức, đủ mùi hoa trái thảo mộc, nước trong veo, thật là thư giãn mà chẳng cần gõ chuông, tịnh tâm gì sất.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

Lưu Trọng Văn - Xá lợi Phật thật

 

Từ quê hương Phật, gã trở lại New Delhi viếng Xá lợi Phật tại Bảo tàng Quốc gia New Delhi.

Đây là xá lợi xương của Phật…thật, và là di sản quốc gia được chính phủ Ấn Độ bảo vệ cẩn mật.

Năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi Phật ở Ca Tì La Vệ do dòng họ Thích Ca lưu giữ, và tổ chức khai quật được 15 viên xá lợi xương Phật đem về Anh.

mardi 5 mars 2024

Thọ Nguyễn - Nhà văn hóa và nhà tù

 

Một nhà văn hóa phát biểu: "Nếu tiết kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà tù".

Sai!

Điều quyết định cho một xã hội văn minh không phải là tiền mà là sự tôn trọng quyền được tự do hưởng thụ các giá trị văn hóa của mọi công dân, là sự công nhận các giá trị văn hóa của nhân loại, là một nền giáo dục lành mạnh, khai sáng. Nếu chỉ đổ tiền vào để tuyên truyền hoặc cổ súy cho những gì mà một nhóm người quy định là văn hóa, thì sẽ đưa xã hội đó đến chỗ diệt vong. Nước Đức mà tôi đang sống từng bị như vậy.

lundi 4 mars 2024

Võ Khánh Tuyên - Kẻ ở miền xa

 

Trong nhạc phẩm nổi tiếng về lính chiến Kẻ Ở Miền Xa do Duy Khánh hát, viết về nỗi niềm của người lính với những ca sĩ, có câu:"Vì tiền hay thiết tha"?

Ở chiều ngược lại, giờ đây mỗi khi có ca sĩ nổi tiếng thế giới nào tổ chức live show tại các xứ phát triển lân cận, dường như một bộ phận dân máu mặt Việt Nam lại không  ngại lặn lội đường bay để sang tham dự, chộp hình check in các kiểu.

Thực sự...trong thế giới phẳng hiện nay, đâu phải dân xứ Bắc Triều tiên đâu mà có tư tưởng không hòa nhập và đồng điệu với trào lưu văn hóa thế giới. Nhưng cứ đọc lời tâm sự, chia sẻ hào hứng của đại gia, diễn viên ngôi sao, hoa hậu người mẫu ...thì thấy khá dị ứng.

dimanche 3 mars 2024

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.

vendredi 1 mars 2024

Tiểu Vũ - Khi người Quảng cãi với người Quảng

Từ xưa tới nay, cãi đã trở thành "đặc sản" của người Quảng. Đó là sự thật hiển nhiên không cần phải bàn cãi thêm. Khi cãi đã đời với thiên hạ thì người Quảng cũng lại cãi với người Quảng. Trường hợp này thì quả rất ác liệt.

Và dưới đây là một vụ cãi mà người viết đã chứng kiến từ đầu đến cuối.

Số là gần đây, nhạc sĩ Trần Quế Sơn vào Sài Gòn tổ chức họp báo giới thiệu liveshow "Cõi quê" - chương trình âm nhạc gồm những sáng tác của anh lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng (cả hai đều là người Quảng). Đây cũng là dịp để Trần Quế Sơn tranh thủ cãi với thiên hạ về bài hát "Thưa các em miền Nam". Anh nói "Bài hát này tôi chỉ lấy cảm hứng từ một tứ thơ của ông Bùi Giáng chứ không phải phổ thơ của ông.  Vậy mà người ta viết: "Nhạc Trần Quế Sơn - Thơ Bùi Giáng là chưa chính xác, nay tôi xin đính chính lại lần nữa".

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.