Affichage des articles dont le libellé est Đồng bằng sông Cửu Long. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đồng bằng sông Cửu Long. Afficher tous les articles

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

lundi 5 février 2024

Nguyen Khan - Năm Giáp Thìn hy vọng hay viễn vọng

 

Những người ở Miền Nam chắc khó quên trận lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 ở Miền Trung. Kinh hoàng đến mức đài phát thanh Sài Gòn liên tục kêu gọi “lá lành đùm lá rách” :

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ

Miền Trung bão lụt mình làm ngơ sao đành”

Năm nay cũng là năm Giáp Thìn 2024, tròn một Can 60 năm, tròn năm Chi (mỗi Chi 12 năm) tính từ năm Giáp Thìn 1964.

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.

mardi 26 décembre 2023

Đặng Sơn Duân - VinFuture, đế chế Phù Nam hay là tương lai của Việt Nam

(Mượn giật tít câu view thôi, chứ không có ý gì)

Tuần trước, VinFuture tổ chức lễ trao giải. Phần đông dư luận nếu không chú ý đến cô ca sĩ Kate Perry, thì cũng hân hoan với giải thưởng vinh danh một vị giáo sư người Việt.

Hoặc cơn lên đồng tự hào quen thuộc, như kiểu sự có mặt của các nhà khoa học lỗi lạc lập tức đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc khoa học tiên tiến. Tương tự chuyện anh Hoàng Nhân Huân sang đá tô phở vỉa hè, tợp ly chuối hột là Việt Nam một bước trở thành trung tâm vi mạch thế giới.

Tuy nhiên, nhìn những giải thưởng được trao ở VinFuture, tôi không khỏi có một sự liên tưởng nhất định đến một câu chuyện khác. Không may đó là một câu chuyện buồn!

vendredi 10 février 2023

Ngô Thế Vinh - Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần

Kế hoạch phát triển nào thì cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs, đối với sức khỏe của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Ngô Thế Vinh

vendredi 24 juin 2022

Nguyễn Thông - Còn đợi gì nữa

 

Hôm 21.06, ông thủ tướng Phạm Minh Chính dành cả ngày để bàn việc phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Vài năm trở lại đây, qua hai trào thủ tướng Phúc và Chính, ĐBSCL đã được quan tâm hơn, nhất là về giao thông. Kể ra đã khí muộn, nhưng như dân chúng thường tặc lưỡi "muộn còn hơn không".

Chả biết ông Chính tới Cần Thơ bằng lối chi, bay hay bộ (chắc là bay, đời nào đi bộ), nhưng tôi khuyên ông có bàn gì nói gì quyết định gì thì cũng đừng quên cái BOT trấn lột Cai Lậy.

jeudi 17 juin 2021

Trung Quốc và cuộc chiến tranh cát tại châu Á


Đăng ngày:

Bài viết mô tả khung cảnh những xà lan, máy xúc cát lớn ngang dọc khu vực quanh quần đảo Mã Tổ (Matsu) do Đài Loan kiểm soát nhưng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, chỉ cách Phúc Kiến hơn một chục cây số. Những xà lan quy mô này hút đi nhiều tấn cát biển, cả ở quần đảo Kim Môn (Kinmen) và Bành Hồ (Penghu), nhưng trầm trọng nhất là Mã Tổ.

Từ một năm qua, Trung Quốc liên tục xâm nhập đôi khi vào cả trong lãnh hải Đài Loan. Từ tháng 6 đến tháng 12/2020, tuần duyên Đài Loan - thường xuyên trong tình trạng báo động và thiếu trang bị - đã trục xuất 240 xà lan Trung Quốc trộm cát, có khi là những con quái vật nặng nhiều ngàn tấn. Đây là loại vũ khí mới của Bắc Kinh, vừa có được nguyên liệu rất cần cho xây dựng, lại vừa dọa nạt Đài Bắc mà không tốn kém. Bên cạnh « chiến tranh cân não », việc hút cát bất hợp pháp còn gây lo sợ cho cư dân, đe dọa đến du lịch và ngư nghiệp, gây thiệt hại cho môi trường và mạng cáp ngầm thông tin.

samedi 20 mars 2021

Nguyễn Thông - Đường sắt cho Đồng bằng sông Cửu Long


Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hội dân sinh cực kỳ to lớn.

Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu...

Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh và sự cạnh tranh của xe đò, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng hai tuyến đường sắt đó, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi.

vendredi 18 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu -Đồng bằng sông Cửu Long và dòng người di cư, những câu hỏi trăn trở


Bần thần khi nghe tin có đến 1,3 triệu đồng bào ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) di cư trong 10 năm qua. Dẫu biết di dân là quy luật tự nhiên mà không thể tự an ủi. Chỉ văng vẳng bên tai những câu hỏi trở trăn chưa có lời giải:

1. Tại sao cư dân của vùng đất trù phú nhất nước lại phải rời bỏ quê hương đi kiếm sống và định cư ở xứ khác?

2. Di dân là quy luật. Nhưng di dân đến đâu? Di dân theo cách nào? Di dân để làm công việc gì? Thì đó là những tiêu chí xác định đẳng cấp và số phận của một con người.

mardi 3 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

lundi 2 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau:

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (1)


Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu Long (Mêkông) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ Trung Quốc qua Lào và Campuchia...) ?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự "hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân Việt Nam sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà "Đồng bằng sông Cửu Long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói...

samedi 22 février 2020

Lưu Trọng Văn - Ngửa cổ kêu giời, giời có thấu?


Thế lực thù địch là đây, thưa ngài chủ tịch Trọng!

Chỉ còn hai tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước (10.2019 – 4.2020) cho dự án thủy điện Luang Prabang. Nếu chính phủ và người Dân Việt Nam không có phản ứng quyết liệt nào trong hai tháng tới để ngăn chặn dự án ngăn dòng Mêkông này, thì lễ động thổ khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4.2020.

Theo các chuyên gia về sông Mêkông, thì cùng 11 con đập ở Trung Quốc ngăn nước Mêkông với đập tại cố đô Lào này sẽ càng tạo nên thảm họa cho đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. Hàng triệu hecta lúa, cây trái cùng kế sinh nhai của 20 triệu đồng bào chúng ta sẽ bị hủy diệt vì cạn nguồn nước ngọt và nguồn phù sa.

mardi 14 janvier 2020

Ngô Thế Vinh - Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây


THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG, THÊM MỘT THẢM HOẠ MÔI SINH CHO ĐBSCL VIỆT NAM VÀ LƯU VỰC

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

      Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/ 2019 –4/ 2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ - ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.
       Với một Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang bị tổn thương như hiện nay, chúng tôi nhận định và cả với niềm xác tín rằng: dự án đập Luang Prabang do Việt Nam là chủ đầu tư, không những không có lợi lộc gì cho dân cho nước mà hoàn toàn có hại, khiến cho cả một vùng châu thổ là ĐBSCL ngày càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

samedi 6 juillet 2019

Hạ nguồn Mêkông trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh



(VnExpress 04/07/2019) Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mêkông. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.

"Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi", Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.

Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước.

Hủ vay ngân hàng, đổ tiền vào thiết bị, con giống; mua chịu thức ăn công nghiệp. Nhưng anh chỉ có lãi hai năm đầu. Những mùa tiếp theo, sau vài tháng xuống giống, tôm chết nổi kín mặt hồ, con còn sống thì quá bé, không bán được.

Càng nuôi càng lỗ, hai vợ chồng Hủ bỏ ruộng lên Bình Dương tìm việc. Họ bỏ lại sau lưng khoản nợ hai trăm triệu và đứa con 2 tuổi.