Affichage des articles dont le libellé est Hồi ức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồi ức. Afficher tous les articles

mercredi 24 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (10)

 

X) Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành

Sau tháng Tư1975, quân nhân, công chức thuộc diện phải  học tập cải tạo đã đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Trước tiên là sự vỡ tan giấc mộng 30 ngày; rồi từ 1 năm đến quyết định cải tạo 3 năm, và sau 3 năm, đến một thời hạn ... không định trước nữa!

Song, vào những tháng cuối năm 1977, có một bất ngờ vượt lên trên mọi bất ngờ khác, làm sụp đổ bao nhiêu suy tính của mọi người, tạo ra một cuộc khủng hoảng tâm lý chưa từng có. 

Buổi sáng hôm đó, gần 3.000 trại viên được triệu tập lên hội trường với một lý do không được báo trước. Khi mọi người đã yên vị, một cán bộ dõng dạc tuyên bố ngắn gọn, đại ý là “những ai có tên trong danh sách này sẽ được nhận mỗi người một chiếc bao bố, dồn tất cả vật dụng riêng tư vào để trại gửi theo tàu ra Bắc”.

dimanche 21 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (9)


IX) Chuyện "ăng-ten" trong trại cải tạo

Vào giữa thập niên 1960, trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngành truyền tin thường sử dụng các máy ANPRC 5, ANPRC 10 để liên lạc trong phạm vi đại đội.

Chiếc PRC10 hình khối chữ nhật, gọn gàng. Khi hành quân, người lính truyền tin mang trên lưng, khi dừng quân liên lạc với tiền phương hay hậu cứ, họ nhẹ nhàng đặt máy xuống, kéo chiếc cần ăng-ten (antenne) mỏng như lá lúa lên cao rồi bắt đầu gọi đi. Như vậy, trong thiết bị của ngành truyền tin, chiếc cần ăng-ten giữ một vai trò quan trọng, đẩy tín hiệu mạnh lên, giúp kết nối dễ dàng giữa các vị trí khác nhau trên trận địa.

Song trước và sau năm 1975, hai từ ăng-ten còn có một nghĩa khác, không chỉ áp dụng cho thiết bị, mà cho cả con  người. Đặc biệt từ tháng 6.1975, khi các trại cải tạo mọc lên như nấm thì hai chữ ăng-ten đã có một chỗ đứng vững vàng trong kho ngôn ngữ đời thường lúc ấy. Nó dùng để chỉ những người tự nguyện hay bị ép buộc phải làm kẻ chỉ điểm cho cán bộ trại giam về mọi vấn đề mà họ cần biết.

jeudi 18 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (8)

VIII) Chuyện tình cốt nhục sau tháng Tư 1975 và buổi thăm nuôi nhạt nhòa nước mắt

8.1) Cuộc chiến 1954-1975 để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong những gia đình có người thân ở cả hai phía.

Lẽ ra những ngày sau tháng 4.1975 phải là thời điểm chứa chan hạnh phúc của sự sum họp gia đình sau một thời gian dài đằng đẳng phân ly.

Vậy mà, ở nhiều gia đình, sự mừng vui, chan hòa thì ít, sự bất đồng, thậm chí xung đột, nhiều hơn. Các ông bố, ông anh “cách mạng” thường lên lớp những thằng con, thằng em “ngụy” của mình bằng những bài kinh nhật tụng vẫn được hô ra rả trên các hệ thống loa phường. Người khổ tâm nhất trong những vụ này thường là các bà mẹ già, “vừa vui sum họp, đã sầu chửi nhau”.

mardi 16 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (7)

VII) Khi số phận đã an bài

Lúc ấy là khoảng tháng 7, tháng 8.1976. Sau hơn một năm làm việc, cơ quan quản lý trại giam Bộ Nội vụ hoàn tất việc thanh lọc ra những người “có tội với nhân dân”.

Hai quyết định được ban hành cùng lúc, một để trả tự do cho khoảng một, hai trăm người người xét không có tội, một quy định việc tập trung cải tạo ba năm cho đại đa số những người còn lại. Quyết định sau nhấn mạnh đến hai chi tiết:

- Ai lập công chuộc tội sẽ được cho về trước thời hạn 3 năm.

- Ai ngoan cố không chịu học tập, lao động, sẽ bị kéo dài thời hạn cải tạo sau 3 năm.

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (6)

VI) Một trường hợp « chuyển đổi giới tính » tại Long Thành

Câu chuyện xảy ra vào những ngày trước cái tết xa nhà đầu tiên của lũ chúng tôi, một cái tết mà ai nấy cũng biết là sẽ rất đau buồn. Bữa nọ, cụ Phạm Trọng Nhân (đã giới thiệu trong một bài trước) lục đâu ra một vở kịch thơ có nhan đề Chiến Sĩ Triều Trần và nuôi ý định tổ chức trình diễn tác phẩm này.

Hai nhân vật chính trong tác phẩm là vị tướng Trần Bình Trọng của nhà Trần bị giặc Nguyên-Mông bắt giữ, và cô công chúa Mông Cổ được giao nhiệm vụ dụ hàng ông. Vai cô công chúa phải có mặt xuyên suốt vở kịch và ngâm thơ từ đầu đến cuối. Bên cạnh hai nhân vật chính này còn có nhân vật tướng Mông Cổ, anh lính hầu tướng Mông Cổ và cô a hoàn của công chúa.

Sau khi tham khảo bạn bè, cụ Nhân nhất trí giao vai Trần Bình Trọng cho anh Dorohiem, người Chăm, em ruột anh Đỗ Hải Minh, học khóa 11 Quốc gia Hành chánh, chức vụ cuối cùng là Giám Đốc tại Bộ Phát triển Sắc tộc. Còn vai công chúa Mông Cổ thì cụ chỉ sang tôi, vì hai lẽ:

jeudi 11 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (5)

5.2) Những bữa tiệc « hàm thụ » ở trạm xá Long Thành

Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi.

Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi tình cờ biết mình từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh, bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của mình, lúc ấy đã qua đời.

Ở trạm xá, bác K. là người phương phi nhất, vóc dáng khỏe mạnh, da mặt đỏ hồng. Bác lại là người nằm bệnh lâu nhất trong nhóm.

mardi 9 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (4)

 

V) Những chuyện kể ở trạm xá Long Thành

V.1) Chuyện chiếc bô nhựa và bịch tro than

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy thể chất của mình không còn được như cũ. Từ những bữa ăn có trị giá cao đến những bữa ăn theo chế độ tập trung bằng ngân sách nhà nước, cơ thể con người không kịp thích ứng, nhiều thứ bệnh “trời ơi đất hỡi” xuất hiện và lan truyền nhanh hơn virus Covid.

Trước tiên phải kể đến bệnh “gảy đàn”. Các đương sự ngồi đâu gảy đó, gảy ngoài rồi đến gảy trong, gảy hết ban ngày đến ban đêm, gảy cả những ngóc ngách sâu kín nhất chưa từng gảy bao giờ. Dù sao, trong cái gảy này, còn có cái ... sướng, nhiều người cố giảm thiểu chúng bằng những viên multivitamin mang theo.

dimanche 7 avril 2024

Phạm Công Luận - Đổ một ly xây chừng vào dĩa

 

Kiểu cà phê đổ ra dĩa để uống (hay gọi là húp) một thời phổ biến có từ khi nào và đến khi nào thì tàn lụi?

Có người cho rằng kiểu uống này phải có từ thời Pháp thuộc, cuối thập niên 1910. Mỗi buổi sáng sớm thời đó, dân phu phen bốc vác hay phu kéo xe ra tiệm nước ngồi, ăn sáng uống cà phê xong rồi lên đường kiếm ăn.

Nhiều khi có việc phải đi ngay, hay khách kêu xe kéo chạy gấp, họ đổ ly cà phê xây chừng (ly cà phê đen nhỏ) vào cái dĩa cho mau nguội rồi húp cho nhanh. Họ cần chất caféin cho tỉnh táo nên phải uống cho xong ly cà phê mới lên đường được. Từ đó, nảy sinh một kiểu uống cà phê kỳ lạ trên đất Sài Gòn và có thể là cả miền Nam mà người trẻ lớn lên sau này không tưởng tượng ra. Giả thuyết này tạm gọi là có lý.

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (3)

 

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình).

Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982)

IV) Chuyện gì đã xảy ra sau thời hạn một tháng?

Trong tháng đầu tiên ở Long Thành, mọi người được trải qua một đời sống thoải mái, xe của các nhà hàng Á Đông và Đồng Khánh tiếp tục chở thức ăn lên. Song ngay trong buổi sáng đầu tiên sau cái đêm khuya được chở lên trại bằng xe camion bít bùng, mọi người sớm chứng kiến một cảnh tượng lạ lẫm.

Một chiếc GMC không mui chở theo khoảng một chục thanh, tráng niên gầy gò, trên thân người chỉ độc một chiếc quần đùi. Những anh này được thả xuống, với cuốc xẻng trên tay, bắt đầu đào những hố xí dọc theo hàng rào kẽm gai vây quanh làng cô nhi cũ. Cảnh tượng lúc ấy giữa chúng tôi và nhóm người này là một trời một vực. Một bên là ăn trắng mặc trơn, một bên là tả tơi, ốm đói. Đứng cách nhau độ ba, bốn mươi mét, một người trong chúng tôi bỗng kịp nhận ra một trong số người mặc quần đùi này là anh Trưởng ty Công chánh Phước Long!

vendredi 5 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (2)

 

II)  Những đoàn xe giữa đêm hôm khuya khoắt

Với số tiền ăn đã đóng hơn 13.000 đồng cho một tháng, ngay buổi chiều nhập trường Trưng Vương, mọi người đã nhìn thấy nhiều chiếc xe của nhà hàng Á Đông và nhà hàng Đồng Khánh chở thức ăn tới. Bữa ăn sang trọng gấp ba, gấp bốn một bữa ăn thông thường hàng ngày! Sự yên tâm, phấn khởi nhờ thế mà tăng lên.

Khoảng 10 giờ 30 tối hôm sau, 16.06.1975, mọi người được lệnh tập trung hết dưới sân trường Trưng Vương, mang theo đầy đủ tư trang, vật dụng. Sau những thông báo và quy định cần thiết về trật tự, sự im lặng cần thiết trong hành trình sắp tới, mọi người lặng lẽ leo lên những chiếc xe GMC bít bùng. Khung xe được bao bọc bởi những tấm bạt nối với nhau, để lộ nhiều chỗ hở, giúp người trong xe có thể nhìn thoáng ra ngoài.

jeudi 4 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Địa Đàng

 

Thuở cũ, tôi luôn dành một tình cảm nồng nhiệt cho Eden, rạp hát nằm phía bên kia vườn hoa, mặt đối mặt với Rex. Eden có lẽ là rạp hát đặc biệt nhất và độc đáo nhất Sài Gòn trong ký ức của tôi, vì nhiều lẽ mà chỉ hẳn một mình nó mới biết là mình thừa kiêu hãnh gìn giữ được!

... Trước hết, nếu tôi nhớ không chệch, duy nhất nó là nằm trong một hành lang thương mại như Passage Eden, lúc đó được quy hoạch tại một vị trí rất vàng mười của cả thành phố ngày nào.

Muốn tìm tới Eden, người ta có thể đi qua ba lối vào. Một quay đầu ra phía đường Tự Do, gần nhà sách Xuân Thu và dãy cửa hàng bán tơ lụa. Một lối nữa quay đầu ra hướng Lê Lợi, nhìn ra một quảng trường và vườn hoa nhỏ khác chia cách nó với dãy phố bên kia toàn là cửa hàng bán hàng giảm thuế của nhà đoan. Cuối cùng, là mặt từ phía Rex, ngày trước thì người ta phải đi qua một cái lối chật nằm sát nách một quan bar hay một nhà hàng nào đó hình như là Queen Bee. Về sau, passage ấy đã mở hẳn thành một cửa vào nữa, khang trang mà rộng rãi hẳn lên.

mercredi 3 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (1)

 

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng Tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

Lớp người từng trải qua những ngày tháng tư ấy nay hầu hết đã thuộc về thành phần “thất, bát, cửu thập cổ lai hy”. Một số người đã bị thời gian loại ra khỏi sân khấu cuộc đời, số còn lại, người thì nghễnh ngãng, người phải vật lộn với nhiều căn bệnh mãn tính lăm le vùi dập kiếp người. Một thiểu số còn lưu giữ trong ký ức của mình những hình ảnh cũ trong tâm thế không vui, cũng chẳng buồn, coi như đó là những màn biến ảo, đầy hỷ nộ ái ố, trong một vở trường kịch kéo dài.

Những câu chuyện vụn vặt này được kể ra không phải để trách phiền quá khứ, hay nung nấu thêm những tình cảm đã một thời dằn vặt mỗi con người. Kể lại chúng chỉ để bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam sau 1975, vì chúng là một phần không thể thiếu của lịch sử.

mardi 2 avril 2024

Tôn Nữ Thu Dung - Những Ngày Của Tháng Tư

 

(Tặng Ba, người đã dạy con chữ nhân và Mẹ, người đã tập con chữ nhẫn.)

Ngày 2 tháng Tư, tôi mất Nha Trang.

Đêm trước, ba tôi không về nhà, ông ở lại nhiệm sở để đốt hồ sơ nhân viên. Mẹ bảo tôi mang Coramine và các loại thuốc Tension lên cho ông. Tôi với chiếc Cady nhỏ xíu đi trong một thành phố hoảng loạn…

Trước đó anh rể tôi đã giữ chỗ cho cả nhà trên một chiếc tàu hải quân neo ở Cảng Cầu Đá trước mặt Đội phòng thủ hải cảng. Nhưng ba tôi nói : Ba chưa đi được đâu. Ba còn nhiều việc. Con cứ lo cho gia đình con, ba sẽ đi sau… Sau đó nhiều năm anh kể: anh đã khóc như con nít, uất ức như năm 74 khi tàu anh ra gần tới Hoàng Sa thì nhận lệnh quay về. Nếu gia đình mình cùng đi thì ba đâu có chết.

dimanche 31 mars 2024

Trịnh Đình Sĩ - Viên Ngọc Giữa Thành Phố

 

Bất cứ ai tự cho rằng mình là dân Sài Gòn chính gốc, đều không thể nói mình không biết tấm ảnh này thể hiện hình ảnh khu vực nào của thành phố đáng yêu ngày xưa trong lòng chúng ta. Ngay cả người không phải dân địa phương cũng vẫn biết!

Quá nhiều những cái tên, quá nhiều những ký ức, quá nhiều những kỷ niệm mà bất cứ ai, trong đời mình suốt thời quá khứ và đến cả bây giờ, như tôi và như nhiều bạn khác, một khi vẫn còn ở đây đều có thể nhớ ra.

Người phụ nữ trẻ trong ảnh đang đứng nơi vỉa hè thương xá Tax. Trước khi có nó, tại Sài Gòn cho tới 1945 thì cửa hàng Courtinat nằm ở ngã ba Catinat – Général Dupré (Về sau là Tự Do – Thái Lập Thành) do vợ chồng ông bà Auguste và Caroline Courtinat dựng lên vào năm 1893 với tên Bazar Saigon, mới là số 1 trong ý nghĩa một điểm tập trung bán hàng rộng lớn và rộng rãi cho giới thượng và trung lưu của thành phố.

Cẩm Hồng - Sài Gòn trong ký ức trước 1975

 

Gia đình bên ngoại tôi có cơ ngơi làm ăn vững chắc ở Sài Gòn. Ai đã từng ở trung tâm Sài Gòn mà không biết đến nhà hàng Thanh Thế nổi tiếng một thời.

Ông chủ nhà hàng Thanh Thế là con trai của chủ quán Trung Thành trong vùng Gia Định cũng nức tiếng không kém. Ông chủ Thanh Thế cũng là anh em cô cậu với má tôi. Tôi gọi ông Thanh Thế là cậu vì mẹ cậu và bà ngoại tôi là hai chị em ruột. Ba tôi làm việc cho nhà hàng từ buổi đầu khai trương.

Má tôi có sở thích yêu văn học nghệ thuật nên hay đọc truyện, báo chí văn nghệ, thích coi kịch, mê cải lương. Thời đó những tên các đoàn hát: Hoa Anh Đào Kim Chưởng, Kim Chung 1,2,3 và đặc biệt Thanh Minh Thanh Nga là má thuộc nằm lòng tên từng nghệ sĩ, và mê nhất những vở cải lương xã hội của đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

samedi 17 février 2024

Thái Hạo - Bánh xèo, mẹ và chiến tranh biên giới

 

Chiều 30 Tết, tản bộ xuống nhà mẹ, gió rét như buốt vào trong xương. Nhà mẹ phía trước là cánh đồng, rồi đến dòng sông Thị Long và biền bãi mênh mông trống trải, gió bấc lồng lộng lùa vào không dứt trong mưa bụi xám ngắt, hơi giá như thấm sâu vào da thịt... Thèm một bếp lửa.

Tôi đặt một tấm tôn sắt giữa sân, rồi đi quanh vườn kiếm những khúc củi to và những gốc cây lớn về chất lên. Ngọn lửa bắt đầu vật vã trong gió mạnh, rồi bốc cao. Hơi ấm lan ra, mùi khói cay và thơm vây bủa lấy căn nhà.

Chiếu và ghế bắt đầu xuất hiện quanh đống lửa, bố mẹ và em và bọn nhóc con quây quần lại, kẹo và bánh mứt cũng được mang ra, hai đứa cháu lăng xăng chạy quanh bếp lửa hò reo. Bố mang kiềng ra đặt sát vào đống than đang rừng rực cháy để nấu nước pha trà, em thì nấu nước để rửa bát cho khỏi giá. Gà cúng Giao thừa cũng được luộc trong chiếc nồi to đặt trên mấy viên gạch kê làm ông bếp. Mùi khói, mùi thơm của thịt gà theo hơi nước sôi bốc lên quện với mùi lửa ấm và màu áo đỏ của bà, của cháu làm nhớ một trời kỷ niệm xa xưa.

jeudi 15 février 2024

Đỗ Duy Ngọc - Khoảng sân tuổi nhỏ

Hồi nhỏ, nhà tôi có một khoảng sân lớn trước nhà. Ba tôi xây một cái hồ nổi khá rộng, chủ yếu ban đầu là để hứng nước mưa. Ba tôi nghiện trà nhưng lại không thích pha trà bằng nước giếng. Hồi đó làm như không khí, môi trường tốt hơn bây giờ, nước mưa trong veo, để lâu cũng không thấy lắng cặn.

Một thời gian sau không hiểu lý do gì, Ba tôi lại không pha trà bằng nước mưa nữa, tôi bèn dùng hồ để để nuôi cá cảnh. Những con cá đuôi cờ đẻ cả bầy, cá Hắc ma lị đen thui, cá Hồng kiếm, cá đầu lân, cá mắt lồi đuôi phướng uốn éo rất đẹp.

Tới giờ tôi không nhớ cho chúng ăn bằng thức ăn gì vì hồi ấy hình như chưa có những gói thức ăn cho cá sẵn như bây giờ, chỉ có rong rêu, thế mà chúng vẫn sinh sôi nẩy nở đầy đặc. Tôi còn thả bèo và mấy cây sen, nhìn thanh cảnh lắm. Chỉ sợ mùa mưa. Mưa miền Trung mỗi tháng có hai lần, mỗi lần dầm dề cả chục ngày. Nước tràn, cá bơi theo. Cứ mỗi lần mưa, tôi lại chạy lấy bạt che, lúng túng nên lần nào cũng ướt nhem, bị ba tôi đánh đòn te tua vì dầm mưa.

mercredi 14 février 2024

Dương Công Quan - Valentine’s Day và những người muôn năm cũ

 

Ngày Valentine năm nay 14/02/2024 trúng vào ngày mồng 5 Tết Giáp Thìn. Ngày mồng 5 Tết cũng là ngày kỷ niệm 235 năm vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi Đống Đa.

Cũng mồng 5 Tết Ất Mão năm 1975 cách đây 49 năm, hai vợ chồng tôi là cặp tình nhân thời chinh chiến đứng bên bờ sông Côn thuộc Phú Phong Bình Khê, Bình Định để vui chơicùng lễ hội. Đó là Tết cuối cùng trên người tôi còn mặc bộ quân phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong tấm hình có thể thấy phia sau lưng hai vợ chồng tôi là dân chúng đang vô tư vui chơi trong ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhìn kỹ thêm một chút sẽ thấy chiếc cầu bắc qua con sông Côn. Người dân địa phương ở đây gọi tên cầu là cầu Kiên Mỹ vì bên kia sông là ấp Kiên Mỹ của xã Bình Thành. Đó cũng là nơi ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp dấy binh khởi nghĩa. Tính tới ngày hôm nay thì tấm hình đã được 49 năm.

mercredi 3 janvier 2024

Trần Kiên Cường - Nước Úc không phải của tôi (1)

1. Giấc mơ nước Úc

Ở thời trai trẻ, ròng rã nhiều năm, tôi không ngừng mơ ước được đặt chân đến nước Úc của châu Đại dương.

Ước mơ về cái “chân trời tím” ấy nẩy mầm từ lâu, lâu lắm rồi. Khi mới ngoài đôi mươi, khi còn đang đeo đuổi con đường do cha mẹ muốn tôi theo là làm khoa học và đắm mình với giảng đường đại học. Nhưng nói về cái giấc mơ Nước Úc ấy chắc phải hơi dài dòng tí tẹo.

dimanche 17 décembre 2023

Phạm Công Luận - Chợ Ga thân yêu và ông Mười chủ đất

 

Trước năm 1954, quanh khu vườn của ông Lê Tài Chí, nằm ngay góc hai con hẻm (một hẻm nay là đường Đỗ Tấn Phong và một nay là đường Trần Khắc Chân thuộc phường 9, Phú Nhuận) có những phụ nữ nghèo bày mấy rổ hàng dưới đất, buôn bán lặt vặt cho người dân quanh vùng.

Đến năm 1954, nhiều người Bắc di cư vào Nam. Vài người trong đó tìm đến khu đất này, chen chân vào bán hàng để tạm kiếm sống thời gian đầu mới vô.

Thấy bà con người Bắc mới vào Nam chưa có cuộc sống ổn định, chính quyền thời đó đến gặp ông Lê Tài Chí. Họ đề nghị ông cho mượn mảnh vườn nói trên để nhà nước xây lên một cái chợ cho đồng bào di cư có chỗ mua bán.