Affichage des articles dont le libellé est Ký ức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ký ức. Afficher tous les articles

dimanche 21 avril 2024

Võ Đắc Danh - Ký ức mùa hạn

 

Năm 2010, khi làm xong ngôi nhà vườn ở Nhà Bè, tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện đi tìm mua những cái lu cũ về để một hàng bên mái hiên.

Đó là hình ảnh ghi đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Hồi ấy ở quê tôi, nhà nào cũng có một hàng lu nước, lu lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà. Nghèo thì năm mười cái lu sành, khá giả thì vài chục cái lu xi măng, gọi là máy đầm, giàu thì xây hồ chứa, gọi là "si-tẹc nước".

Ngoài lượng nước mưa dự trữ trong lu, trong si-tẹc để uống, để nấu ăn, mỗi nhà còn đào ao đào đìa để chứa nước  sinh hoạt như tắm giặt, chăn nuôi, trồng rau...trong mùa khô hạn.

lundi 1 avril 2024

Tạ Duy Anh - Những trang câm của lịch sử

 

Tuy đoạt giải Nobel năm 2015 và viết bằng tiếng Nga, Svetlana Alexievich lại bị ghét bỏ cả ở Belarus, quê hương bà, cả ở Nga.

Tất nhiên có lý do của nó.

Với bà thì "Putin không phải là một chính trị gia. Putin là một tay KGB. Và những gì ông ta làm là những cái việc khiêu khích xúi giục mà KGB vẫn làm". Còn chính quyền Belarus dưới mắt bà là "Hỗn hợp của mafia và Nhà nước Xô- viết". Bà cảm thấy bị tổn thương khi xem qua video cảnh "Những người lính Nga thiệt mạng ở Ukraina được chở về quê và được chôn bí mật, kín đáo như chôn bọn tội phạm".

Nguyễn Quang Thiều - Như đường chân trời

 

(Tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01/04)

Trong toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam đến nay, với tôi, không có nhạc sĩ nào được nhiều người nghe và có nhu cầu nghe trong suốt một phần đời dài của mình như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi không nói ông là nhạc sĩ tài ba nhất, nhưng tôi có thể nói ông là nhạc sĩ đã tạo ra một thuật ngữ đặc biệt: ''Nhạc Trịnh''. Chỉ cần ai đó nói ''Nhạc Trịnh'' là trong con người tôi ngập tràn giai điệu của ông.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã dựng lên những vẻ đẹp của nỗi buồn kiếp người. Âm nhạc của ông đẩy người nghe đi xa mãi, xa mãi trong thế giới tâm hồn của người nghe. Với tôi, mỗi khi nghe Trịnh Công Sơn giống như một cuộc hành hương về những nơi chốn tưởng như đã bị lãng quên trong con người mình.

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

dimanche 18 février 2024

Tạ Duy Anh - Xóa ký ức

 

Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô viết:

"Ký ức của một dân tộc nhỏ, không hề nhỏ hơn ký ức của một dân tộc lớn".

Vì thế, một cường quốc không có cách nào để xóa bỏ ký ức của một dân tộc nhỏ.

dimanche 31 décembre 2023

Từ Kế Tường - Một mình trong đêm vắng cuối năm

 

Thứ Hai, tuần thứ nhất của tháng 1 mở đầu cho năm mới 2024. Thời gian thật là khủng khiếp, mới đó mà đã 49 năm tính từ ngày xảy ra cuộc bể dâu.

Trước 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm thấy nó quá dài, sau ngày ấy tới bây giờ thời gian trôi qua 49 năm sao thấy nó quá ngắn, giống như cái chớp mắt.

Một đứa trẻ sinh vào ngày 30-4-1975 nay đã tròn 49 tuổi, nửa đời người theo cách tính thông thường tuổi đời là 100 năm. Nhưng thực tế mấy ai đã sống được 100 năm, nên đứa trẻ sinh ra sau năm 1975 nay đã là tuổi hơn nửa đời người. Thật là khủng khiếp, có ai tưởng tượng ra được điều này không?

dimanche 17 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Ký ức lân sư rồng

 

I. Kỷ niệm về những đoàn lân

Ngày xưa khi còn bé, tôi rất sợ về sống ở nhà nội trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 11. Vì đối với tôi, đó là một căn nhà tăm tối ảm đạm, luôn tỏa ra một thứ mùi ẩm mốc do rất nhiều thứ đồ đạc để dồn lại hàng chục năm không dọn dẹp nằm trên một con đường buồn tẻ.

Những hôm cúp điện, cả căn nhà như một cái hang sâu hun hút càng đáng sợ. Ngôi nhà u ám ấy là cơn ác mộng của những năm tháng tuổi thơ của tôi với rất nhiều kỷ niệm buồn. Tuy nhiên, đến dịp tết Nguyên Đán, tôi lại rất mong được về Chợ Lớn vì một lý do: xem múa lân.

samedi 2 décembre 2023

Dương Công Quan - Nợ một điều không nói

 

Hình phía trên là cổng quân trường Đồng Đế Nha Trang. Hình phía dưới chụp ngày 07/07/70 là ngày mãn khóa 6/69 của chúng tôi. Đội hình các tân sĩ quan sau khi được gắn lon chuẩn úy đang chuẫn bị đi diễn hành cuối khóa, trước khi từ giã quân trường để ra mặt trận.

Quân trường Đồng Đế là nơi huấn luyện cấp hạ sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bắt đầu năm 1968 sau vụ tổng tấn công tết Mậu Thân của việt cộng mà phía Hà Nội đứng phía sau, chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam đã ra lệnh tổng động viên. Vì thế trường được khuếch trương để đảm nhiệm thêm đào tạo sĩ quan trừ bị cho quân lực.

Quý bạn có để ý phía sau cổng quân trường in đậm trên bầu trời là dãy núi với hình dạng của một người con gái nằm xõa tóc. Đó là núi Cô Tiên mà vào những đêm trăng nằm ứng chiến ở vũ đình trường, hình người thiếu nữ hiện rõ trên vòm trời đã tạo cho trong tôi có nhiều cảm xúc vô cùng khó tả.

lundi 27 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Hồn Chợ Lớn

Hầu như nơi nào trên thế giới có người Hoa là nơi đó sẽ có Chinatown, vì người Hoa thích sống cộng đồng để giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nhưng hầu hết những Chinatown trên thế giới thường chỉ gói gọn trong phạm vi vài con đường chứ không có nơi nào chiếm gần 1/3 diện tích thành phố như Chợ Lớn của Sài Gòn, với diện tích bao gồm các quận 5, 6, 11 và một phần quận 8.

Những người sống ở Sài Gòn từ thập niên 1950-1960 vẫn thường gọi “Sài Gòn-Chợ Lớn” như hai thành phố riêng biệt, vì thời đó nằm giữa Sài Gòn và Chợ Lớn là con kênh Bến Nghé khiến Chợ Lớn trở nên tách biệt với Sài Gòn. Sau này con kênh được san lấp một phần để làm đường bộ nối Sài Gòn và Chợ Lớn nhưng dường như cách nghĩ Chợ Lớn là một “thành phố” trong tâm trí của người Sài Gòn xưa vẫn không thay đổi.

Từ thế kỷ thứ 17, Chợ Lớn là vùng đất mà người của “Ngũ đại bang phái”: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (Hẹ) chọn làm nơi cư ngụ và phát triển khi họ đặt chân đến phương Nam.

dimanche 19 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Con đường thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông

 

Tôi về lại Việt Nam năm 2007 với sự ngỡ ngàng vì Sài Gòn thay đổi quá nhiều, với một số tuyến đường mới được đưa vào sử dụng.

Trong đó có hai tuyến đường lớn là hai con đường Hoàng Sa-Trường Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc từ cầu Thị Nghè tới đường Hoàng Việt, Tân Bình ;  và đại lộ Đông Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt) từ quận 2 chạy thẳng tới Chợ Lớn. Cả hai tuyến đường này khi tôi còn ở Việt Nam đều đang trong quá trình thi công, vì thế lúc về lại Sài Gòn, tôi rất háo hức muốn đi thử cho biết.

Lần đó tôi chạy xe dọc theo đại lộ Đông Tây từ hướng Sài Gòn xuống Chợ Lớn để xem điểm cuối của con đường này sẽ dẫn tới đâu. Hóa ra đoạn cuối của con đường lại là đường Hải Thượng Lãn Ông, nơi được mệnh danh là “chợ thuốc bắc” của Sài Gòn.

jeudi 16 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Sài Gòn trong ký ức của một 8x đời đầu

Tôi sinh ra ở Sài Gòn năm 1981 và lớn lên ở Sài Gòn cho tới ngày tôi đi du học ở Mỹ năm 2001. Từ năm 2007 tôi về lại Việt Nam và tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn cho tới ngày nay.

Ngoại trừ 6 năm đi học ở Mỹ, toàn bộ thời gian của tôi đều ở Sài Gòn nên tôi có thể tự hào rằng mình một “người Sài Gòn” chính hiệu. Tôi có may mắn được chứng kiến và trải nghiệm những giai đoạn khác nhau - Sài Gòn từ thời bao cấp của những năm 1980, cho tới sự thay da đổi thịt của Sài Gòn thời mở cửa trong thập niên 1990, và Sài Gòn ngày nay.

Đối với tôi Sài Gòn ở giai đoạn nào cũng đẹp với những ký ức và kỷ niệm khác nhau. Nhưng có lẽ giai đoạn có nhiều kỷ niệm khó phai nhất đối với tôi là 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì đó là những năm tháng của tuổi ấu thơ và tuổi thiếu niên, khoảng thời gian con người vẫn còn vô tư, chưa phải suy nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền và những lo toan bề bộn khác trong cuộc sống. 

mardi 22 août 2023

Tiểu Vũ - Ký ức

 

(Viết gửi "trùm cuối")

Ph ca tôi ngày đó

Góc đường

Rào thép gai giăng ngang nm tê tái

Cành hoa hng đêm qua ai đ li

Chưa kp khô

Bên gai nhn kh cười

mardi 28 mars 2023

Trần Thanh Cảnh - Hủy diệt ký ức nước Việt !

 

Một quốc gia muốn tồn tại trong thế giới đầy cạnh tranh bạo lực, cá lớn nuốt cá bé này ngoài những yếu tố địa lý, vật chất thì ký ức văn hóa là cực kỳ quan trọng.

Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản phi vật thể như ca dao, truyền thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta hãy khoan đề cập ở đây.  Ta hãy đề cập đến di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết.

dimanche 22 janvier 2023

Cù Mai Công - Tết ở Ông Tạ : Giao thừa, năm hết Tết đến

 

Ầm ĩ, chộn rộn những ngày trước tết, đêm 29 rạng sáng 30 tết, nhiều người Ông Tạ cũng không ngủ. Chợ Ông Tạ càng không ngủ - đêm cuối trước tết còn chợ, sau đó sẽ nghỉ đến mùng ba, mùng bốn tùy năm.

Thực tế mùng bảy mới hy vọng chợ hoạt động như cũ. Ấn tượng thuở nhỏ của tôi là chợ búa khu Ông Tạ nghỉ tết khá lâu, mùng sáu vẫn loe hoe ít sạp hàng buôn bán. Phải mùng bảy hạ nêu, chợ mới chính thức vào công việc một năm mới.

Đêm 29 rạng 30 là một chợ Ông Tạ của nhà nghèo, hàng hóa bán rẻ cho xong buổi chợ. Có bà vừa bán vừa mừng tuổi cho khách: dúi thêm ít hàng, ít bánh kẹo “mang về cho cháu ở nhà”. Lò heo cũng vào mẻ thịt ra chợ cuối cùng trong năm. 30 tết và sau đó mấy ngày, chợ nghỉ, lò heo cũng phải nghỉ theo.

mercredi 2 novembre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975 (2)

 

(Tiếp theo)

II) CÁC KHOẢN PHỤ CẤP

Tại miền Nam trước tháng Tư1975, chỉ có công chức độc thân và không giữ chức vụ chỉ huy mới không có các khoản phụ cấp kèm theo. Những người có gia đình, con cái hoặc giữ các chức vụ chỉ huy, ngoài lương căn bản, còn được hưởng một hay nhiều loại phụ cấp khác nhau.

Những phụ cấp dưới đây được tính vào phần lớn thập niên 1960. Đến cuối thập niên 1960 hay đầu thập niên 1970 (không nhớ rõ thời điểm), hầu hết các phụ cấp này đều được tăng gấp đôi.

A) PHỤ CẤP GIA ĐÌNH : Đây là loại phụ cấp áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất và bình đẳng nhất, không phân biệt quân nhân hay công chức, không phân biệt thâm niên, ngạch trật, cấp bậc hay chức vụ.

vendredi 28 octobre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975

Trong bình luận ở một bài trước, bạn Nguyên My (và vài bạn khác qua điện thoại, Messenger, Zalo…) có gợi ý người viết nhắc lại về chế độ lương bổng, phụ cấp của công chức, quân nhân tại miền Nam trước tháng 4.1975. 

Theo thiển ý, đây cũng là một nhu cầu hiểu biết chính đáng, vì tuy chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không còn nữa, song sự tồn tại của nó ở phân nửa đất nước trong một thời gian dài cũng có những vấn đề cần được biết để bổ sung vào ký ức chung của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.

Trong bài viết này, tác giả cố vận dụng những gì còn sót lại trong bộ nhớ còn hạn hẹp của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, với chút hy vọng cung cấp cho các bạn một tối thiểu hiểu biết về một số sự việc đã xảy ra dưới vĩ tuyến 17 từ năm 1954 đến ngày chế độ chính trị ở đó không còn nữa.

dimanche 10 avril 2022

Nguyễn Đình Bổn - Trái lựu đạn lép!

Nhìn cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, những ám ảnh chiến tranh thời thơ ấu lại hiện về...

Tuổi thơ của tôi nằm ngay trong vùng chiến tranh ác liệt nên ký ức kinh hoàng hằn sâu không thể xóa, dù khi ấy tôi còn rất bé bỏng.

Tôi nhớ có một đêm Việt cộng tấn công vào chi khu Đức Dục (hiện nay không còn mấy dấu tích tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Có thể nghe tiếng đạn rít trên đầu và hỏa châu sáng rực.

vendredi 11 mars 2022

LTNV - Một ngày đáng nhớ của Miền Nam Việt Nam : Ngày 10 tháng 3 năm 1975

 

Hôm nay 9-3-2022, cách đây đúng 47 năm vào đêm 9-3-1975, thị xã bé nhỏ Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac, một tỉnh Cao nguyên Trung phần đã hứng chịu một trận đánh quyết tử của cộng sản Bắc Việt, định đoạt số phận của cả miền Nam sau 50 ngày đau thương đổ dài từ vĩ tuyến 17 trở vô.

Đau thương, đổ nát, mất mát, chia lìa nối tiếp nhau. Kéo dài từ Ban Mê Thuột xuống Khánh Dương M' Drak, qua liên tỉnh lộ 7 và lên Quốc lộ 1 kéo dài từ Huế và Đà Nẵng, cả miền Trung duyên hải, Cao Nguyên Trung phần. Những hình ảnh" chạy giặc" của người dân trên khắp nẻo đường, miễn sao về được Sài Gòn đã là một minh chứng cho cuộc bỏ phiếu bằng đôi chân của người miền Nam từ vĩ tuyến 17.

Rồi sau 50 ngày bồng bế nhau chạy trốn, tất cả trở về con số không. Khi đến trưa ngày 30-4-1975, buông súng để chấm dứt cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 20 năm trên mảnh đất nhỏ bé miền Nam. Những người đã từng bồng bế nhau chạy trốn hầu hết đã ra người thiên cổ. Số còn lại ngày đó là trẻ em, là thanh thiếu niên thì giờ đây cũng đã bạc trắng mái đầu.

vendredi 18 février 2022

Chử Đức Hoài - Ký ức Vị Xuyên

 

Mình là Hoài, người Đông Anh, học tổ 14 lớp D, sau đi Ngoại-Sản. Gần đây mình đọc không sót câu chuyện nào của các bạn cùng khóa, viết về thời sinh viên vất vả mà vui, về những năm tháng tỏa đi muôn nơi làm việc, về những ấn tượng sâu sắc của tình bạn.

Đặc biệt là về những tháng ngày hoa lửa của những anh bộ đội khóa mình, của các bạn ở các mặt trận biên giới phía Bắc, chiến trường Tây-Nam, nước bạn Lào…Đúng là đời người bác sĩ quân y trên chốt còn nhiều điều không kể hết được!

Vừa thi tốt nghiệp xong, khóa 1978-1984 Đại học Y khoa Hà Nội có 40 bác sĩ vào quân đội. Sau ba tháng học khóa sĩ quan dự bị Học viện Quân y, chúng mình được phong quân hàm thiếu úy-bác sĩ, trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.

Đỗ Trung Quân - 1979

 

Chiến tranh lại nổ ra khi trang phục chúng tôi chưa xả hết mùi khói lửa  biên giới Tây Nam Kampuchia. Không có đơn vị thanh niên xung phong phía Nam nào bị điều ra biên giới phía Bắc cả, nhưng ca khúc của ông Trần Tiến thì vang vọng lẫy lừng “Đoàn quân vội đi …đi về biên giới …Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…”.

Tôi ở yên giữa lòng hồ Duơng Minh Châu, chiều chiều nhìn mây mù đỉnh núi Bà Đen và thầm hỏi bao giờ thấy lại ánh đèn thành phố Sài Gòn.

Nhiều năm và nhiều năm sau nữa [có vẻ giống nhạc Vũ Thành An nhỉ] tôi và Nguyễn Quang Lập  gặp và trách Trần Tiến ngủ yên trong hào quang showbiz. Không có nổi một ca khúc nào khi Trung Quốc uy hiếp Biển Đông trong khi tôi, Nguyễn Quang Lập và rất nhiều người khác  đã có mặt trên mặt đường Sài Gòn những ngày sôi sục ấy. Hình ảnh Lập chống gậy đi đứng khó khăn nhưng quyết không bỏ cuộc tuần hành là hình ảnh đáng khâm phục.