Affichage des articles dont le libellé est Lễ hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lễ hội. Afficher tous les articles

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Chương - Ngày mốt 15/03/2024 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng lần thứ 1981

 

(Nhằm ngày 6 tháng Hai âm lịch năm 2024, cách đây 1981 năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết: 6 tháng Hai âm lịch, năm 43)

1/ Hôm 8 tháng Ba (ở nước Việt Nam đời nay gọi là mừng ngày Quốc tế phụ nữ), tôi cảm thấy nặng lòng. Chuyện gì nên nỗi? Rảo trên mạng, trên Facebook, tôi thấy những dòng viết như sau: "Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng nổi lên khởi nghĩa: 8 tháng 3 năm 40"!

Thấy gì? Hậu quả nhãn tiền của việc lắp ghép "Kỷ niệm 8/3 với Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng", trộn lại với nhau.

lundi 4 mars 2024

Nguyễn Thông - Tại ai?

Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng - tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền ; nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước. Cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào. Rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v…

Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách. Mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

lundi 26 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Hội thề của thái giám !

 

Cái ông bạn Nguyễn Thế Sỹ hay kể chuyện tiếu lâm. Hôm trước, uống rượu với bạn bè hắn kể như thật:

« Ngày trước, hàng năm ở sân cung đình, ngày rằm tháng Giêng có tổ chức một hội thề lớn, tên của hội thề là: Hội thề không hiếp dâm các cung nữ ».

Nghe vậy, tôi bảo hắn:

dimanche 18 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện làng

 

Hết tết.

Cả nước cũng như một cái làng. Một nửa làng lại mau mắn cặm cụi đi làm, "dĩ công vi tiên" để nuôi cả làng. Một nửa làng vẫn xúng xính quần này áo nọ đèn nhang vui cười hớn hở đi lễ hội đi chùa tới hết tháng giêng tháng hai tháng ba, "dĩ nhởi vi tiên", gọi là để kích cầu, đậm sắc màu văn hóa dân tộc.

Người còng chăm chỉ phải gánh cho đứa thẳng lưng chơi bời, mà tỉ lệ 82 % là ví dụ rõ nhất.

mercredi 14 février 2024

Dương Công Quan - Valentine’s Day và những người muôn năm cũ

 

Ngày Valentine năm nay 14/02/2024 trúng vào ngày mồng 5 Tết Giáp Thìn. Ngày mồng 5 Tết cũng là ngày kỷ niệm 235 năm vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi Đống Đa.

Cũng mồng 5 Tết Ất Mão năm 1975 cách đây 49 năm, hai vợ chồng tôi là cặp tình nhân thời chinh chiến đứng bên bờ sông Côn thuộc Phú Phong Bình Khê, Bình Định để vui chơicùng lễ hội. Đó là Tết cuối cùng trên người tôi còn mặc bộ quân phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong tấm hình có thể thấy phia sau lưng hai vợ chồng tôi là dân chúng đang vô tư vui chơi trong ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhìn kỹ thêm một chút sẽ thấy chiếc cầu bắc qua con sông Côn. Người dân địa phương ở đây gọi tên cầu là cầu Kiên Mỹ vì bên kia sông là ấp Kiên Mỹ của xã Bình Thành. Đó cũng là nơi ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp dấy binh khởi nghĩa. Tính tới ngày hôm nay thì tấm hình đã được 49 năm.

Jimmy Nguyen Nguyen - Ngày Tình Yêu

 

Phe ta bây giờ đã qua được cái nghèo khổ, nên mấy cái ngày kỷ niệm theo Tây phương cũng hưởng ứng nhiều nhiều. Nhiều khi "chơi" còn bạo hơn cánh bên Tây nữa.

Nội cái vụ kỷ niệm ngày sinh là tui tuần nào cũng được mời, có tuần hai cái. Lai rai còn kỷ niệm 5, 10, 20,25...năm ngày cưới. Ui! Chưa kể Father's day hay Mother's day ... in law (hơi bị nhiều). Đồ ăn thì toàn đồ ngọt nhìn thấy thèm. Không bự cái bụng mới lạ.

Nhưng cái tựa bài lãng mạn là viết cho cái ngày Valentine. Trong các ngày lễ kỷ niệm, cái ngày này có vẻ "đẳng cấp", chỉ dành cho dân chơi thứ thiệt. Vâng, thiệt tình là đời sống với đủ mọi thứ xoay vần, tình yêu nó thành trách nhiệm và bổn phận phải lo cho tròn nên quý ông cũng "thấm mệt" và thấy rằng mỗi tháng đưa hết tiền lương cho vợ là đủ. Bày ra hoa hoè hoa sói chi vậy, thấy cũng không cần thiết.

mardi 6 février 2024

Trần Nhương - Buồn lòng chữ Việt hồn Tầu

Cứ đến dịp tết nhất hoặc Trung thu thì Hà Nội và các thành phố, làng quê, đền chùa miếu mạo cả nước lại đỏ ối những đèn lồng, tờ phướn, bao lì xì, các hình trang trí linh vật ghi chữ Việt nào là Phúc Lộc Thọ, An Khang Thịnh Vượng, Chúc Mừng Năm Mới…nhưng hồn cốt lại Tầu đặc sệt.

Từ hình ảnh, đường nét đến màu sắc đậm đặc văn hóa Tầu. Người Việt chúng ta bao năm không thích có chữ tượng hình (chữ Hán) thì các doanh nghiệp Tầu in chữ Việt. Dân ta cứ tưởng đó là của Việt, các nhà quản lý và cả các tăng ni cũng coi đó là thuần Việt.

Bên Tầu họ biết thị hiếu của dân Việt nên thay đổi mẫu mã liên tục, viết chữ Việt đổ vào Việt Nam mà không có bất cứ trở ngại nào. Sự xâm lăng văn hóa của họ là có chủ đích, có bảo trợ của chính quyền họ.

lundi 25 décembre 2023

Đoàn Khắc Xuyên - Người Việt liệu có được nghỉ lễ Noel ?

 

Ngày 25/12 mới đúng là ngày lễ Giáng sinh !

Mặc dù không khí vui mừng hân hoan cao điểm là vào ngày 24/12, nhưng 24/12 mới là Vọng Giáng sinh, tức ngày và đêm chờ đón Giáng sinh tới.

Ngày 25/12 mới chính thức là ngày lễ Giáng sinh, ngày lễ trọng đại của hàng tỉ người theo Kitô giáo trên thế giới.

lundi 2 octobre 2023

Võ Khánh Tuyên - Trung thu dành cho ai ?

 

"Bóng trăng trắng ngà có cây đa to

Có thằng Cuội già ôm một mối mơ

Lặng im ta nói Cuội nghe

Ở cung trăng mãi làm chi

Bóng trăng trắng ngà có cây đa to

Có thằng Cuội già ôm một mối mơ..."

Hồi còn nhỏ, cứ mỗi lần nghe những câu hát trong Thằng Cuội, là lòng lại rộn rã một niềm vui khôn tả của mùa Trung Thu. Không nhớ rõ lắm, nhưng dường như bánh trung thu chưa bao giờ là mối bận tâm hàng đầu của chúng tôi, đơn giản chỉ vì...nó xa xỉ quá! Thỉnh thoảng, có được một cái bánh nhân đậu xanh, nhấm nha nhấm nháp chỉ sợ hết sớm.

samedi 2 septembre 2023

Nguyễn Thông - Quốc khánh

 

Hôm nay 02.09, xứ này gọi là ngày quốc khánh, hoặc ngày độc lập, tết độc lập.

Các nước trên địa cầu hầu như nước nào cũng có ngày quốc khánh. Theo từ nguyên, quốc nghĩa là nước, khánh là mừng, vui mừng, ăn mừng (khánh tiết, khánh thành, khánh hạ, lễ mừng thọ lục tuần đại khánh...). Quốc khánh, hiểu nôm na, là ngày lễ ăn mừng, vui mừng của một quốc gia.

Xưa nay, các nước trên thế giới thường chọn ngày quốc khánh là ngày gắn với sự kiện trọng đại, có ý nghĩa bậc nhất của nước ấy. Rồi hằng năm, cứ tới ngày tháng đó thì kỷ niệm quốc khánh. Nước Mỹ là 04.07, Pháp chọn 14.07, Trung Quốc 01.10, Việt Nam 02.09 (lưu ý là « ngày » 2 tháng Chín chứ không phải « mùng », bởi mùng chỉ dùng cho âm lịch).

lundi 22 mai 2023

Nguyễn Xuân Diện - Thề hay không dám thề

 

Tối nay, UBND quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố “ Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ (số 353 đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia”.

Lời thề chỉ là lời thề trung hiếu, vẻn vẹn mấy chữ: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thần minh tru diệt”. Chứ có thề thốt gì đến tham nhũng, tham ô gì đâu mà quan chức từ cấp phường trở lên chả ai dám thề.

Xưa kia, vua bắt các quan văn võ triều thần, cùng hoàng thân quốc thích ra đấy thề hẳn hoi chứ không phải chuyện chơi!

Hoàng Tuấn Công - Làm gì có « thần Trống Đồng » mà thề ?

 

Hôm nay, các báo lớn đồng loạt đưa tin về “Hội thề trung hiếu” diễn ra vào 21 - 22/05/2023 ở đền thờ “thần Trống Đồng” (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Thế nhưng, ở đó làm gì có “thần Trống Đồng” mà thề?

Đây có thể nói là điển hình cho cái gọi là “dĩ hư truyền hư”, "lộng giả thành chân" diễn ra trong bao nhiêu năm qua.

samedi 13 mai 2023

Nguyễn Thông - Lễ quê

 

Tivi đang phát trực tiếp khai mạc lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng nhân 68 năm "Hải Phòng giải phóng" - 13.05.1955.

Làm công phu hoành tráng phết. Có tiền thì làm gì cũng được, chỉ có điều những tỉnh nghèo không nên bắt chước.

Cái này cần góp ý:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp thua. Theo hiệp định đình chiến, toàn bộ quân Pháp tập trung về Hải Phòng (do có cảng biển) trong thời gian 300 ngày để lần lượt về nước. Không còn đánh nhau ùng oàng chi nữa. Về cơ bản, Hải Phòng cũng như toàn miền Bắc đã có hòa bình.

mardi 9 mai 2023

Nguyễn Thông - Tởm

 

Hôm nay, vào lúc 2 giờ chiều (theo giờ An Nam), bọn Nga tổ chức duyệt binh. Nó duyệt lính, phô bày vũ khí vì mục đích gì là chuyện của nó, không hẳn chỉ kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít như truyền thống xưa nay đâu.

Nó tổ chức, còn báo chí, trong đó có báo mậu dịch quốc doanh An Nam, đưa tin cũng là sự thường. Nhưng rất tởm là hầu hết đám báo mậu dịch ấy cứ bê nguyên xi những lời đểu cáng, mặt dày của thằng độc tài Pu. Nào là ca ngợi những chiến binh anh dũng đang chiến đấu ở Ukraine, nào là chính nghĩa, chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chống xâm lược, v.v…

Đồ mặt dày. Cả nó và đám nối lời cho nó. Phải ị vào mồm nó chứ ở đó mà "vô tư tường thuật khách quan".

lundi 3 avril 2023

Lê Minh Hạ - Rì-viu về lễ hội bánh mì lần đầu tổ chức ở Việt Nam

* Tăng là một cửa hiệu bánh mì nổi tiếng trên đường Nguyễn Trãi, Q.5, ngay khu chợ Thủ Đô, chợ nhà giàu nổi tiếng của vùng Chợ Lớn.

Xưa kia, trước năm 1950, bánh mì Tăng vốn là một chiếc xe đẩy rong bán bánh bánh mì của một ông già người Hoa họ Tăng. Mỗi khi cảnh sát thổi dẹp chợ chồm hổm lại đẩy chạy vòng vòng quanh vỉa hè các khu nhà quanh đây, trước khi trở thành tiệm bánh mì lớn nhứt khu chợ này như bây giờ. Đến năm 1968 thì xe bánh mì có cái tên chánh thức, giản dị dễ nhớ là: bánh mì Tăng.

Ông Tăng Tấn là người theo phụ ông chú họ Tăng đó, đến năm 1982 mới chánh thức quản lý xe bánh mì này và hiện nay là con trai ông là Tăng Chiêu Minh quản lý. Nghĩa là tiệm đã 3 đời.

lundi 6 février 2023

Nguyễn Gia Việt - Vì sao chỉ in cái ấn đền lên giấy mà hàng vạn người phải chầu chực?

 

Lễ hội đền Trần "đến hẹn lại lên" khuấy động đầu năm. Báo đưa tin: "...2.400 cảnh sát được điều động bảo vệ an ninh lễ Khai ấn đền Trần vào đêm 14 rạng sáng 15/1 âm lịch, với 5 vòng bảo vệ trên các tuyến đường vào đền".

Ngộ thiệt! Lạ lùng thay! Tưởng bảo vệ cái phát minh nào khủng khiếp Việt Nam mới có chứ? Như chế ra máy bay chiến đấu hay bom thông minh chứ?

Ấn vua hay ấn quan trong lịch sử đâu có quỡn mà ngồi đó đóng lên giấy cho dân chơi chơi. Ấn triện là làm việc, là quyền hành. Viết thư pháp, viết câu đối chúc phước là của mấy ông thầy đồ. Nghệ thuật thư pháp kiểu Hán là phải viết tay.

Võ Khánh Tuyên - Nhân rằm nói chuyện xàm

Có một nghịch lý trên sòng bài mà lâu nay không ai giải đáp được. Đó là: 4 tay chơi tiến lên, kết thúc cuộc chơi có 3 tay khai báo HUỀ VỐN, 1 tay than....THUA. Vậy cuối cùng tiền gom đi đâu?

Vụ Việt Á nổi đình nổi đám. Một thằng oắt con của cái công ty bé như lỗ mũi mà xuyên thủng hàng hàng lớp lớp từ Quân đội, các Bộ trưởng các Bộ ngành và lãnh đạo cao cấp của các địa phương....thì quả là khó tin.

Người ta hy vọng "trùm cuối" lộ diện...nhưng cuối cùng cấp cao nhứt đã dứt khoát là không xơ múi gì hết. Vậy thì là ai?

Bạch Ngọc Chiến - Tâm linh và tiền


Năm đầu tiên làm lãnh đạo tỉnh, tôi được phân công phụ trách mảng văn hóa và việc đầu tiên là xử lý quy chế quản lý hoạt động một cơ sở tâm linh rất nổi tiếng.

Dự thảo quy chế đề xuất các nội dung quản lý về tiền công đức trong đó có quy định luân chuyển thủ từ, tức là chức việc này sẽ được luân phiên trong những người được bầu ra từ cộng đồng địa phương. Người thủ từ đương nhiệm cực lực phản đối quy định luân chuyển, viện dẫn những đóng góp to lớn hàng chục năm để xây dựng nên một cơ ngơi đồ sộ.

Khi tôi đến khảo sát thực địa, sau một hồi chuông báo hiệu, hàng trăm người ùa đến vây kín tôi và các cán bộ đi cùng. Có người la ó, có người xô đẩy, thể hiện sự phản đối và căm ghét. Sự phản đối trực tiếp hay dàn dựng đó đều xuất phát từ vấn đề chính - tiền. Nguồn thu của cơ sở tâm linh đó - nhỏ là tiền lẻ cho vào hòm công đức, lớn là các khoản đóng góp cho những công trình trong khuôn viên - ai cũng biết là rất lớn, dù số liệu cụ thể không được công khai.

vendredi 3 février 2023

Nguyễn Đình Bổn - Đạo Phật tại Việt Nam!

 

Tại Việt Nam, rất nhiều người nhận mình là tín đồ Phật giáo. Họ siêng đi chùa, niệm A di đà và ăn chay vài ngày mỗi tháng, thậm chí ăn chay trường, nhưng họ lại không bao giờ đọc, tìm hiểu về hệ thống giáo lý đạo Phật.

Có thể những thuật ngữ trong kinh điển ví dụ như "Tứ diệu đế", "Bát chánh đạo", "Vô ngã" ... là quá tầm hiểu biết của đại đa số tín đồ. Và cùng với đó là hệ thống tín ngưỡng đa thần ảnh hưởng sâu đậm từ Trung Hoa và vài nền văn hóa khác, đã cho thấy rất nhiều Phật tử đã đi ngược với tôn giáo mà mình đang theo.

Rõ ràng nhất là các lễ hội tại các chùa chiền, đặc biệt ở phía Bắc.

mercredi 1 février 2023

Trung Sơn - Giã từ du lịch tâm linh

 

Người miền bắc thì không mấy ai không biết đến chùa Hương Tích và những lễ hội du xuân đến các chùa chiền sau Tết Nguyên đán. Dựa vào đó mà phong trào "du lịch tâm linh" được khai sinh và phát triển.

Từ hồi nào mình không rõ, nhưng bản thân mình thì cũng đã từng nhiệt tình tham gia.

Hồi trẻ nghe mấy cụ dạy là càng đi lễ được đến nhiều chùa thì càng được nhiều lộc, hưởng được nhiều may mắn. Thế nên cứ đến Tết là lên lịch rồi hẹn hò nhau, gần thì xe máy, xa thì thuê chung ô tô, cứ qua giao thừa là bắt đầu bật máy đếm. Có những người sau tháng Giêng thôi mà đã đi lễ được cả trăm địa chỉ.