Affichage des articles dont le libellé est Lam Phương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lam Phương. Afficher tous les articles

vendredi 10 mars 2023

Tuấn Khanh - Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?

 

Mạng xã hội Việt Nam bàn tán không ngớt từ chiều ngày 10 Tháng Ba (giờ Việt Nam) về chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày bài hát “Tình Bơ Vơ” của nhạc sĩ Lam Phương nhưng không đúng lời.

Nhiều đoạn video được khán giả nhạc vàng tìm thấy Tuấn Ngọc hát trong các show ở Việt Nam, đã chọn hát “trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi”, bỏ đi hai chữ “Việt Nam” trong bài hát gốc.

Người mở lời đầu tiên về sự kiện này, được biết là từ trang Facebook của Ben Ngo, cựu phóng viên Đài BBC. Viết trên trang của mình, Ben Ngo nhận định: “Trong một show mới đây tại Sài gòn, Tuấn Ngọc sợ câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” nên hát thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Thật buồn cho một “danh ca”, vì lý do nào đó mà hát không trọn ca từ của nhạc sĩ Lam Phương. Nhìn trong clip thì anh vừa hát vừa nhìn giấy in lời ca khúc nên không có chuyện quên lời mà đây là sự cố ý tránh câu hát bị cho là “nhạy cảm“.

Nguyễn Đình Bổn - Tâm cảm

 

Ca sĩ vẫn hay hát sai lời nhưng tại sao Tuấn Ngọc bị ăn cả tấn gạch?

Nhiều người cho rằng do anh quá nổi tiếng, tôi không nghĩ như vậy. Bởi Tuấn Ngọc cũng rất nổi tiếng hát sai lời, nhưng trước đây đâu bị phản ứng dữ dội như vậy.

Cái chính là TÂM CẢM của mọi người từ hai tiếng VIỆT NAM.

Huỳnh Duy Lộc - Lam Phương và “Tình bơ vơ”

 

Hai ngày nay trên mạng rộ lên thông tin và những lời bình luận về việc ca sĩ Tuấn Ngọc đã đổi lời một câu trong ca khúc “Tình bơ vơ” của nhạc sĩ Lam Phương: “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”.

“Tình bơ vơ” là ca khúc Lam Phương viết về mối tình không thành với ca sĩ Bạch Yến và “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” là tâm tình của ông khi Bạch Yến từ giã ông để trở về Mỹ, tiếp tục lưu diễn trong chương trình Ed Sullivan Show của Bob Hope.

Tác giả Nguyễn Thanh Nhã đã viết về mối tình này và ca khúc “Tình bơ vơ” ở chương “Dự cảm chia lìa…” của tác phẩm “Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương” (Phanbook ấn hành năm 2019):

Nguyễn Văn Tuấn - Mùa thu "nhạy cảm"

 

Có vẻ như một số người quá nhạy cảm với mùa thu.

Cách đây 17 năm, khi nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam, có người viết báo cáo buộc rằng ca khúc ‘Mùa thu chết’ của ông là “Ðỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy”!

Nhưng cáo buộc đó là do kém kiến văn mà thôi. Điều đáng nói là ngày nay ông con rể của nhạc sĩ Phạm Duy tránh câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi.”

Nguyễn Chiêu Anh - Nói chút về chuyện sửa lời

 

Nếu ai bị nhạy cảm với từ ngữ như tôi sẽ nhận ra một điều cực kỳ khó chịu khi bài hát mình yêu thích, hoặc nghe quen thuộc, quen tai bị sửa lời một cách vô tình hay hữu ý.

Tôi từ bé đã nghe và thuộc lời nhạc một cách kỳ lạ. Ngoài nhạc tôi còn thuộc thơ. Những bài thơ của những tác giả tôi yêu, hầu như tôi thuộc kiểu sinh vào thế giới này chỉ vì kiếp trước tui lỡ chê bai thơ ca mà kiếp này buộc phải thuộc tụi nó, dù không cố ý vậy.

Thế nên việc nghe một bài hát quen bị sửa lời lập tức tôi dị ứng. Và dị ứng luôn với ca sĩ bắt đầu từ phút đó.

Lâm Bình Duy Nhiên - Nhạy cảm chính trị

 

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.

Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!

jeudi 24 décembre 2020

Bùi Đình Thăng - Lam Phương


Tango là một thể loại rất khó viết nhạc. Nên các nhạc sĩ sau khi thành danh thường sẽ dành thời gian và tâm huyết để viết cho ra một bài tango để chứng tỏ tài nghệ.

Một trong những bản tango nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam - « Kiếp nghèo » - được Lam Phương viết năm 17 tuổi.

Ngày ấy, chàng trai mang tên Lâm Đình Phùng sống với người mẹ đơn thân trong căn nhà xập xệ ở Đa Kao. Nửa đêm mưa lớn, từ mấy lỗ dột nước tuôn xuống như suối, chàng cảm tác viết ra luôn bản “Kiếp nghèo”. Giai điệu tango vui tươi dìu dặt, nhưng lời ca thì buồn tả tơi. Và từ đó, huyền thoại Lam Phương bắt đầu.

Jimmy Nguyen Nguyen - Lam Phương


Năm nay tui có bài viết về những người nổi tiếng đã qua đời khá nhiều. Phải dùng từ "đắt hàng" mới chuẩn. Hầu như tháng nào cũng có, không Việt Nam thì thế giới. Định gác bút nghỉ lễ thì bác Lam Phương mất. Bác ráng thêm mấy ngày nữa để đón Noel và Tết mà không được. Tội nghiệp.

Phải nói mấy người già như tui, nghe tin ai mất là "run" lắm. Cái tuổi này bạn bè cứ lai rai, năm nào cũng vài em. Khác với mấy chục năm trước, năm nào cũng dự đám cưới.

Tui về Việt Nam, trước tiên đi thăm người thân và bạn bè. Nhiều khi không liên lạc nên đâu biết, hỏi đứa cháu ông nội đâu rồi, nó chỉ lên bàn thờ. Tui năm nay 66, bạn bè có đứa mất từ 50, 55. Bây giờ y tế tiến bộ, vậy mà nghe Chí Tài mới 62 mà ra đi, tui cũng "ớn càng" quá xá. Thôi cứ nói tại số cho rồi.

Đỗ Trung Quân - Vẫn lại là Lam Phương


Đấy là một hiện tượng, không chỉ là vấn đề tiền bạc mà có lẽ trong lịch sử âm nhạc miền Nam hiếm có lần thứ hai.

Nhân vật tạo thành hiện tượng có một không hai ấy từ một nhạc sĩ có tên Lam Phương.

Chỉ riêng ca khúc “Thành phố buồn“ (1970)  đã mang về cho ông số tiền bản quyền chưa tùng có với mọi nhạc sĩ kể cả Phạm Duy [nếu chỉ nói riêng của một ca khúc]. Hãy hình dung dễ hiểu, năm 1970 một chiếc Hoda Dame Nhật mới toanh nhập về Việt Nam nguyên thùng giá 30.000 đ /VNCH thì bản quyền của Lam Phương thu về với băng, dĩa ghi âm của “Thành phố buồn“ là 12 triệu đ/VNCH.

mercredi 23 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Chuyện Chế Linh hát nhạc Lam Phương và bị thành tên phản động !


Vừa online lại Facebook thì thấy tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần. Tại miền Nam thì tên tuổi của ông, ca khúc của ông ai cũng biết. Thôi nhắc một chuyện liên quan về ca khúc Thành Phố Buồn đã khiến ca sĩ Chế Linh bị giam 18 tháng.

Câu chuyện Chế Linh dám hát Thành Phố Buồn trên sân khấu trong thời điểm hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được cho là phản động, có nhiều người kể nó xảy ra tại nhiều sân khấu không khớp nhau. Mùa hè vừa rồi, trong chương trình Jimmy Show tại Mỹ, chính ca sĩ Chế Linh lần đầu tiên kể chi tiết về cuộc sống của ông sau ngày 30 tháng 4 và cả câu chuyện này.

Theo đó, sau năm 1975, tất cả các bài nhạc sáng tác tại miền Nam trước đó đều bị cấm. Chế Linh có đi “hát chui” một vài nơi, nhưng chỉ hát được những bài “nhạc đỏ” như bài gì... có con bồ câu trắng ! (Tự Nguyện).

Huỳnh Duy Lộc - Nhạc sĩ Lam Phương từ trần


Nhạc sĩ Lam Phương đã nhập viện cấp cứu ở bệnh viện thành phố Fountain Valley, bang California vào trung tuần tháng 12.2020 khi chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Ông vừa từ trần vào ngày 22.12.2020 (giờ Mỹ) ở tuổi 83.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá, là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Cha ông sớm bỏ về Saigon mưu sinh, và cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn nên chính ông cũng phải về Saigon khi mới 10 tuổi, tìm một công việc để phụ giúp gia đình. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được hai người thầy hướng dẫn là nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương.

Ông đã sáng tác trên dưới 200 nhạc phẩm, từ nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” (năm 1952) cho đến khi lâm trọng bệnh vào năm 1999. Nhạc của Lam Phương đa dạng về thể điệu và đề tài: tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi, tình quê hương, người lính… Và nguồn cảm hứng sáng tác của ông rất chân thực, xuất phát từ chính cuộc đời ông hay cảm nhận về cuộc đời của người thân và bạn bè.

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Lam Phương qua đời


Tin từ Mỹ cho hay, nhạc sĩ Lam Phương, cây đại thụ của nền âm nhạc tự do miền Nam Việt Nam, đã qua đời vào tối 22/12 tại Cali, ở tuổi 83.

Từ nhiều năm nay, ông phải ngồi xe lăn, sức khỏe ngày càng yếu. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng hoạt động, qua việc nhận những cuộc phỏng vấn hay ghi hình ở tư gia vào những lúc có thể.

Nhạc sĩ Lam Phương vốn là người gốc Hoa, theo gia đình lưu lạc đến Rạch Giá, cuộc sống rất khó khăn. Năm 10 tuổi, ông được gửi lên Saigon để đi học, may mắn lại gặp được hai nhạc sĩ hướng dẫn là nhạc sĩ Lê Thương và nhạc sĩ Hoàng Lang. Năm 15 tuổi đã bắt đầu sáng tác.