Affichage des articles dont le libellé est Địa giới. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Địa giới. Afficher tous les articles

samedi 23 décembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Thời đại trí thông minh nhân tạo : Giảm biên chế không phải bằng sáp nhập

 

Một trong những quyết định khó khăn, nhưng làm nổi bật tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là quyết định kéo pháo ra khỏi lòng chảo Điện Biên Phủ. Dừng tấn công theo phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” như tư vấn của chuyên gia Trung Quốc, mà chuyển sang phương châm “đánh chắc tiến chắc”.

Quyết định này đã cứu sống nhiều sinh mạng, đưa đến chiến thắng hoàn toàn ngày 07/05/1954.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong một kỳ họp của Quốc Hội bàn về Luật Ba Đặc Khu, có nói: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật". Nhưng cuối cùng Bộ Chính Trị đã theo ý dân mà dừng Ba Đặc Khu.

jeudi 3 août 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Bộ Tổng tham mưu và Bộ Nội vụ

1.

Chiến dịch quân sự được tiến hành theo phương án tác chiến của Bộ Tổng tham mưu. Chiến trận giữa hai bên, thắng thua phụ thuộc phần nhiều vào Bộ Tổng tham mưu.

Bộ Tổng tham mưu giỏi thì ít địch được nhiều. Bộ Tổng tham mưu kém thì nhiều mà thua ít. Cho nên, một quốc gia muốn có quân đội mạnh thì phải có một Bộ Tổng tham giỏi với một Tổng tham mưu trưởng tài ba.

2.

Ở nước ta, về cơ bản, cơ chế vận hành ở lĩnh vực quản trị hành chính tuân theo các quy định có nguồn gốc từ Bộ Nội vụ. Vai trò Bộ Nội vụ trong quản trị quốc gia ví như vai trò Bộ Tổng tham mưu trong chiến tranh.

mercredi 2 août 2023

Dương Quốc Chính - Bàn về việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm

 

Xét về sự tương đồng, gần gũi về lịch sử, văn hóa, đô thị, cảnh quan thì dự là quận Hoàn Kiếm sẽ được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng, chứ không phải với các quận lân cận khác.

Nếu ghép như vậy, quận mới sẽ có ranh giới gần khớp với thành phố Hà Nội thời nhượng địa. Chính vì thế nên nó mới có sự tương đồng nói trên.

Nếu muốn tương đồng hơn nữa thì quận Hai Bà Trưng cần được bổ làm đôi, phân chia bởi trục đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân. Ranh giới phía Nam của Hà Nội thời Pháp là tuyến đường này, có giới hạn bởi ô Đống Mác và ô Cầu Dền. Phía Bắc sẽ về Hoàn Kiếm, phía Nam về Hoàng Mai.

Phó Đức An - Xin đừng sáp nhập!

 

Hoàn Kiếm mà sáp nhập thì như một cái quận thượng lưu cuối cùng bị xóa sổ.

Hoàn Kiếm mà sáp nhập như một viên ngọc rớt xuống bùn đen.

Hoàn Kiếm mà sáp nhập như các mợ các cậu thôi không khăn xếp áo the nữa mà cứ bận may ô quần đùi nhong nhong ngoài đường.

Hoàn Kiếm mà sáp nhập như một hãnh diện cuối cùng của cư dân phố cổ đi đời nhà ma.

Huy Đức - Chính quyền đô thị : Vì phẩm hàm hay để phục vụ dân

 

Tôi không có đủ dữ liệu để bình luận về cảnh báo của Chủ tịch Trần Sĩ Thanh trước khả năng sáp nhập quận Hoàn Kiếm. Các tiêu chí do hành chánh quan liêu đặt ra thì cũng có thể dùng hành chánh mà điều chỉnh nó.

Một quận tốt không phải vì nó to hay nhỏ mà vì ở chỗ, người dân trong quận đó cả đời không cần biết đến chính quyền, nhưng hễ cứ có việc cần là chính quyền có mặt liền. Nếu xây dựng chính quyền đô thị mà chỉ quan tâm đến quy mô hoặc phẩm hàm của người đứng đầu [đô thị loại I, loại II hay cái gọi là “thành phố trong thành phố” kiểu Thủ Đức city] thay vì tìm kiếm một mô hình phục vụ dân tốt hơn thì không bao giờ lựa chọn đúng.

Tại sao, “tinh giản biên chế” từng được đưa ra từ đầu thập niên 1990 đã chưa bao giờ thành công. Thập niên 1990 là thập niên bắt đầu bung ra, nhu cầu hành chính tăng thì không thể giảm biên chế được.

mardi 11 juillet 2023

Nguyễn Xuân Nghĩa - Câu chuyện nhập tỉnh rồi tách tỉnh

 

Đã có một lần Đảng - Nhà nước nhập tỉnh rồi tách tỉnh. Lý do nhập tỉnh nghe cũng OK, tách tỉnh cũng OK. Từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập lại thành Nghệ Tĩnh ; Hà Tây, Hòa Bình, Sơn Tây nhập lại thành Hà Sơn Bình. v.v…

Bảy, tám năm sau Nghệ An trở về Nghệ An, Hà Tĩnh trở về Hà Tĩnh. Phú Yên trở về Phú Yên, Khánh Hòa trở về Khánh Hòa. Nhập hay tách đời sống nhân dân, kinh tế đất nước trì trệ vẫn hoàn trì trệ. Hình như các ông lãnh đạo phát kiến ra chuyện nhập rồi tách tỉnh chỉ để cho thảo dân biết mấy ông cũng suy tư về quốc gia, cũng đang làm việc vì quốc gia đại sự.

Có một câu chuyện thế này:

lundi 10 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Giảm biên chế không phải bằng sáp nhập

 

1. LẶP LẠI SAI LẦM

Chúng ta đã có những sai lầm lớn về sáp nhập. Sau năm 1975 lấy huyện làm “pháo đài” sáp nhập 2, 3 tỉnh làm một. Đến những năm 1990 phải tiến hành tách tỉnh, trả lại nguyên trạng, gây ra bao nhiêu hậu quả tai hại.

Hậu quả tai hại không chỉ là tài chính. Mà nhiều làng xã bị di dời. Nhiều tên làng xã nổi danh toàn quốc bị xóa sổ. Văn hóa làng xã ngàn năm văn hiến bị tổn thương. Về xã không còn làng. Xã nào cũng đội (xóm) 1,2,3,4....  như một doanh trại.

Một thời muốn dời làng làm ăn lớn nhưng không phải lúc. Nên đến thời xé lẻ ruộng đất chia cho các hộ gia đình từng miếng manh mún. Nay lại thấy nhỏ lẻ, muốn tích hợp lớn hơn mà không biết bằng cách nào? Vì không biết làm thế nào nên lại sáp nhập !

dimanche 18 juillet 2021

Lưu Trọng Văn - Con kiến leo cành đa...


Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số phải đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên.

Đối với các thành phố trực thuộc trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên.

Xét theo tiêu chuẩn này khoảng 20 tỉnh sẽ phải bị xáo trộn vì sáp nhập hoặc mở rộng.

samedi 17 juillet 2021

Nguyễn Như Phong - Họ lại muốn dẫm vào vết xe đổ ư?


Tôi đọc được thông tin về việc Bộ Nội vụ đưa ra kế hoạch dự kiến sáp nhập các tỉnh có diện tích nhỏ, dân số ít vào với nhau.

Về việc này, tôi cho rằng, những kẻ (Xin lỗi, tôi phải gọi đó là kẻ) nghĩ ra sáng kiến này là lớp hậu sinh. Đám này không biết gì về hậu quả của việc sáp nhập từ những năm sau 1975 và cơ bản đã tan rã hết sau năm 1990...

Tôi không hiểu khi họ đưa ra "sáng kiến" quái gở này, họ có nghiên cứu cho thấu đáo hay không : Tại sao việc sáp nhập xã, huyện, tỉnh của những năm xưa bị thất bại? Và hậu quả để lại của việc làm duy ý chí đó là gì?

vendredi 16 juillet 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Sáp nhập tỉnh không phải là biện pháp để Việt Nam hùng mạnh


Nghe tin Bộ Nội vụ chuẩn bị phương án nhập tỉnh mà buồn. Buồn vì thấy rằng những nhà quản lý hiện tại không học được bài học thực tiễn 50 năm (1954-2004) chia tách và sáp nhập tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Quản lý nhà nước cần phải nắm được quy luật lúc nào thì chia tách và sáp nhập tỉnh, và việc chia tách hay sáp nhập tỉnh dựa trên những nguyên tắc nào? Quản lý nhà nước thì phải học từ bài học thực tiễn đã có về tách nhập tỉnh của tiền nhân. Cả ba vấn đề vừa nêu đều chưa được để ý.

1. KHI NÀO THÌ SÁP NHẬP TỈNH?