Affichage des articles dont le libellé est Phòng ngừa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phòng ngừa. Afficher tous les articles

vendredi 3 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Khẩu trang có hiệu quả ngăn chận virus?

 

Đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi, và nghiên cứu mới nhứt (cách đây 2 ngày) lại châm ngòi thêm cho tranh luận. Báo chí thì nói đây là chứng cớ tốt nhứt về hiệu quả của khẩu trang, nhưng thật ra không phải vậy. Cái note này trình bày kết quả nghiên cứu mới nhứt và ý nghĩa của nó trong thực tế.

1.  Nghiên cứu Bangladesh

Nghiên cứu mới nhứt là từ Bangladesh [1], và họ dùng mô hình RCT theo cụm (cluster randomized clinical trial). Nghiên cứu có đến 351.292 người tham gia, và số người trong mỗi nhóm y chang nhau (175.646).

Khan Le - Vài kiến thức thông thường về vaccin phòng bệnh nên chú ý

 

1. Vaccin là gì:

Vaccin là một chất dùng để kích thích sự sản xuất các kháng thể và cung cấp sự miễn dịch chống lại một hay vài bệnh, được chuẩn bị từ một tác nhân (causative agent) của một bệnh. Những sản phẩm của chúng (tác nhân) hay chất thay thế tổng hợp,được xử lý để hoạt động như là một kháng nguyên không sinh bệnh.

2. Vaccin dùng để làm gì:

- Tạo sự miễn dịch làm cho cơ thể dù nhiễm mầm bệnh đó cũng không thể bị bệnh.

dimanche 25 juillet 2021

Khan Le – Một kiến nghị nhỏ thêm vào sách lược chống Covid-19 : Chiến lược 6K


Khoảng 40-50 năm trước, tôi hay đọc các tài liệu phòng chống bệnh lao.

Tôi thấy các nhà nghiên cứu đã công bố, khi một người bị lao phổi ho, các hạt đàm văng ra và còn lơ lửng trong bầu không khí phòng, có thể đến 2 giờ sau mới rơi hết xuống bề mặt (surfaces). Nếu ai vào phòng trong khoảng thời gian đó cũng có thể bị nhiễm lao.

Hiện nay, tôi không biết các hạt nước miếng, đàm của các bệnh nhân Covid-19 khi văng ra bầu không khí trong phòng kín hay tương đối kín thì còn lơ lửng bao lâu.Tuy nhiên, tôi nghĩ nó không thể rơi xuống bề mặt nhanh hơn so với của bệnh nhân lao phổi.

jeudi 22 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - TPHCM chống dịch có hiệu quả?

 

Dựa vào số liệu thực tế và mô hình dự báo, tôi nghĩ câu trả lời là 'có lẽ'.

Cái note này chia sẻ một phân tích đơn giản về tình hình dịch trong thời gian qua và mô hình dịch tễ học cho thấy số ca nhiễm bắt đầu giảm so với dự báo tình huống xấu nhứt.

Ngày hôm nay (22/7) thì TPHCM báo cáo có 2.433 ca nhiễm mới, tăng gấp 5.2 lần so với đầu tháng (464 vào ngày 1/7). Con số ca nhiễm tăng mỗi ngày trong 3 tuần qua. Cụ thể, số ca nhiễm mỗi ngày tình từ 1/7 đến nay là như sau:

Hoàng Nguyên Vũ - 5 K chưa đủ !


Một người bạn hỏi mình: Nếu tiêm xong, miễn dịch cộng đồng, áp dụng 5K nghiêm ngặt, Việt Nam sẽ lại ngon lành chứ nhỉ?

Mình cười nhẹ: Tiêm xong: có thể. Miễn dịch cộng đồng: có thể (đấy là dùng cách nhìn tích cực nhất). Còn 5K nghiêm ngặt: không bao giờ.

Khi mà hai tính cách cố hữu vẫn luôn mãn tính là ham vui và nhiều chuyện còn chình ình ngự đó, thì có mà 5K...trên tivi!

dimanche 18 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Sức người có hạn, lựu đạn có chốt !


Sáng 18/7 có 1.756 ca mắc Covid 19 mới ghi nhận tại TP.HCM. Trong đó, 1.694 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 62 ca là người tại khu vực có dịch, tới khám sàng lọc tại bệnh viện.

Sự nhiễm chéo trong các khu cách ly và phong tỏa rõ ràng và rất lớn. Nước sạch và thức ăn trong khu cách ly không cung cấp kịp thời; rác y tế không thu dọn hàng ngày.

Tính từ ngày 22/4/2021 đến sáng 18/7/2021, TPHCM có 28.455 ca mắc, gần gấp 5 lần số ca mắc ở Bắc Giang (5.731 ca).

dimanche 4 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Mấy ông bảo không lo nhưng mà dân lo


“Từ tối 3/7 đến 6h hôm nay (4/7), Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới COVID-19. Trong ngày 3/7, TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương có số ca mắc mới cao nhất cả nước với 714 ca và hiện đã vượt ngưỡng 5.000 ca nhiễm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia y tế, với 5.000 ca nhiễm, thành phố cũng không cần phải quá lo lắng bởi đã có kịch bản đối phó trong trường hợp có 10.000 ca bệnh. Sau khi đạt ngưỡng 5.000 ca, thành phố đã chuyển sang giai đoạn chống dịch mới, trong đó rõ thấy nhất là việc thực hiện lấy 5 triệu mẫu trên toàn địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, từ tháng 5/2021, ngành y tế đã đề ra kịch bản "tình huống xấu nhất" với 5.000 ca mắc. 5.000 ca mắc phải có tối đa 1.000 giường hồi sức.

vendredi 2 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Để không bị vỡ trận


Tối qua nhận được tin nội bộ, một đồng nghiệp bị dính F0. Có một người quen ở cùng chung cư với đồng nghiệp ấy. Gọi điện hỏi thăm. Nhưng cư dân ở đó chỉ nghe râm ran vì đang là tin đồn.

Sáng nay người quen gọi báo, rằng đó là thông tin chưa công bố, nên mới chỉ có vài người biết. Nhưng cán bộ phường và tổ trưởng bảo hết người làm rồi, nên nếu có phong tỏa thì chắc cũng chỉ phong tỏa 1 lầu, hoặc 1 block mà người đó ở thôi. Mà từ tối đến sáng cũng chưa thấy CDC báo gì, nên chưa làm gì cả. Mãi đến trưa thì mới phong tỏa.

Những ngày cách ly tại nhà ở Sài Gòn, và cả ở Đà Lạt, tôi nhận thấy lực lượng chống dịch địa phương đã quá đuối. Ngay tại Đà Lạt, nơi dịch mới chỉ là chút xíu so với Sài Gòn, mà nhân viên y tế đã quá mệt. Quá nhiều công việc cho một người khai báo y tế và cách ly tại nhà. Gia đình tôi 8 người đã chiếm hết một buổi sáng thông qua buổi trưa, đến 1 giờ chiều, của cả trạm y tế và lực lượng lấy mẫu từ Trung tâm Y tế.

Đỗ Duy Ngọc - Tẩu hỏa nhập ma


Thời gian trước, khi nước Mỹ và châu Âu lâm vào cơn khủng hoảng trầm trọng vì virus Vũ Hán, số lượng người mắc bệnh lên con số triệu và số người chết hàng trăm ngàn. Bạn bè tôi ở các nước bên ấy chấp nhận giam mình trong nhà hàng tháng trời để trốn dịch.

Và ai cũng than. Anh bạn thân của tôi ở Paris chat với tôi hàng ngày bảo rằng không đọc báo, không xem truyền hình nữa vì càng xem càng rối. Tôi khuyên anh là cần phải theo dõi truyền thông mới biết tình trạng của dịch mà đối phó và lo liệu cuộc sống hàng ngày của mình chứ. Anh ta trả lời, thì toa cứ ở trong tình trạng của moa thì mới hiểu.

Giờ đây, dịch bệnh đang căng thẳng ở Việt Nam và cao điểm ở Sài Gòn thì tôi mới hiểu hết ý của anh.

mardi 29 juin 2021

Nguyễn Đình Bổn - Gửi các bạn đã và sẽ chích ngừa đợt này!


Như các bạn biết, Việt Nam chỉ mới hơn 1% dân được chích ngừa phòng cúm tàu.

Tại Sài Gòn, được xem như tâm dịch hiện nay, cũng mới triển khai khoảng 1 triệu liều cho hơn 10 triệu dân. Như vậy được chính ngừa lần này, xem như một may mắn (nếu bạn ủng hộ chích ngừa) hoặc nhờ có "quota" (tui chôm ý của một bác sĩ).

May mắn chớ không có "tự hào" nào.

dimanche 27 juin 2021

Cù Mai Công - Một ngày 724 ca Covid ở TPHCM, đối diện thực trạng về không gian kín và mở


Chỉ một ngày một đêm, đến sáng nay 26-6-2021, TP.HCM ghi nhận tổng cộng con số ca Covid-19 kỷ lục ngày 25-6: 724 người. Choáng váng nhiều người.

Có lẽ do hôm nay bên Y tế tăng cường rà soát, kiểm tra kỹ hơn thôi chứ không đột nhiên. Cụ thể ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế - cho biết trong số này có 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trường hợp trong khu cách ly được phát hiện qua 2 lần xét nghiệm.

Càng không bất ngờ khi ngay sau dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, nhiều người, trong đó có tôi, thật sự lo lắng về khối người TP.HCM chen chúc ở các khu du lịch nhiều tỉnh, rồi chen chúc về.

lundi 14 juin 2021

Trương Hữu Khanh - Giãn cách có lợi gì trong chống dịch ?


Ai cũng biết là giảm lây lan, nhưng nếu hiện tượng lây chỉ và đang xảy ra trong nhóm không thể giãn cách thêm, thì giãn cách không còn tác dụng.

Giãn cách hiệu quả nhất đối với những nhóm người quá đông không thể kiểm soát (bãi biển, rạp chiếu phim…). Nhưng trong hộ gia đình, trong một cơ quan nhỏ có lúc ăn chung ngủ chung, hàng xóm gần kề, bà con thân thuộc thăm nhau thì giãn cách gần như không hiệu quả.

Hiện nay tình huống các lây gần nhưng không thân thuộc đã cắt được nhờ ngưng các dịch vụ nguy cơ. Tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa quyết liệt, lây gần theo kiểu nói trên sẽ tiếp tục diễn ra cho dù giãn cách.

vendredi 11 juin 2021

Việt Nam sắp chạm 10.000 ca bệnh: Điều chỉnh ưu tiên chiến lược


Một bài tổng kết hữu ích - TM

(TN 09/06/2021) Việt Nam đã vượt mốc 9.000 ca bệnh (tổng cộng 7.573 ca ghi nhận trong nước và 1.585 ca nhập cảnh, tính đến 18 giờ ngày 8.6), sắp sửa chạm mốc 10.000 ca bệnh. Đã phải có những thay đổi trong quan điểm nền tảng chống dịch.

Trong tình hình này, tuy những nền tảng chống dịch về “phát hiện sớm, truy vết nhanh, cách ly triệt để, điều trị hiệu quả” chưa thay đổi về bản chất, nhưng đã có điều chỉnh đáng kể ở nhiều thành tố. Đặc biệt, ở thời điểm này, song song với “phòng thủ”, Việt Nam chuyển sang “tấn công” dịch bằng mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 với chiến lược vaccin.

Hình thành nền tảng chống dịch

Có thể nói, hầu hết các nền tảng cơ bản của chiến lược chống dịch kiểu Việt Nam hình thành trong giai đoạn từ tháng 1 - 4.2020, tức là kết thúc đợt dịch thứ nhất. Đó là “phát hiện, truy vết, cách ly, khoanh vùng, điều trị”.

dimanche 6 juin 2021

Võ Xuân Sơn - Chống dịch cực đoan


Hôm qua tôi viết bài về phản ứng thái quá với cúm Tàu, thực ra là muốn nói đến những hình thức chống dịch cực đoan. Ngay sau đó, lyên tiếp, hai tỉnh Đồng Nai và Long An ra lệnh cô lập TPHCM.

Tôi có một số nhân viên cư ngụ ở Long An, hàng ngày lên phòng khám làm việc. Thế có nghĩa là, nếu Long An còn ngăn cách, thì các bạn ấy không thể lên Sài Gòn, làm việc tại phòng khám được.

Ai sẽ trả lương cho các bạn ấy trong những ngày các bạn ấy bị ngăn cách không cho đi làm? Tỉnh Long An có trả không? Hay là để cho các bạn ấy và gia đình chịu đói?

dimanche 9 mai 2021

Hoàng Linh - Những pháo đài run rẩy


Báo Tuổi Trẻ đưa hình ảnh mang tính biểu tượng cho thấy bệnh viện tuyến đầu thực sự đã là một chiến trường.

Hai đợt bùng phát dịch, oái oăm thay không phải từ bãi biển đông người, sân chùa chen chúc, quán ăn vỉa hè mà là tuyến đầu chống dịch bệnh viện. Đó là bệnh viện Bạch Mai Hà Nội và một bệnh viện ở Đà Nẵng.

Lần này dịch bùng phát gần như cùng lúc ở 6 bệnh viện (BV) gồm BV Đa khoa tỉnh Thái Bình, BV khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, BV Phổi Lạng Sơn, BV 105 Sơn Tây, BV K cơ sở Tân Triều...

samedi 8 mai 2021

Đỗ Trung Quân - Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ ?


Cuối cuộc đời, một ngày nọ tôi bỗng nghe lời khen ngợi “phải độc tài như cộng sản mới chống được con Covid, dân chủ quá hỏng !“.

Lời khen ngợi trong ngoặc kép ấy không chỉ ở đây, nó đến nhiều từ người quen, bạn bè ở Châu Âu, ở Mỹ, xứ sở đã trải qua điêu đứng với bùng nổ lây nhiễm của đại dịch thời gian qua.

Độc tài quả nhiên rất được việc. Đeo ngay khẩu trang vào, bịt ngay cái mồm vào,  bất tuân a lê hấp phạt ngay tắp lự không ong đơ chi sất. Quả thật suốt hai năm đối đầu với dịch bệnh, con số, tỉ lệ lây nhiễm ở Việt Nam so với các quốc gia gần kề trong khu vực là thấp.

mardi 8 décembre 2020

Liên Hiệp Quốc chọn 27/12 là « Ngày quốc tế chuẩn bị đối phó dịch bệnh »


Đăng ngày:

Hôm qua 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra tuyên bố chọn ngày 27/12 là « Ngày quốc tế chuẩn bị đối phó dịch bệnh », theo một nghị quyết được 14 nước, trong đó có Việt Nam, đề nghị.

Đại dịch corona đang lan tràn trên thế giới chứng tỏ sự thiếu chuẩn bị ở hầu hết các nước. Nghị quyết cổ vũ 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, các cơ quan quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nên có những hoạt động nhằm thông tin và khơi dậy ý thức, chuẩn bị đối phó với dịch bệnh.

Nghị quyết cũng yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn đang bị chỉ trích là thiếu minh bạch và chịu áp lực của Trung Quốc, cần có sự hợp tác để tổ chức « Ngày quốc tế chuẩn bị đối phó dịch bệnh ».

mardi 27 octobre 2020

Lê Nguyễn Hương Trà - Miền Trung chạy đua với bão số 9


Lần đầu tiên trong lịch sử khí tượng Việt Nam, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi tin khẩn cấp cho cơn bão số 9 (Molave) khi chưa vượt qua kinh tuyến 120.


Mọi thông số dự báo về cơn cuồng phong Molave vượt trên mức cường độ đưa ra trước đó; với sức gió có thể đạt trên cấp 16, giật cấp 18 -19.

lundi 26 octobre 2020

Họa vô đơn chí : Miền Trung sau lũ lại đón bão « cực kỳ lớn »


Bão số 9 tức bão Molave đã đổ bộ vào Biển Đông sáng nay 26/10/2020 với tốc độ rất nhanh và mãnh liệt, có thể là cơn bão lớn nhất kể từ đầu năm 2020.

Theo báo chí trong nước, bảy tỉnh miền Trung sẵn sàng sơ tán 1,2 triệu người và sáng nay, Việt Nam đã có công hàm gửi các nước Philippines và Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân được vào tránh trú bão để đảm bảo an toàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nếu cần thiết có thể sử dụng xe tăng, máy bay trực thăng để cứu hộ.

Trước đó từ Nhật Bản tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai đã cảnh báo :

TIN BÃO KHẨN CẤP CƠN BÃO CUỒNG PHONG SỐ 9

(Bản tin lúc 13h20, ngày 26/10/2020 - RẤT KHẨN CẤP – CHÚNG TA KHÔNG CÒN NHIỀU THỜI GIAN)

dimanche 29 mars 2020

Phạm Thanh Nghiên - Về clip của ông Lê Thanh Liêm đang lan truyền trên mạng



(Mạng yếu nên tôi không thể đăng clip đi kèm)

Tuần trước, tôi có cuộc nói chuyện với một viên chức chính trị thuộc tòa Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện có đề cập đến tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. 

Anh ấy cho tôi biết, hàng ngày các chuyên gia y tế Việt Nam và nhân viên của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều có các cuộc làm việc, trao đổi cùng nhau. 

Phía Hoa Kỳ đánh giá cao khả năng và nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc đối phó với dịch cúm Corona. Và rằng phía Việt Nam luôn thông báo đầy đủ, kịp thời các diễn biến (ca nhiễm, việc cách ly…) với phía Hoa Kỳ. Viên chức chính trị này nói rằng chỉ mong sao phía Việt Nam duy trì được tinh thần làm việc như thế.