Affichage des articles dont le libellé est tiến sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est tiến sĩ. Afficher tous les articles

jeudi 24 octobre 2024

Võ Xuân Sơn - Bằng tiến sĩ giả


Câu chuyện ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) lấy bằng tiến sĩ khi bằng tốt nghiệp cấp III là giả, làm cho nhiều người đặt vấn đề về quy trình đào tạo tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội.

Thế nhưng, tôi biết chắc, rằng Vương Tấn Việt không phải người đầu tiên có cái bằng như vậy.

Hồi đó, có một bác sĩ giả, và được phong chức Trưởng khoa của một bệnh viện lớn tại TPHCM. Những ai biết về chuyên môn, làm việc với ông ấy, đều có ngay cảm nhận, rằng ông ấy không phải bác sĩ. Các bạn cùng học với tôi, khi ra trường được phân công về khoa của ông ấy. Chỉ chừng sau một tháng làm việc, đã nói với tôi rằng họ nghi ông này không phải bác sĩ.

mercredi 23 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Trả hết cho người !


Trả hết, trả hết đớ-plòm (diplome), trả pi-ếch-đi-in-lò (Ph.D. in Law), trả luôn bi-ầy Anh văn (B.A in English)…

Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân... cùng đặt tựa bài trùng ý nhau "Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 bổ túc văn hóa không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp".

Các báo dùng cụm từ "bằng không hợp pháp " theo "ngôn ngữ học thuật" (academic language) của Bộ Giáo dục Đào tạo, chứ không hàm hồ theo mạng xã hội là "bằng giả" hay "bằng thật học giả", dễ gây hiểu lầm là Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM cấp "bằng cấp bổ túc văn hóa giả". Hoặc trường đại học Hà Nội và trường đại học Luật Hà Nội đã "giả bộ dạy rồi cấp bằng thật".

mardi 22 octobre 2024

ChatGPT – Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh

Hoàng Mạnh Hà : Mình vừa bảo thằng Chat GPT sáng tác một ca khúc về thầy Thích Chân Quang. Và sau đây là tác phẩm « Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh » :

Verse 1:

Thầy Vương Tấn Việt, tên tuổi lẫy lừng,

Bằng cấp ba giả, ai cũng không dừng.

Tiến sĩ dễ lấy, trí tuệ phi thường,

Thầy dạy bao người, bước tiếp trên đường.

Nguyễn Đình Bổn - Đề nghị các trường live stream cho chúng tôi coi với, hú hú!

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, do phát hiện bằng tốt nghiệp cấp III của ông này không hợp pháp (giả nói mẹ là giả đi!)

Vương Tấn Việt tức Thích Chân Quang đã có:

- Bằng cử nhân ngành luật của Trường đại học Luật Hà Nội cấp năm 2019 (kèm bảng điểm) có công chứng.

Lê Học Lãnh Vân - Căn bệnh tiến sĩ và thượng tọa


Trong Sinh học cây trồng, người ta chẩn bệnh cây bằng cách nhìn hình dáng, các vết khuyết, các đốm màu của lá mà biết cây bệnh gì, thiếu chất gì.

Từ đó mà bổ sung trị bệnh toàn cây để cây mạnh mẽ trở lại. 

Mảnh bằng của Thượng tọa Thích Chân Quang (Vương Tấn Việt) cùng các trò rởm dính theo nó, chính là chiếc lá cho thấy bệnh cây.

Văn Công Hùng - Ngôi trường vĩ đại, tiến sĩ vĩ đại

Sau một thời gian khá dài, thận trọng, khẩn trương, nhanh chóng, cương quyết, quyết liệt, tỉ mỉ, cụ thể các cái các loại, hôm qua bộ giáo dục và đào tạo đã kết luận: Bằng cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt, tức "thầy Thích Chân Quang của... chúng ta" không hợp pháp, khẩn trương thu hồi.

Nhà cháu diễn giải ra rằng, tới cái bằng bổ túc cấp 3 mà cũng không hợp pháp, thì tức là ông này đếch học gì cả. Có một bí ẩn vũ trụ nào đấy nửa đêm thả cái bằng bổ túc cấp 3 xuống cho thầy của chúng ta dùng.

Tức là gì nữa, là kể cả không học cấp 3, dẫu là bổ túc, thì vẫn có thể, à không phải có thể, mà là hiển nhiên, thành tiến sĩ, không chỉ tiến sĩ thường, mà là giỏi, mà là khiến các giáo sư tiến sĩ dạy mình nhất loạt gọi sư phụ.

samedi 31 août 2024

Lê Học Lãnh Vân - La Belle et la Bête hay tiến sĩ và xàm tăng


Cô hoa hậu nói về đọc sách, vì câu nói đó mà không ít người chê bai cô. Đọc sách có cả trăm đường đọc, phần tôi, tôi không dám có ý kiến!

Buổi sáng thứ Bảy, dưới vòm cây, đọc báo thuật lại lời cô hoa hậu nói, nhìn hình cô rất duyên dáng và ăn ảnh, tôi mỉm cười lâng lâng, nâng chiếc tách màu sáng ngà sánh nước da với cà-phê đen so màu tóc…

Rồi lại nhớ tới cờ-líp của thầy tiến-sĩ-hai-năm mà mảnh bằng tốt nghiệp cấp phổ thông của thầy đang như bóng chim tăm cá, thiên hạ không biết đâu mà tìm.

mardi 20 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.

mercredi 14 août 2024

Mai Bá Kiếm - Lá thư đô thị…phi !


Thư trước Hoàng* gửi cho tôi, nhằm ngày thi bổ túc nên tôi chưa trả lời. (* GS Hoàng Chí Chóe).

Hôm nay toang hết rồi, Việt nào có ghi danh, không bằng thi bổ túc.

Hoàng ơi, bọn mình "nghiên cứu sinh" ma,

lundi 15 juillet 2024

Nguyễn Xuân Diện - Bảy lần bẻ ghi của Đại học Luật Hà Nội trong vụ Vương Tấn Việt


Việc tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019, có dấu hiệu Đại học Luật Hà Nội (ĐHLHN) liên tục “bẻ ghi” nhằm mục đích tạo điều kiện để ông Vương Tấn Việt (VTV) được công nhận nghiên cứu sinh đợt này.

Trong đó có những vi phạm của chính quy định 261/QĐ-ĐHLHN ngày 24/1/2019 của ĐHLHN (“QĐ 261”).

1. “Bẻ ghi” lần thứ nhất

dimanche 14 juillet 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Giáo sư Hoàng Chí Bảo quay xe khét lẹt với Tiến sĩ Vương Tấn Việt

 

Hoàng Giáo sư vừa khẳng định không thân thiết và không liên quan đến việc hành đạo của Vương Tiến Sĩ.

Và rằng thì mà là được trường Luật mời đến ngắm nghía ve vuốt cái lễ bảo vệ của vị tiến sĩ đang bị nghi ngờ chưa tốt nghiệp cấp 3 này mà thôi.

Vậy là mới hôm nào những lời có cánh như thầy có cái tên pháp danh đẹp và ý nghĩa lẫy lừng lẫn tên thật đẹp lừng lẫy, cảm ơn cuộc đời đã có sự hiện diện của thầy vinh dự vinh hạnh thế lọ thế chai, chỉ là những lời ong bướm à?

samedi 13 juillet 2024

Nguyễn Tiến Tường - Những giáo sư Đại học Luật Hà Nội!


Trong bất kỳ xã hội nào, cử nhân luật luôn là một tấm bằng danh giá. Để được vào trường luật, sinh viên phải đấu chọi dành giật từng 0,25 điểm với hàng vạn người khác.

Để được làm cử nhân là nhiều năm dùi mài đèn sách, có cả sự hy sinh của mẹ cha gia đình. Để có tấm bằng đỏ, nhiều người phải hy sinh cả quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp. Để có tấm bằng tiến sĩ luật, có khi phải hy sinh hơn nửa cuộc đời.

Các giáo sư trao hàng loạt tấm bằng đỏ cho những kẻ chuyên tụng kinh gõ mõ trong chùa ra, trong một khóa học bì bõm ngắn hạn giữa dịch cô vít. Đó là một hành động chà đạp khát vọng của bao thế hệ sinh viên, phỉ báng cả ngôi trường cho các vị danh vọng bao năm qua, phỉ báng cả niềm tin của xã hội vào ngành luật và hệ thống giáo dục.

lundi 8 juillet 2024

Mai Quang Hiền - Chân Quang và bước đi chiến lược!


Dân mạng đang râm ran vì nghi vấn cái bằng cấp 3 bổ túc của anh Việt là giả.

Nhiều người được thể hả hê, xỉ vả, kiểu như: đã học ngu lại còn đòi làm tiến sĩ.

Còn tôi thì lại nhìn thấy sự tài tình vĩ đại của một bậc Chuyên Tu thông qua chiến lược chọn bằng cấp của ngài.

dimanche 7 juillet 2024

Thái Hạo - Lương tâm của những người dạy và học luật ở đâu ?

 

Trước sự việc nghiêm trọng về luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang mà cả xã hội đang lên tiếng và cực kỳ lo lắng về chất lượng nền giáo dục.

Lúc này, một trong những điều thắc mắc lớn nhất của tôi, là hơn 300 giảng viên và hơn 15 nghìn sinh viên, học viên của trường Đại học Luật Hà Nội, đã có ai lên tiếng công khai và dõng dạc, đòi hỏi một sự minh bạch và yêu cầu xử lý rốt ráo vấn đề hay chưa?

Trong giới hạn tiếp xúc của mình, cá nhân tôi chưa gặp trường hợp nào như thế. Và nếu quả tình đã không một ai trong số hơn 15 nghìn người cả giảng viên và sinh viên của một trường đại học lớn đang đào tạo những nhà làm luật và thực thi luật pháp cho đất nước mà có thể im lặng được trước sự việc hệ trọng này, thì đó mới là điều đáng sợ và đáng lo nhất.

vendredi 5 juillet 2024

Thái Hạo – Hai người thầy và chuyện tiến sĩ tốc hành

"Đại ca" tóc trắng trong hình là thầy tui, thầy Hoàng Dũng. Hơn 10 năm trước, tụi tui học ở Huế, thầy ra dạy 2 chuyện đề liên quan đến Âm vị học, chắc mười mấy ngày, xong đứa nào cũng xanh lè, vì khủng hoảng! Mấy đứa con gái bảo nhau, nếu muốn giảm cân thì tìm thầy Dũng mà học!

Đi chơi với thầy rất vui, nhưng học thì ôi thôi, "khổ" không nói hết. Cách đây vài năm vào Sài Gòn chơi, ghé thăm thầy, hỏi nay thầy còn hướng dẫn làm tiến sĩ nữa không, thầy bảo có.

Rồi thầy nói, có một đứa đang làm với thầy đây, mà hai hôm nay gọi cho nó không được. Tôi hỏi thầy vì sao. Thầy bảo chắc nó sợ, vì mình hỏi bài nó quá, trốn luôn rồi! Tôi lại hỏi thầy, có ai làm với thầy mà đứt gánh giữa đường không. Thầy bảo có chứ, không làm nổi thì đành chịu, mình cho nó qua thì hại cho xã hội.

dimanche 30 juin 2024

Bùi Xuân Đính - Từ vụ án trường thi thời Lê-Trịnh, nghĩ về vụ "tiến sĩ nhảy cóc Vương Tấn Việt"

A.Từ các vụ án trường thi thời Lê - Trịnh

Thi cử là biện pháp chính để tuyển chọn đội ngũ quan lại cho Nhà nước phong kiến.Đi học, thi đỗ để ra làm quan là con đường tiến thân chính.

Không chỉ mong được “đổi đời” cho bản thân, mang vinh quang về cho gia đình, dòng họ và cho cả làng xã của nhiều người; mà còn là ước vọng, hoài bão được “thi thố với đời”, được “lập thân, lập công, lập ngôn, lập đức”, để góp phần “trị quốc bình thiên hạ” của biết bao kẻ sĩ.

Vì vậy, xưa kia, phần đông học trò khắc phục khó khăn, thiếu thốn, miệt mài đèn sách trong học tập, mang tinh thần và ý chí “quyết thắng” khi đi thi. Họ là những người “học thật, thi thật, để trở thành tài thật”, hay bằng cấp, học vị của họ sánh cùng tài đức. Và, với trách nhiệm chọn ra được những người đỗ đạt thực tài, phần đông các vị quan được cử làm nhiệm vụ ở các kỳ thi đều nghiêm khắc với việc thi cử.

samedi 29 juin 2024

Phạm Lưu Vũ - Tiến sĩ, lại tiến sĩ


Cái bằng “Tiến sĩ” luật của ma tăng Vương Tấn Việt thì rõ rồi. Việc ấy càng chứng tỏ gã ma tăng này là một con trùn kinh tởm, trong bụng con sư tử Phật giáo.

Nhưng còn một “tiến sĩ” nữa, tiến sĩ Phật học hẳn hoi, hiện một mình đang trụ trì tới bốn ngôi chùa lớn, từ Nam ra Bắc.

Và nhiều chức vụ quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Phó Trưởng Ban Trị sự, kiêm Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế. Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM. Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trụ trì chùa Giác Ngộ (Sài Gòn), chùa Quan Âm Đông Hải (Sóc Trăng), chùa Tương Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa).

Nguyễn Tường Minh - Hứa không viết về ông Thích Chân Quang, nên viết về ông tiến sĩ Vương Tấn Việt

 

Ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa học vừa làm tại Đại học Luật Hà Nội năm 2019. Hai năm sau, 2021, ông ấy đã là tiến sĩ luật do chính đại học này cấp lai sần.

Chỉ trong vòng 2 năm vừa học vừa làm vừa hàm vừa lọc, ông Việt đã nhảy cóc từ cử nhân qua thạc sĩ lên tiến sĩ.

Đề tài tiến sĩ của ông Việt là "nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam", ghê chưa ghê chưa ghê chưa!

Nguyễn Thông - Lỗi ải lỗi ai

Vụ bằng-học vị tiến sĩ cấp tốc kiểu học tại chức của "nghiên cứu sinh" Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang), có người bảo rằng đương sự Việt không có lỗi, mà do cơ chế.

Mẹ kiếp, xứ này bất cứ thứ gì bốc mùi đều đổ cho cơ chế. Mà cơ chế, ai cũng biết, do con người, do nhà cai trị sinh ra.

Nếu Việt không có lỗi thì đích lỗi do Trường đại học Luật Hà Nội. Điều này quá rõ, thế mà họ (tinh dững giáo sư tiến sĩ, gà sống thiến sót) cãi lấy được. Cứ như giãi bày của hiệu trưởng giáo sư tiến sĩ tổng quản thì trường không có lỗi, mà lỗi do quy định được Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành.

vendredi 28 juin 2024

Nguyễn Danh Huế - Một số băn khoăn


Đoạn clip dưới đây là trích phần giới thiệu về nghiên cứu sinh trong lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của Vương Tấn Việt.

Theo thông tin trên clip (lấy từ kênh YouTube Chùa Phật Quang) thì thư ký hội đồng là tiến sĩTrần Thị Hiền, giảng viên cao cấp. Có mấy câu hỏi đặt ra như sau:

1. Tại sao thư ký hội đồng khi giới thiệu nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt phải gọi là “sư phụ” và phải cúi rạp xuống chào nghiên cứu sinh? Tại sao thầy cô phải gọi học viên là sư phụ và phải cúi chào? Làm như thế có phù hợp với môi trường giáo dục không?