Affichage des articles dont le libellé est Trần Hoài Thư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trần Hoài Thư. Afficher tous les articles

mercredi 12 juin 2024

Trần Trung Đạo - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư

Hôm 8 tháng 6 năm 2024, tôi và anh Lê Đình Thành, một người bạn của nhà văn Trần Hoài Thư, lái xe từ Boston xuống New Jersey để tiễn đưa nhà văn. Anh nằm trong quan tài trắng đơn giản, màu da nám đen sau cơn bệnh cuối cùng.

Anh ra đi để lại hai bộ sách Văn Miền Nam Trong Thời Chiến, Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, nhiều tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam Cộng Hòa anh đã sưu tập được trong suốt gần 20 năm, và nhiều tác phẩm văn thơ khác của riêng anh. 

Từ nhà anh lên đại học Cornell chỉ đi và về thôi đã mất 10 tiếng đồng hồ. Vào mùa đông còn xa thăm thẳm nhưng anh đã đo đoạn đường này không biết bao nhiêu lần. Ngoài đại học Cornell, anh còn đến đại học Yale, cách nhà ba tiếng lái xe. Anh kể với nhà văn Trần Doãn Nho “Thư viện [đại học Yale] là một ngôi lầu rất cao. Có lần tôi đang ở tầng cao nhất thì chuông cứu hỏa báo động. Thang máy ngừng chạy. Chỉ một mình tôi chạy bộ xuống lầu. Và khi xuất hiện, bà xã tôi đứng đợi ở đó, khóc vì quá mừng!”

Dương Công Quan - Ra biển gọi thầm


DCQ : “Ra biển gọi thầm“ là tựa đề tập truyện ngắn của nhà văn Trần Hoài Thư kể lại chuyện tình không thành của một cặp trai gái, bởi vì người con gái đó đã bị biển cướp đi sinh mạng trong một chuyến vượt biên. Suốt 18 năm, cứ đến ngày người con gái mất, chàng trai đều ra ngồi với biển để tưởng nhớ và gọi thầm tên nàng. Bài thơ phía dưới là của Quan Dương cảm tác sau khi đọc câu chuyện đó.

RA BIỂN GỌI THẦM (1996)

Bin tĩnh lng sóng gi đu lên sóng

Gi tên em. Tôi khe kh gi thm

Mn git l nh tan lòng bin rng

Khi u tình hôi hi đã bao năm

Nui dĩ vãng lũ còng con se cát

Tôi nui em se tht trái tim su

mardi 28 mai 2024

Nguyễn Tấn Cứ - Kính tiễn anh, nhà văn Trần Hoài Thư


Năm 1972 tôi có đọc đâu đó một truyện ngắn của Trần Hoài Thư với một cái tựa cực kỳ mơ mộng “Bay theo mùa chim đổi xứ“.

Truyện viết về một người lính đang trên đường về thăm người yêu, trên một đoạn đèo hoàng hôn hoang vắng. Bỗng nhiên anh cảm thấy dưới kia là vực sâu sương mù nắng vàng quá đẹp, đẹp đến nỗi anh nhấn ga và chiếc jeep lao đi mất hút .

Chắc là anh đã tới thiên đường để quên đi cuộc chiến tranh điên loạn. Một cuộc chiến mà chỉ một tay “thám kích“ như anh mới cảm nhận được. Một cuộc chiến nồi da xáo thịt chỉ có người trong cuộc mới cảm thấy đau thương, muốn chạy trốn muốn rời đi để đến một nơi nào đó hoang vu không có dấu chân người, không còn đạn bom vung vãi thịt da buồn.

Dương Công Quan - Nhà văn Trần Hoài Thư đã từ giã bạn bè

Hai ngày trước huynh trưởng Lê Hoàng Viện khóa 5/68 Thủ Đức, tức nhà văn Lê Cần Thơ từ bên Houston báo tin cho biết là sau khi chị Nguyễn Ngọc Yến mất thì nhà văn Trần Hoài Thư ngã bệnh nặng lắm sợ không qua khỏi.

Theo bác sĩ thì quỹ thời gian dành cho anh Trần Hoài Thư vài ngày nữa thôi là cạn kiệt. Dẫu biết là như thế nhưng tôi vẫn thầm hy vọng và cầu nguyện, dù tia hy vọng vô cùng mỏng manh. Những lời cầu nguyện đó không được đáp ứng nên sáng nay nghe tin anh Trần Hoài Thư đã đi theo chị Yến rồi. Tôi bàng hoàng không tin là anh đã đi nhanh như thế nên tôi đã hỏi anh Lê Hoàng Viện để xác nhận lại. Sự thực vẫn là sự thực dù không muốn tin. Buồn ơi là buồn !

Nhớ đến anh thì không thể không nhớ đến lần đầu tôi gặp anh ngoài đời cách đây 53 năm tại Quân Y Viện Ban Mê Thuột trong thời chinh chiến. Năm 1971 tôi bị thương được đưa về đây điều trị. Giường bên cạnh là một trung úy của sư đoàn 23 với cặp kính cận dày cộm có sợi dây thun buộc phía sau. Đó là trung úy Trần Quí Sách tức nhà văn Trần Hoài Thư. Thế là hai người quen nhau.

Nguyễn Trọng Khôi - Vĩnh biệt nhà văn Trần Hoài Thư


Nghe chưa hết tin nhà văn Trần Hoài Thư bị hôn mê, thì đã nghe anh qua đời.

Thôi thì như thế bớt nhọc nhằn cho anh. Hơn 10 năm chăm sóc chị Yến vợ anh liệt giường. Sống cô độc tại ngôi nhà nhỏ bé ở góc bang New Jersey, cặm cụi dưới tầng hầm để thực hiện thủ công những cuốn Thư Quán Bản Thảo rồi phát không cho mọi người.

Một công việc bền bỉ không một chút lợi nhuận, không một lúc chiều chuộng cho thân xác nghỉ ngơi. Chỉ mong truy tìm cho đủ, lưu trữ và quảng bá lại toàn bộ nền văn chương Miền Nam. Không trông chờ sự cổ vũ hay khen ngợi từ các bạn văn nghệ, chỉ chuyên cần làm việc vì tấm lòng.

Trần Trung Đạo - Ra biển gọi thầm

(Kính tiễn nhà văn Trần Hoài Thư)

Ta ra bin gi thm tên đt nước *

 Gi quãng đi chìm khut gia cơn mê

 Đng đi ta ơi, ai còn ai mt

 Bao người đi và bao k không v

 Hai mươi năm buc xa ri áo trn

 Ta hóa thân làm mt gã hc trò **

           Sách v áo cơm sáng chiu ln đn

 Trên lưng đi phng nng vết âu lo