Affichage des articles dont le libellé est Trần Long Ẩn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trần Long Ẩn. Afficher tous les articles

dimanche 29 décembre 2019

Lưu Trọng Văn - Nghi lễ của Nhân Dân


Đồng chí Trần Long Ẩn, chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TP.HCM, trưởng ban tang lễ đọc điếu văn. Mỗi lần nhắc đến tên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là kèm thêm Giải thưởng Hồ Chí Minh để khẳng định và chằm chặp lôi kéo ông nhạc sĩ này là người của đảng, người của cách mạng.

Khi đồng chí Ẩn nói: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nghe theo lời khuyên của N nhạc sĩ Lưu Hữu Phước "tránh xa tụi Nhân văn ra ", và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã chỉ say sưa sáng tác ca khúc ngợi ca...Gã đang sụt sịt bỗng bật... cười.

Cười vì thương cho ông bạn Trần Long Ẩn một thời chịu chơi với Dân lắm, giờ không hiểu nghễnh ngãng thế nào lại nói trật lất chuyện của Dân vậy.

samedi 30 novembre 2019

Tâm Chánh - Trò ngáo phò chính thống


Thực ra thì những Trần Long Ẩn, Nguyễn Đắc Xuân... đã từng là kiểu nhân cách chính thống của hệ thống đào tạo con người mới.

Ở một xã hội mà mỗi góc sống của nó đều được tưởng tượng thành mặt trận, thì chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, như ông Ẩn, ông Xuân.., làm sao có được hạnh phúc nếu không đấu đá?

Nhưng thời cuộc đã ở vào thời thế khác, người ta gọi là đổi mới.

samedi 16 novembre 2019

Lê Học Lâm - Tám chuyện về Trần Long Ẩn



1. Chuyện Trần Long Ẩn đang chạy chọt giải thưởng Hồ Chí Minh, cũng nghe râm ran trong giới. Nay trong cuộc họp giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, nhạc sĩ Trần Long Ẩn phát biểu: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa”.

2. Biết anh nổi danh trong giới vì nghệ thuật chuyên đi dưới gầm bàn, nên khá bất ngờ vì công khai phát ngôn phi logic. Nếu trước đây vài chục năm, anh Ẩn phát ngôn thời Lê Duẩn thì phù hợp. Bất kỳ phát ngôn nào cũng phải phù hợp với ngữ cảnh, với điều kiện kinh tế xã hội. Mà anh lại phát ngôn ngay trước Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chớ.

3. “Gừng già gừng càng cay” nhưng đó là gừng và anh không phải gừng. Với con người, tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp và tư duy càng phân liệt. Năm nay, anh đã trên 75 hay 77 gì đó, bởi anh nhiều giấy khai sinh. Nhưng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, anh đã qua thất thập rồi.

Đặng Bích Phượng - Đôi khi phủ nhận người khác, là tự diệt mình



Thời còn chiến tranh, nhà em có cái đài Xiongmao. Khi ko có ai, nhà em ghé sát tai vào đài, vặn thật nhỏ, dò tìm đài "địch", chỉ để nghe các bài hát "nhạc vàng". 

Dò khó lắm, rất ít khi tóm được đài địch, lại còn sợ bị mắng khi bị bắt quả tớm ấy chứ. Khổ, có nghe được rõ đâu? Sóng kém, nghe cứ lẹt xẹt suốt mà vẫn cố.

Hồi đó cứ nghe mãi kiểu nhạc khúc quân hành, nghe nhạc vàng nó làm tâm hồn mình mềm lại, xao xuyến lắm. Cùng là chiến tranh, một bên cứ phải lên gân lên cốt, còn một bên thì cứ da diết, buồn thương.

vendredi 15 novembre 2019

Trần Trung Đạo - Trần Long Ẩn, con sâu đo trên cành lá mục


Sài Gòn trước 30-4-1975 có một phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Những nhạc phẩm của phong trào này được viết bởi những nhạc sĩ trẻ có lòng yêu nước rất ngây ngô, khờ dại.

Trong giảng đường đại học, trong sân trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân Sài Gòn, dọc hành lang cư xá sinh viên Minh Mạng, tiếng hát của ước mơ “hòa bình thống nhất độc lập tự do” vang lên. Phần lớn không biết chiếc bánh “hòa bình thống nhất độc lập tự do” sẽ là màu gì hay tròn méo ra sao.

Bên cạnh các nhạc sĩ có căn bản nhạc lý vững vàng như La Hữu Vang với “Tổ quốc ơi ta đã nghe” cũng có những người đang tập kẻ những khung nhạc lần đầu như Trần Long Ẩn với “Người mẹ Bàn Cờ”.

Tạ Duy Anh - Đừng chửi nữa, các bạn


Nhiều người chửi ông ĐXD, ông TLA, ông MQL quá trời, vì những gì các ông ấy nói và viết.

Những gì các ông ấy nói và viết tất nhiên đều rất đáng để bạn buông lời tục tĩu, nếu không sợ phí lời. Vì nó dối trá, nịnh bợ, tầm thường, xúc phạm văn hóa, chia rẽ dân tộc, phỉ báng lịch sử và…có động cơ rất xôi oản.

Chỉ những ai tâm thần, hoặc hoàn toàn không có tí tài vụn nào, thì mới nghe và tin lời của họ. Còn lại, nói như đại thi hào Gớt: Đến chó cũng không mong điều đó.

Nguyễn Chính - Thư ngỏ gửi nhạc sĩ Trần Long Ẩn


Anh sinh năm 1944, lớn hơn tôi hai tuổi, nên theo phép lịch sự tôi gọi bằng anh. Xét về tuổi tác thì chúng ta có thể tạm gọi là “đồng thế hệ” nhưng không phải là “đồng chí” vì chúng ta không cùng chí hướng.

Về giáo dục, chúng ta được đào tạo từ nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng về chí hướng thì năm 1972 anh rời Sài Gòn để vào vùng giải phóng.

Anh ra đi bí mật đến nỗi mẹ anh ở Bình Định cũng không biết anh đi đâu. Mẹ anh đã tốn nhiều công sức, thời gian và kể cả tiền bạc đi tìm đứa con trai đi biệt tích, nhưng chẳng thấy tăm hơi. Sau ngày “giải phóng”, hai mẹ con mới gặp lại nhau.

jeudi 14 novembre 2019

Lê Thiếu Nhơn - Tuổi già ham hố


Tại cuộc họp giao ban Hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nhân dịp có mặt Bí thư Thành ủy TPHCM - Nguyễn Thiện Nhân, ông Trần Long Ẩn đã tranh thủ cơ hội để phô diễn lập trường. Khổ, khi báo chí tường thuật lại, thì ông Trần Long Ẩn bị ném đá tơi bời.

Đặc biệt, trên Facebook Trần Đình Thu liên tục có ba "tút" chửi ông Trần Long Ẩn lên bờ xuống ruộng. Có thêm sự phụ họa của đội ngũ comment, thì ông Trần Long Ẩn te tua xác pháo. Tội nghiệp thân già lâm nạn!

Xưa nay, miếng thịt vẫn là miếng nhục ! Xưa nay, mấy ai muốn nuôi loại chó không biết sủa ! (Nếu chó không biết sủa thì nuôi mèo cho lành !).

Từ Thức – Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh


Gần một nửa thế kỷ, sau ngày ‘’giải phóng’', mà vẫn chưa xóa bỏ nổi, quả thực văn hoá miền Nam độc hại thiệt. 

Mặc dù cấm đoán, kiểm duyệt, đe dọa, dân vẫn nghe nhạc vàng, hát nhạc vàng hơn là nhạc không độc hại của ông này. Đau thật. 

Mặc dầu đã đốt sách, đã bỏ tù, đã hành hạ, đã bức tử các văn nghệ sĩ, ngày nay người ta vẫn moi văn thơ trước 75 ra đọc, hơn là ngồi tụng niệm Nguyễn Phú Trọng Toàn Tập, Nông Đức Mạnh Toàn tập. Ức thật. 

Trần Đình Thu - Khi ma quỷ cũng là nhà nghệ thuật


Ông nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốn có thật nhiều chương trình « chống phản động » và muốn dẹp nhạc Việt Nam Cộng Hòa.

Thời sinh viên tôi mê bài hát “Một đời người một rừng cây” của Trần Long Ẩn, nhưng bây giờ thì tôi muốn phát ói mửa khi nghe tên ông ấy. 

Tôi vừa đọc vừa muốn ói trước phát biểu của ông ta trong cái hội đồng mang tên “Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật TP.HCM” mà ông ta là thành viên. Những cái hội đồng chỉ tiêu xài thuế máu của nhân dân là giỏi. 

Đoàn Bảo Châu - Cảm ơn một con bò đỏ biết chút ít âm nhạc


Chúng ta cùng luận về những lời phát biểu của mấy vị có trình độ lý luận này nhé. 

Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên nhận định sáng tác văn học, nghệ thuật đang xuống thấp một cách không tưởng. “Tàu Trung Quốc vào Biển Đông như thế, đáng lẽ ít ra phải có một bản nhạc nào đó nói lên lòng yêu nước, khí phách của dân tộc chứ. Tôi muốn nói về văn nghệ sĩ, không ai xúc động, không ai làm cả”, ông nói.

Cái này ông Liên nói đúng. Văn nghệ sĩ ở Việt Nam vốn là những con gà đẻ tác phẩm theo chỉ đạo. Thời kỳ sự chỉ đạo ấy hợp với lòng người, những quả trứng có chút giá trị, có chút cảm xúc của người sáng tác. Nhưng khi sự chỉ đạo đã trở nên quá khiên cưỡng, lòng người sáng tác sẽ trơ, sức sáng tạo không còn và họ trở nên vô cảm.