Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

vendredi 20 décembre 2024

Hải Trần - Nếu câu chuyện xảy ra ở miền Nam ?

 

Có bao giờ bạn gặp tình huống vô quán ăn uống hoặc mua đồ xong rồi mới phát hiện quên mang theo tiền không ?

Tôi nghĩ chắc ai cũng đã từng ít nhất một vài lần trong đời rơi vào hoàn cảnh này.

Trong tình huống đó, thường thì chủ quán hoặc là người bán hàng sẽ nói :

- Thôi không sao đâu, bữa nào ghé lại đưa cũng được mà.

mardi 17 décembre 2024

Võ Xuân Sơn - Giấc mơ con

 

Hôm nay, đọc được bài của một anh nào đó, hình như là KOL, chắc là ngoài ngoải.

Anh ấy có một ước mơ cháy bỏng, là tầm nhìn của các nhà quản lý giao thông phải xa… 100 năm, để anh ấy có thể bon bon đi trên cao tốc từ Hà Nội đi Hải Phòng mà không phải sử dụng đến thắng.

Mặc dù bây giờ anh ấy đang chạy với tốc độ 120 km/h, nhưng cứ phải lách qua lách lại, nó không được sướng như cái hồi mình anh một cao tốc. Rồi cái vành đai 4 nào đó, chỉ có mỗi 10 làn xe, thì tầm nhìn của các nhà quản lý giao thông ngoài ngoải là ngắn, quá ngắn.

jeudi 5 décembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Vì đó là …Hữu Loan, Dzũng Chinh

Những năm tháng sau biến cố 1975, có một người đàn ông trung niên hốc hác, xác xơ trong bộ đồ bộ đội Bắc Việt xuôi Nam trên chuyến tàu lửa Bắc Nam.

Trên sân ga buồn, như nỗi buồn thời hậu chiến, ông chợt thấy một người đàn ông bị cụt chân, trong bộ đồ lính miền Nam cũ kỹ, ôm cây đàn hát một bài hát buồn não lòng:

"Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai. Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về…”.

mardi 3 décembre 2024

Trần Trung Đạo - Ai « ăn mày dĩ vãng » ?

Giới thiệu: Trong một bài viết ngắn trước đây trên Facebook, tôi giải thích lý do viết khá nhiều cho các thế hệ Việt Nam sinh ra sau cuộc chiến.

Tôi viết để hy vọng sáng mai đây khi bước ra đường, các em sinh ra và lớn lên ở miền Nam sẽ nhìn người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết chuỗi ngày tàn bằng cặp mắt khác hơn.

Các em, thay vì bước nhanh như hôm qua, sẽ ngồi xuống bên cạnh người lính miền Nam tàn phế kia và nghe ông kể lại những chặng đường bi tráng mà ông và đồng đội đã trải qua. Từ đó các em sẽ hiểu ra rằng cha chú các em đã sống và chiến đấu trong cuộc chiến tự vệ đầy chính nghĩa mà họ không có chọn lựa nào khác. Các em sẽ lớn lên trong tự tin và hy vọng thay vì mặc cảm “tội ác ba đời” mỗi khi đọc lại lý lịch mình.

mardi 26 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Không bao giờ... xóa nổi đâu anh

 

Ca Nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, ngoài việc là một Hạ sĩ quan Tâm lý chiến Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông còn là tác giả của hàng trăm ca khúc viết về người lính chiến và những tình cảm của họ trong đời quân ngũ và cuộc sống.

Trong số những tình khúc về lính, nhạc phẩm Không bao giờ ngăn cách được Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1963, phản ánh tình cảm của anh lính chiến và người yêu sau những ngày được nghỉ phép ngắn ngủi và trở về đơn vị.

Cũng như những nhạc phẩm khác, người lính vẫn có những tâm tư thuần chất "người", chứ không phải như đã từng bị mô tả ngược lại. Ai nghe mà không từng da diết:

dimanche 24 novembre 2024

samedi 23 novembre 2024

Nguyễn Thông - Đinh Thế Huynh (2)

 

Nhắc tới Thành cổ Quảng Trị 1972 mùa hè đỏ lửa, giới nghệ sĩ có hai nhân vật nổi danh gắn với nó, là bác Lê Duy Ứng họa sĩ và bác phó nháy (chụp ảnh) Đoàn Công Tính. Họ cận kề ranh giới sống chết, để lại cho đời những tác phẩm chân thực.

Hồi lâu rồi, tôi đến chơi nhà Vũ Trường Thành (ở Hải Phòng), ngó thấy trên tường bức tranh sơn dầu rõ to về chiến trường Quảng Trị 1972, góc dưới có chữ ký của Lê Duy Ứng. Thành bảo lão í mới tặng tao, còn tao chỉ trả bằng mỗn tô bánh đa đỏ bà xã nấu.

Tôi chả hiểu gì về tranh triếc nhưng cũng ra vẻ tấm tắc, lại còn bảo ông Ứng mà chết, mày cứ đem cái tranh này bán đấu giá, có khi tiền còn nhiều hơn bán căn nhà cấp 4 ni. Thành cười, xưa nay mày đ*o nói được câu nào ra hồn nhưng lời vừa rồi thì chính xác.

mardi 19 novembre 2024

Đặng Đình Mạnh - Họ đã biết gì về các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền?

 

Miền Bắc, tính từ năm 1954 sau Hiệp Định Genève, tại vùng ranh giới vĩ tuyến 17 trở lên là lãnh thổ do Cộng Sản cai trị.

Suốt từ thời điểm ấy cho đến nay đã là 70 năm.

Trong suốt thời gian đó, hoặc nói khác, người dân nào có tuổi đời chưa quá 70, thì chưa từng một ngày nào họ được hưởng các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền trong cuộc đời của mình.

mardi 5 novembre 2024

Bùi Chí Vinh - Một tấm hình trơ trẽn


Ngy to mt tm nh

Nói rng Sài Gòn

Dân Vin Đông Hòn Ngc

Ngó vô hết hn luôn

Kéo cày quá tang thương

Đu chít khăn m qu

lundi 30 septembre 2024

Nguyễn Thông - Chuyện rửa chân đi ngủ


Đọc báo sáng nay thấy tin gió mùa đông bắc (người quê tôi gọi là gió bấc) đã về. Chợt thương bà con ngoài ấy vừa chịu nạn bão số 3 và lũ lụt, tan nát nhà cửa, mất cả quần áo chăn màn sắp đối mặt với cái rét. Thương lắm. Mình nghèo, không giúp gì được người nghèo, tủi thân.

Đang bị đau, cũng chả thể viết gì, nhà cháu đưa lại bài đã biên cách nay gần chục năm.

Thời hoa niên của những đứa trẻ nghèo trôi qua trong nghèo đói và chiến tranh thường đầy những chuyện buồn. Có những lúc muốn rứt phắt ra, không nhớ nữa, không cho nó nằm trong đầu nữa mà chả được. Có lẽ chúng đã ăn vào từng tế bào não mất rồi.

jeudi 19 septembre 2024

Nguyễn Dân - Đài phát thanh truyền hình Hà Nội không có quyền hạ nhục người khác

Câu chuyện ca sĩ Ưng Hoàng Quốc, Quế Vân cùng ê-kíp làm "từ thiện" ở Phúc Tân bị mọi người (chắc là người Hà Nội) bàn tán chê cười, đó là chuyện bình thường.

Vì trong cuộc sống mọi hành động, quan điểm của mỗi người khác nhau, đều chịu sự đánh giá của người khác, đặc biệt khi mình là người tương đối có tiếng.

Nhưng đài truyền hình Hà Nội lại không có quyền lên tiếng chỉ trích hạ nhục người khác, vì là một đài của nhà nước, ăn tiền của nhân dân. Việc của truyền hình Hà Nội là làm cái loa tuyên truyền. Nếu đứng ở góc độ nhà báo thì truyền hình Hà Nội chỉ có thể tường thuật lại sự việc trên tinh thần khách quan.

vendredi 13 septembre 2024

Tiểu Vũ - Chỉ trích cho đúng chỗ


Có gì mà mọi người xúm vô chửi vợ chồng Ưng Hoàng Phúc dữ vậy. Có lòng ra tận ngoài Bắc trao quà là quá quý rồi.

Ai đi từ thiện mà không chọn những vị trí đắc địa chụp vài tấm hình quay vài shot video để lên đưa mạng. Điều này rất bình thường. Có khi cái đứa chửi Ưng Hoàng Phúc mà nó đi từ thiện còn diễn sâu hơn, chụp nhiều hơn cũng có.

Còn việc trao quà ở quận Hoàn Kiếm cũng bình thường luôn. Từ trong Nam ra biết chỗ nào vô chỗ nào. Thà trao nhầm còn hơn bỏ sót.

mercredi 11 septembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Thiên tai ở miền Bắc


Bão Yagi và ngay tiếp sau là lũ lụt đã giáng một cú đánh cực mạnh vào miền Bắc Việt Nam, lộ rõ những yếu kém về phòng tránh và cứu hộ thiên tai tại khu vực này.

Vấn đề địa lý cũng góp phần làm sự thiệt hại tăng cao. Nếu cường độ đó Yagi vào miền Trung (từ đèo Hải Vân vào), thậm chí vào miền Nam thì tác hại cũng nhỏ hơn.

Miền Trung hệ thống sông ngắn, không liên quan đến Trung Quốc, núi cao và độ dốc lớn, lũ sẽ không lan rộng ở diện tích lớn và sẽ mau chóng rút ra biển.

lundi 9 septembre 2024

Trần Thanh Cảnh - Hậu Yagi

 

Tôi đã nói ngay lúc bão Yagi chuẩn bị đổ bộ vào đất liền miền Bắc: Hậu bão ở miền núi phía Bắc mới là vấn đề!

Bởi bản thân đã có nhiều năm sống ở vùng này, đã trải qua những mùa mưa rừng lũ núi khủng khiếp.

Tâm bão Yagi vào Quảng Ninh, Hải Phòng rồi lướt qua Hải Dương, Bắc Ninh tới Hà Nội, tan ở đó. Mây bay lên cao dồn hết lên núi Bắc, tây Bắc. Và trút mưa xuống. Thế là thảm họa...

Nguyễn Thông -Cơn bão đi qua (2)

 

Bão số 3 tan rồi nhưng nó để lại, đọng lại những điều khủng khiếp, trên đời thực và trong lòng người.

Rồi sau này những đứa trẻ bây giờ sẽ kể lại cho con cháu chúng nghe về trận bão năm Giáp Thìn 2024 từ ký ức khó phai nhạt. Những điều vui có thể dễ quên, chứ những bất hạnh, ghê gớm thì sâu đậm lắm.

Ông anh rể tôi, một nạn nhân cải cách ruộng đất, cứ mỗi lần anh em có dịp ngồi với nhau, anh ấy kể cha mình bị đấu tố và bắn thế nào, tôi có cảm giác từng giọt máu rơi lộp độp xuống bàn.

dimanche 8 septembre 2024

Nguyễn Thông - Cơn bão đi qua (1)

Trận bão Yagi, hay còn gọi bão số 3 (mỗi năm xứ ta thường bị 10 - 12 cơn bão lớn nhỏ, mà Yagi mới là số 3) hoành hành suốt một ngày qua, 07.09, ở đồng bằng Bắc Bộ.

Những nơi hứng nặng nhất gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, trong đó có những huyện đảo Bạch Long Vĩ, Vân Đồn, Cô Tô bơ vơ giữa trùng khơi. Chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Khủng khiếp, quá khủng khiếp.

Tôi may mắn (nói ra cũng ngại khi người khác phải chịu tang thương) sống trong Nam nên không bị gì, cũng không tận mắt chứng kiến. Nhưng từng giờ từng giờ theo dõi chuyện quê (Hải Phòng), nghe các em các cháu bất đắc dĩ làm người tường thuật, chúng kể lại mọi điều đã, đang và cả sắp xảy ra, thấy thương lắm, lo lắm.

samedi 31 août 2024

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (3)


Hôm nay, tôi lên tút kỳ tiếp theo chuyện về Hưng Yên, cứ vừa lên là bị "các cháu" nó gỡ, bảo rằng vi phạm. Mấy lần cả thảy. Chán, chả muốn đôi co với họ làm gì.

Thôi thì lên tiếp bài về đồng hồ, chẳng đụng chạm đến ai, còn nó quyết cho rằng ý đồ này nọ cũng đành chịu. Mạng miếc bây giờ đâu có hiền như ngày xưa.

Như đã kể ở bài 2, sau tháng 4.1975, hàng hóa lũ lượt trẩy về miền Bắc, trong đó có đủ loại đồng hồ. Những nhà bình dân, nhất là vùng nông thôn, lâu nay không sắm được đồng hồ, lúc này đã có thể mua chiếc đồng hồ để bàn hoặc treo tường cũ “made in” Nhật, Mỹ đàng hoàng. Người ta có thể cười vui vẻ thịt con gà trống mà không cần nghĩ ngợi lăn tăn gì bởi đã có đồng hồ coi giờ thay tiếng gáy của nó. Đám thanh niên, những tay chơi áo đại cán, mũ cối, dép nhựa Tiền Phong trắng giờ đây có thêm tiêu chuẩn cạnh tranh mới là phải có đồng hồ đeo tay.

dimanche 25 août 2024

Nguyễn Thông - Đội quân chủ lực bị bỏ rơi (4)

Tam nông. Nhà nước có quan tâm đến nông thôn không? Nói ngay, có. Ngay cả thời họ thực hiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp từ thập niên 60 đến 80 phá gần nát kinh tế nông thôn, thì bộ mặt nông thôn vẫn có thay đổi, nhưng rất chậm.

Vài con đường liên xã trải đá, mấy hàng cột điện, sân gạch hợp tác, mái ngói trại chăn nuôi, cấy chăng dây thẳng hàng (ba cô đi cấy chăng dây, ba cánh áo gụ này, ba cây súng trường). Cào cải tiến sục bùn, cày 51 thay cày chìa vôi, giống lúa mới nông nghiệp 4, nông nghiệp 8, phun thuốc trừ sâu DDT, 666, Vofatoc, bèo hoa dâu, phong trào làm phân xanh (dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá).

Máy tuốt lúa đạp chân (sân kho máy tuốt lúa, mở miệng cười ầm ầm), trạm bơm nước, nhà trạm xá, hố xí 2 ngăn, trường học cấp 1 cấp 2, vài hộ lên được nhà mái bằng cốt tre, sáng trưa vang tiếng kẻng đi làm, tối đốt đèn măng xông ở sân hợp tác để chia thóc chia rơm…

jeudi 22 août 2024

Lê Diễn Đức - Tình người ở Sài Gòn

Tôi vẫn rất nhớ những năm 80, nghèo lắm, lương ba cọc ba đồng mà không có thu nhập gì thêm. Những quán ăn, quán cà phê vỉa hè là những nơi “cứu tinh” khi không có tiền trong túi, vì có thể ăn uống ghi sổ nợ.

Mỗi khi “trúng mánh”, hay đến kỳ lãnh lương thì lập tức thanh toán ngay để giữ uy tín. Nhưng cũng có khi để nợ tới cả một hai tháng! Mình kẹt tiền ghi sổ nợ là chuyện thường, đáng nói ở đây chủ quán là những người thuộc tầng lớp lao động nghèo!

Hồi đó chỉ mua một hai điếu thuốc Samit, 555, mua 6 điếu trở lên thì xin cái hộp đựng để nếu có mời ai đó cho oách!

mardi 20 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.