Affichage des articles dont le libellé est Ngô Đình Nhu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngô Đình Nhu. Afficher tous les articles

jeudi 2 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (3)

 

Kỳ 3: TỔNG THỐNG VÀ BÀO ĐỆ BỊ SÁT HẠI TRONG NGÀY LỄ CÁC LINH HỒN 2-11

Có nhiều đánh giá khác nhau, tranh cãi về công, tội của nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm; đúng sai của cuộc đảo chính… Đó không phải là chủ đích của loạt bài này như đã nói từ đầu: “Tôi không viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ”.

Nhưng có một thực tế khó ai phủ nhận: Đây là thời kỳ phát triển hoàng kim của miền Nam trước 1975, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục… lẫn nền nếp, trật tự xã hội. Những thành quả, hình ảnh, tư liệu… của miền Nam trước 1975 hay được nhắc tới hiện nay thường nằm trong thời kỳ này. Và nó kết thúc vào sáng 2-11-1963, ngày lễ Các linh hồn của Công giáo.

Sáng sớm ngày 2-11, Tổng thống Ngô Đình Diệm rời nơi mình tạm lánh từ tối 1-11: một ngôi nhà xây thời Pháp của ông Mã Tuyên (một bang trưởng người Hoa ở Chợ Lớn) ở số 36A Đốc Phủ Thoại (nay là Vũ Chí Hiếu) đi dự lễ ở nhà thờ Cha Tam cách đó vài trăm thước.

mercredi 1 novembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp phát triển

 

Hôm nay là ngày 1/11/2023, tức là 60 năm ngày đảo chánh Tổng Thống (TT) Ngô Đình Diệm, phá tan Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa. Cũng là ngày báo hiệu sự bất ổn của Miền Nam bắt đầu.

Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963  xảy ra vào giữa trưa. TT Ngô Đình Diệm trong cơn nguy khốn vẫn giữ được thể diện của một người lãnh đạo quốc gia, tư cách tổng thống một quốc gia có chủ quyền, ông không tỏ ý run sợ và hạ mình với người Mỹ.

Hiểu rõ vấn đề, 4 giờ 30 chiều thứ Sáu 1/11/1963 TT Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, cuộc điện đàm chủ yếu thông báo và thăm dò ý kiến.

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (2)

 

Kỳ 2: ĐẠI SỰ BẤT THÀNH, NGÀY LỄ ĐẪM MÁU

Trong giới Công giáo, lễ Các thánh 1-11, lễ Các linh hồn 2-11 là lễ lớn. Nếu không có ngăn trở quan trọng, giáo dân buộc phải dự lễ. Cả Tổng thống Diệm lẫn ba vị đại tá đều là người Công giáo nhiệt thành khó bỏ qua việc này.

Thực tế sáng 2-11, ngay trong cơn dầu sôi lửa bỏng, thập tử nhất sinh, trước khi quyết định gọi điện thoại cho phe đảo chính báo nơi ẩn náu của mình, ông Diệm và em trai là ông Nhu vẫn bí mật dự lễ Các linh hồn ở nhà thờ Cha Tam.

Cuộc đảo chính của nhóm các tướng lĩnh, do tướng Dương Văn Minh cầm đầu, có lẽ đã tính toán cả chuyện này khi quyết định chọn ngày D cho cuộc đảo chính: 1-11-1963.

mercredi 10 novembre 2021

Bà Ngô Đình Nhu : Từ thời trẻ sôi động đến những tháng năm ẩn dật

Đôi lời: Thụy My đang nghỉ phép, nhưng tình cờ nhìn thấy trên trang RFI nhiều bạn đọc đang xem một bài viết cũ. Coi lại trên blog, hóa ra chưa đăng (lúc đó mới lập blog mà ôm đồm nhiều việc cho RFI nên rất nhiều bài không đăng lại trên blog). Xin rất cảm ơn các bạn đã quan tâm, và mời những bạn nào chưa xem đọc ở đây. 

mercredi 3 novembre 2021

Lưu Trọng Văn - Đã đến lúc đánh giá công bằng về hai nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu

 

Hôm nay theo lịch dương là ngày mất của cụ Ngô Đình Diệm. Rất nhiều bà con mạng tưởng nhớ tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

Gã chú ý bài viết của nhà văn Phạm Phú Thép ở quê bọ Quảng Bình:

"Năm 2002, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình có in cuốn "Quảng Bình nhân vật chí"do cụ Nguyễn Tú sưu tầm và biên soạn. Cấp phép xuất bản là Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình.

mardi 16 juin 2020

Hoàng Hải Vân - Trần Quốc Hương, người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại



Bài viết rất dài đăng trên trang Soha ngày 15.05.2020 nhân đám tang ông trùm tình báo cộng sản Trần Quốc Hương (Mười Hương). Tuy mang khẩu vị báo nhà nước, nhưng có nhiều chi tiết đáng chú ý.

1/ Người chỉ huy 4 lưới tình báo của trung ương và khối điệp báo chủ yếu của miền

Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) hoạt động cách mạng từ tiền khởi nghĩa, từng bị thực dân Pháp cầm tù, là cộng sự thân cận gần gũi cụ Hồ, tổng bí thư Trường Chinh và nhiều nhà lãnh đạo "khai quốc" khác.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Phó giám đốc Nha tình báo trung ương. Năm 1954, ông được cử vào Nam làm nhiệm vụ đặc biệt cùng với Xứ ủy Nam bộ tổ chức mạng lưới tình báo nhằm chuẩn bị thi hành hiệp định Geneve thống nhất đất nước.

Lưu Trọng Văn - Đối thoại, thêm bạn bớt thù, tại sao không?



Trần Quốc Hương, ông trùm tình báo Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp các nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt. Biết ông Hương là cộng sản thứ thiệt, chính Ngô Đình Nhu đã bay từ Sài Gòn ra Huế không phải để phỏng vấn tra hỏi mà để... đối thoại.

Sau cuộc đối thoại đó, Ngô Đình Nhu còn nhiều cuộc gặp Trần Quốc Hương để lắng nghe tiếng nói phía đối nghịch. Ông Nhu nói với ông Hương: tôi đang viết chính đề cho Việt Nam Cộng Hòa, tôi sẽ đưa một số ý kiến của anh vào.

Đó là những gì Trần Quốc Hương kể cho các nhà văn ở trại viết Đà Lạt, người ghi lại là Nguyễn Hồng Lam.

lundi 4 décembre 2017

Kỷ niệm 100 năm, Thư viện Quốc gia không treo ảnh cựu giám đốc Ngô Đình Nhu

Ông Ngô Đình Nhu
Theo FB Nguyễn Lân Thắng 03/12/2017: "Thư viện Quốc gia kỷ niệm 100 năm thành lập (27/11/1917). Trong bức pano đăng ảnh giám đốc thư viện 100 năm qua, đến phần ông Ngô Đình Nhu thì không dám bỏ không, nhưng chỉ đề tên - dù ảnh ông Nhu và những người khác kiếm có khó gì đâu...
 
Mời bạn đọc tham khảo một bài viết trên báo chí chính thống về việc ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Thư viện Quốc gia, chưa kể rất nhiều bài viết khác nữa về sự kiện này."