Affichage des articles dont le libellé est Đông Nam Á. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đông Nam Á. Afficher tous les articles

vendredi 22 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Đông Nam Á có thể nhờ Nhật Bản

 

Ông Fumio Kishida là vị thủ tướng ngoại quốc đầu tiên được mời đọc diễn văn trước quốc hội tại thủ đô Manila.

Lãnh đạo các nước Đông Nam Á họp ở Tokyo ngày Chủ Nhật kêu gọi gia tăng hợp tác kinh tế và hỗ trợ về an ninh; nhấn mạnh phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Ai cũng hiểu nhóm ASEAN ám chỉ các hành động lấn chiếm phi pháp của Cộng sản Trung Quốc trong vùng Biển Đông nước ta.

Thủ tướng Fumio Kishida đã triệu tập cuộc gặp gỡ để kỷ niệm 50 năm hợp tác giữa Nhật và ASEAN. Trước đó, ông Kishida đã đi thăm các nước trong vùng, thực hiện “Chương trình Hỗ trợ An ninh” của chính phủ Nhật.

vendredi 13 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Mở mặt trận Crimea để giải quyết vấn đề Crimea

 

1. THAY ĐỔI BỘ MẶT CHIẾN TRANH

Đại tướng Sergei Shoigu là Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga. Nhưng ông không phải là nhà quân sự. Bộ mặt quân sự Nga là Tổng tham mưu trưởng, đại tướng Valery Gerasimov.

Giai đoạn đầu chiến tranh từ ngày 24/02/2022, chỉ huy quân đội Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine là các tư lệnh quân khu. Nghĩa là để giải quyết Ukraine chỉ cần các quân khu. 

Nhưng liên tiếp thất bại về mục tiêu xâm chiếm  Ukraine,  ngày 08/10/2022 ông Putin đã phải bổ nhiệm Tư lệnh lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, đại tướng Sergei Surovikin làm tổng tư lệnh chiến trường. Nghĩa là phải dùng đến tư lệnh binh chủng, chứ không phải tư lệnh quân khu nữa.

mardi 24 mai 2022

Thích Thanh Thắng - Một trận túc cầu

Trận cầu tối hôm qua có lẽ là trận cầu đặc biệt nhất từ trước đến nay tại Mỹ Đình. Đặc biệt không chỉ vì một cú lắc đầu tuyệt đẹp để ấn định chiến thắng chung cuộc, mà bởi lẽ có bốn Ủy viên Bộ Chính trị cùng dự khán (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban bí thư).

Nhìn khắp nơi biểu cảm thấy chứa đầy độ căng thẳng, ngăn chặn, đứt gãy, gồng lên biến đổi, tràn lên lui về, hút đẩy không ngừng. Mức độ quá động cho một sự sôi động gọi là bùng nổ, hay bùng vỡ…

Nhâm Mạnh Dũng không khác sự biến động của một quân cờ do ông Park sử dụng. Chỉ cần một quân cờ cũng đủ sức ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện của cả một cuộc cờ.

Lưu Trọng Văn - Cầu thủ số 8 và chiến thắng

Trên khán đài sân Mỹ Đình không thấy ông chủ tịch Hà Nội được đảng cử, đảng bầu đâu. Và đương nhiên trong dòng người Hà Nội đổ ra đường hân hoan với chiến thắng của U23 Việt Nam trước U 23 Thái Lan không thể có ông chủ tịch.

Có lẽ ông đang theo dõi kết quả cuộc đua bầu cử thống đốc Bangkok chăng?

Hỏi vui vậy thôi, chứ ông đang quan tâm số phận cái ghế chủ tịch thủ đô của mình còn mất ra sao, hơi sức đâu mà để ý ai sẽ được bầu làm thống đốc thủ đô Bangkok.

Đàm Hà Phú - Một trận thắng đẹp

 

Tối qua là một trận thắng đẹp, của cả kỹ chiến thuật và ý chí.

Giải này thì hầu hết lứa U23 Việt Nam vẫn còn non kinh nghiệm trận mạc, phải nhờ bộ tam huyền thoại gánh team Hùng Dũng đỡ hàng thủ, Hoàng Đức cầm tuyến giữa và Tiến Linh săn bàn hoặc hút hậu vệ.

Cặp đôi Văn Xuân và Văn Đô khá hiệu quả nhưng vẫn chưa tạo nên nhiều sức mạnh, tiền đạo thì Tùng 11 có sức mà còn non chưn, tiền vệ thì Công Đến có lẽ còn chưa đến... Đến đây mới thấy cái hay của thầy Bắc. Một đội khiên đấu với đội giáo thì thầy Bắc vẫn ưu tiên phòng thủ, và sẽ bắt Thái Lan trả giá khi có cơ hội.

vendredi 17 décembre 2021

Trung Quốc tức tối khi Mỹ-Nhật-Úc giành mất tuyến cáp Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Bắc Kinh vuột mất dự án cáp quang chiến lược

Mỹ-Nhật-Úc hôm thứ Hai 13/12 loan báo việc xây dựng đường cáp mới nhằm cải thiện lưu thông internet giữa Kiribati, Nauru và Liên bang Micronesia, trong khi từ lâu Trung Quốc vẫn mong kiểm soát được dự án chiến lược này. Bắc Kinh vô cùng tức tối : trong bài xã luận hôm qua, Hoàn cầu Thời báo cáo buộc đây là sự « ép buộc về kinh tế do Mỹ tổ chức ».

mardi 27 juillet 2021

Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng đến Đông Nam Á


Đăng ngày:

Một viên chức Mỹ tháp tùng cho biết chuyến đi nhằm chứng tỏ Hoa Kỳ là đối tác khả tín của các nước châu Á, luôn có mặt những khi cần thiết. Một ví dụ là hiện nay Hoa Kỳ cung cấp gần phân nửa số lượng vac-xin chống Covid mà G7 đã hứa, là quốc gia viện trợ vac-xin nhiều nhất thế giới cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình.

Riêng Việt Nam đã nhận được 5 triệu liều vac-xin Moderna, được gởi đến vào lúc đợt dịch thứ tư đang bùng lên dữ dội ở Sài Gòn.

samedi 17 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn tình hình dịch ở Nam Dương, nghĩ về kế sách đối phó ở Việt Nam


Nam Dương (Indonesia) đang trở thành 'tâm dịch' (epidenter) trên thế giới, với số ca nhiễm ghi nhận hơn 54.000 trong một ngày. Tại sao diễn biến xấu như vậy, và chúng ta có thể học gì từ tình hình ở Nam Dương để có một kế sách tốt hơn cho Việt Nam. Cái note này chia sẻ vài quan điểm cá nhân.

1. Nhìn tình hình trong vùng: Tại sao Indonesia?

Có thể nói rằng trong tất cả các quốc gia vùng Đông Nam Á, chỉ có Singapore là không bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch mới. Tất cả các nước còn lại, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam, và đặc biệt là Nam Dương đều bị ảnh hưởng bởi sự tái bùng phát của dịch Vũ Hán.

jeudi 8 juillet 2021

Covid-19: Dời SEA Games sang năm 2022 vì Việt Nam phải chống dịch


Đăng ngày:

Các cuộc tranh tài trong Đại hội thể thao Đông Nam Á, theo dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 21/11 đến 02/12/2021 tại Hà Nội và 11 thành phố khác, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh - từ ngày mai sẽ bị phong tỏa trong vòng hai tuần lễ.

Ông Varin Tansuphasiri, thành viên Ban tổ chức và là phó chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan nói rằng Việt Nam muốn dời lại sang tháng Tư hay tháng Năm 2022 vì đại dịch.

dimanche 13 juin 2021

Lưu Trọng Văn - Cần biết mình là ai


Người Việt mình có cái bệnh khi thì quá tự ti, khi thì quá tự cao. Có nghĩa là không biết mình là ai.

Trong bóng đá cũng vậy. Phải biết mình là ai, đang ở vị trí nào mới biết tìm ra cách chiến thắng. Park không phải người Việt không bị nhiễm bệnh này.

Bất chấp nhiều loa truyền thông và dư luận quá hào hứng khen đội Việt Nam đẳng cấp châu Á, đẳng cấp thế giới, ông không hão huyền tếu chút nào mà hiểu đội Việt Nam vẫn chỉ tầm Đông Nam Á, chưa vượt trội Thái Lan. Chính vì vậy ông tập trung cân não tối đa cho cuộc đấu với Indonesia và Malaysia để bằng mọi giá chiến thắng. Khi chiến thắng ông đã phấn khích, vui đến thế nào chứ không hề tỏ ra lạnh lùng, coi chiến thắng đó là đương nhiên.

lundi 1 mars 2021

Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung


Đăng ngày:


L’Obs dành trang nhất cho tỉ phú Pháp Vincent Bolloré, người đang có kế hoạch xây dựng một đế chế truyền thông mà tuần báo cánh tả cho là « siêu bảo thủ ». Le Point chú ý đến « Những đòn chơi xấu của một nền tư pháp rất chính trị » nhắm vào cựu tổng thống Nicolas Sarkozy. Hồ sơ của L’Express nói về tập đoàn bán hàng trên mạng Amazon. Courrier International băn khoăn « Còn ai lắng nghe châu Âu ? » : đang lạnh nhạt với Nga, bị Trung Quốc qua mặt tại châu Á và vẫn chưa hòa giải với Mỹ, tiếng nói của Liên hiệp Châu Âu khó có trọng lượng.

Khu vực chiến lược bị Bắc Kinh coi là « sân sau »

mardi 1 décembre 2020


Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “máu” không đơn giản chỉ một bộ phận cơ thể hay “thiếu máu” không phải dùng để chỉ một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như tại các nước khác, mà còn khơi dậy nỗi đau đã in sâu trong nhận thức con người.

Nhắc tới chuyện thiếu máu, không thể quên có một thời Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố. Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và cộng sản quốc tế, mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn bỗng trở nên giàu có.

James Macdonald trong tác phẩm When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, chiến tranh Việt Nam (đúng ra nên gọi “máu Việt Nam”) đã giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm thời gian” để nâng cao mức sống, bởi vì nếu không, “Đông Nam Á chắc chắn đã lọt vào tay cộng sản”. [1]

dimanche 6 septembre 2020

Malaysia sẽ không cho dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ sang Trung Quốc


Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur, Malaysia bày tỏ tình đoàn kết với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, ngày 05/07/2019. AFP - Mohd Rasfan
Đăng ngày:


Các nước Đông Nam Á là nơi trung chuyển lý tưởng để sang Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi phải chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.

Ông Mohd Redzuan Md Yusof, bộ trưởng đặc nhiệm thuộc văn phòng thủ tướng, viết rằng Malaysia tôn trọng việc nội bộ của nước khác. Tuy nhiên nếu có những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ chạy sang Malaysia để tìm kiếm sự bảo vệ, thì Malayssia « sẽ không cho dẫn độ dù Trung Quốc có yêu cầu ». 

dimanche 12 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á Thái Bình Dương, một ý tưởng khôn ngoan



Việt Nam đề xuất thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng tại cuộc hội đàm trực tuyến với Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Atul Khare, sáng 10.7 đã đưa ra đề xuất trên cùng kiến nghị:

"Chúng tôi mong muốn Liên Hợp Quốc cùng Việt Nam xây dựng Trung tâm này với hình thức phù hợp".

lundi 9 décembre 2019

Người lao động nhập cư ở Đài Loan biểu tình phản đối điều kiện sống

Lao động nhập cư, đa phần là gốc Đông Nam Á, biểu tình ngày 08/12/2019, phản đối điều kiện làm việc tại Đài Loan.

Tại Đài Loan, trên 700.000 lao động nhập cư từ Đông Nam Á làm những công việc lao động phổ thông. Cũng như ở Singapore hay Hồng Kông, các tổ chức xã hội và bản thân người lao động thường xuyên tố cáo điều kiện làm việc và sinh sống của họ. Hôm qua 08/12/2019 một cuộc biểu tình đã diễn ra tại Đài Bắc.

Thông tín viên Adrien Simorre ở Đài Bắc gởi về bài tường trình :

« Hủy bỏ hệ thống môi giới trung gian - broker », là điều mà những người lao động nước ngoài đòi hỏi đối với chính quyền Đài Loan. Đó là những đơn vị tư nhân mà họ lệ thuộc vào để được tuyển mộ sang Đài Loan làm việc.

mardi 5 novembre 2019

Vì sao Trung Quốc sai lầm ở Đông Nam Á?

Biểu tình ở Saigon, Việt Nam, ngày 10/06/2018 chống dự luật thành lập các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bị nghi ngờ để cho Trung Quốc thuê. Ảnh Facebook


Chính quyền Trung Quốc hầu như không thể hiểu vì sao chính phủ các nước khác lại không thể kiểm soát báo chí và khu vực tư nhân theo cùng một kiểu với Bắc Kinh. Tại sao người dân địa phương không chịu mở rộng vòng tay đón nhận đầu tư Trung Quốc, và tại sao Trung Quốc lại bị coi là kẻ xâm lược ? Tình trạng này một phần là do đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền chính sách đối ngoại.

Tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 01/11/2019 đã phân tích về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Bất chấp bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra, rất nhiều thời gian và cố gắng để đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng hầu hết những chương trình lớn của Bắc Kinh tại các quốc gia láng giềng đều diễn ra không như mong muốn. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan lần này, một dịp mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn cách vắng mặt rất kém ngoại giao, Trung Quốc vẫn khó lòng chiếm được thế thượng phong.
Việt Nam : Dự luật đặc khu bị xếp xó vì dư luận chống đối

Những nghi ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc – kể cả Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) có ngân sách lên đến 1.000 tỉ đô la – đang nổi lên trong khu vực, cùng với những cảnh báo do Hoa Kỳ đưa ra về chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Bắc Kinh.

mercredi 14 novembre 2018

Đông Nam Á trong trận thương chiến Mỹ-Trung

Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 03/11/2018.

Le Figaro hôm nay 14/11/2018nhận định « Đông Nam Á muốn vượt qua cuộc đối địch Mỹ-Trung » : mười nước ASEAN vừa lệ thuộc vào Trung Quốc vừa là đối thủ cạnh tranh ; và cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là mối lợi tình cờ cho Việt Nam.
Các cường quốc đều muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại khu vực thuộc loại năng động nhất thế giới, có 647 triệu người tiêu dùng. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể gặp gỡ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Singapore (tuy Donald Trump và Tập Cận Bình không tham dự, còn châu Âu lại vắng mặt).

dimanche 28 janvier 2018

Các cầu thủ trẻ Việt Nam «làm nên lịch sử» ở Cúp U23 châu Á

Một pha tranh bóng của cầu thủ U23 Việt Nam và Uzbekistan trong trận chung kết ngày 27/01/2018 trên sân Thường Châu, Trung Quốc.

Đội tuyển U23 Việt Nam hôm nay 28/01/2018 được hàng ngàn người hâm mộ đứng dài theo các đường phố của thủ đô Hà Nội nhiệt liệt chào đón, dù đã bị vuột khỏi chiếc cúp vô địch châu Á trong gang tấc.
Hãng tin Pháp AFP nhận xét, những cầu thủ trẻ bỗng chốc đã trở thành những ngôi sao sáng chói tại quốc gia mê bóng đá này, khi vào đến vòng chung kết chiếc Cúp dành cho lứa tuổi dưới 23 của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC), tổ chức tại Trung Quốc hôm thứ Bảy 27/1.