Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles

jeudi 12 décembre 2024

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (3)

 

Cái chế độ này kể cũng mắc cười, bỏ bao nhiêu tiền nuôi đám trí thức trùm chăn nhưng lại nhất quyết không chiêu hiền đãi sĩ, trọng vọng, sử dụng người tài.

Giá như anh Công khuyến nông tỉnh Thanh kia mà sống vào cái thời "Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/cỗ xe cầu hiền còn chăm chắm dành về phía tả" thì nước ta sẽ dày phúc phận, xã hội khá lên biết bao nhiêu.

Nói đâu xa, những Đào Duy Anh, Thiều Chửu đều tự một mình soạn ra "Từ điển Hán Việt" đồ sộ tới giờ vẫn chưa ai qua mặt. Trần Trọng Kim một mình biên chép bộ "Việt Nam sử lược" sách gối đầu giường cho người mê sử, Dương Quảng Hàm với công trình "Việt Nam văn học sử yếu" truyền thụ kiến thức cho bao nhiêu đời...

mercredi 11 décembre 2024

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (2)

 

Trên phây búc, "tay kỹ sư khuyến nông" xứ Thanh Hoàng Tuấn Công kể lại những điều diễn ra trong trò (game) "Vua tiếng Việt" được VTV phát hôm 18.10.2024.

Ở xứ này bây giờ, người ta xem tivi/truyền hình chủ yếu để vui, giải trí, giết thời gian. Chứ nói rằng phải đạt được này nọ như chỉ thị của đảng, của ban tuyên giáo, của nhà cầm quyền chỉ là không tưởng, ảo tưởng. Ngay cả chương trình thời sự phát giờ vàng cũng chẳng mấy ai quan tâm.

Vì sao, vì nó là thông tin có định hướng, một chiều, bị can thiệp nên thiếu sự khách quan. Và quan trọng nhất, những thông tin về đời sống trong nước cũng như trên thế giới, đủ mọi điều, đã có trên mạng xã hội từng phút từng giờ, nóng bỏng, hầu hết chân thực, thì cần gì tới tivi mậu dịch quốc doanh nữa.

mardi 10 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - "Liệu cơm gắp mắm": Vua Tiếng Việt lại sai!

 

Trong chương trình Vua Tiếng Việt (01/11/2024), cố vấn chương trình, nhà thơ Hữu Việt giảng:

“Người ta nói là liệu cơm gắp mắm, ngoài cái việc tức là nếu mình mà gắp nhiều quá thì nó mặn, thì nó đem nó mất ngon đi, nhưng mà nó còn ý nghĩa sâu sắc hơn, tức là chúng ta phải liệu cái chừng mực trong cái công việc, hay trong hành xử làm sao cho nó hợp lý…”

Cách giảng trên đây là một kiểu “Dĩ hư truyền hư”, làm hỏng cả di sản tục ngữ của cha ông (*).

Trần Nhã Thụy - Nghĩ vụn

 

Mình không xem “Vua tiếng Việt” trên tivi, nhưng qua những bài viết của Hoàng Tuấn Công thì thấy chương trình có nhiều sai sót. Đặc biệt là “trình độ tiếng Việt” của các “cố vấn” hơi bị kém.

Dù đây chỉ là một game show, nhưng muốn cầm trịch cuộc chơi, phải là những người rất giỏi tiếng Việt. Hay nói khác hơn, phải có kiến văn sâu rộng, đồng thời giỏi ứng đối.

Ví như buôn chuyến, phải trường vốn, lanh lợi, dày dạn… Còn đằng này, vốn liếng có chút éc, mà “buôn vua” thì bể bạc là phải rồi.

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (1)

 

"Ăn theo" là từ thuần Việt dễ hiểu, nhưng giờ đây thiên hạ sính ngoại ngữ, khoái dùng từ tiếng tây tiếng u.

Bọn trẻ, và cả những người tóc muối hoặc muối tiêu nữa, hay xài từ tiếng Anh "trend" (xu hướng, xu thế, trào lưu). Thay vì nói "ăn theo" thì họ nửa tây nửa ta thành "đu trend". Thôi thì đã hội nhập và phát triển, phải chịu vậy, biết làm sao.

Theo ai, chứ theo được anh phu chữ Hoàng Tuấn Công cũng đủ mệt. Sao xứ Thanh nảy nòi lắm nhân tài.

samedi 30 novembre 2024

Nguyễn Thông - Bộ Nội vụ vô trách nhiệm

 

Việc quốc hội sáng nay 30.11 chấp thuận nâng cấp tỉnh Thừa Thiên-Huế lên thành thành phố Huế trực thuộc trung ương (ngang hàng với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) cũng là chuyện thường. Khi đã thỏa mãn được những điều kiện về "tầm vóc" đô thị thì lên thôi.

Nhưng điều tôi ủng hộ quyết định ấy lại ở chuyện khác.

Bao lâu nay, cái tên tỉnh Thừa Thiên-Huế (địa danh, danh từ riêng) bị viết rất lộn xộn, đủ kiểu, không ra làm sao. 

vendredi 29 novembre 2024

Nguyễn Chương - Tại sao trước 1975, ở Sài Gòn không tâng bốc ca sĩ là "diva"?

 

1/ Trong từ điển Oxford, chữ “diva” được mượn từ tiếng Ý, ban đầu nghĩa là “nữ thần" để gọi những những nữ danh ca opera, đặc biệt cho giọng hát soprano. Còn nam danh ca opera giọng tenor thì được gọi là “divo”.

Nhưng về sau "diva" đã trở thành một danh từ dùng để dè bĩu đối với loại phụ nữ ngạo mạn, "thượng đội hạ đạp" - ("diva is a woman regarded as temperamental or haughty” (một người đàn bà bị xem là có tính nết cáu kỉnh hay ngạo mạn, khinh rẻ nhân gian).

Chưa hết, tiếng lóng ở các đô thị nói tiếng Anh còn dùng chữ “diva” với một nghĩa rất ư kinh khủng. Urban Dictionary định nghĩa “diva” là “female version of a hustler,” nghĩa là… gái điếm!

lundi 25 novembre 2024

Nguyễn Thông - Dịch ngôn ngữ

 

Tôi mạo muội đề nghị những người có trách nhiệm về tiếng Việt, nhất là những nhà chức việc, hãy thay đổi tư duy việc dịch tên (danh từ riêng) tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Nên phiên âm theo ngôn ngữ phổ biến toàn cầu (tiếng Anh) chứ đừng kiểu "Đe-Si-Sờ-Láp..." thế kia, nó cứ sao sao ấy.

Dù tiếng nước nào đi chăng nữa (tiếng Trung Quốc thì đã quen cách phiên âm Hán rồi, không nói làm gì), còn Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Campuchia, UAE, Thái Lan, Bulgaria, Nga..., cứ phiên hết ra tiếng Anh cho dễ đọc, hội nhập với thế giới.

Nguyễn Thông - A dua nịnh không phải lối

 

Hôm 19.11, hầu như tất cả các báo chí, truyền hình, phát thanh quốc doanh đều đăng tin/phát tin "Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024".

Trong cái tít nói trên, theo tôi, có hai chi tiết sai: chữ "bí" và chữ "phu" không cần phải viết hoa.

Chức danh "tổng bí thư" khi gắn với tên ai đó, chỉ cần viết hoa chữ "Tổng". Trong tiếng Việt, với các chức danh, chỉ cần viết hoa chữ đầu tiên. Nếu chức danh ấy là "bí thư" thì viết hoa chữ "Bí". Lâu nay quy tắc tiếng Việt là vậy.

vendredi 22 novembre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Ông bà, cha mẹ, con cái đưa ra gọi là "chiếc": Suy đồi ngôn ngữ!

 

Thi thoảng trong vài tus, nhiều bạn viết: "Một chiếc Thu" (ý nói về mùa Thu đã đến), "một chiếc mèo" (ý nói về con mèo cưng của mình), hay "một chiếc nhạc" (ý nói một bài hát đang nghe)...Đã thấy hơi kỳ kỳ, hơi xấu xấu về mặt ngôn ngữ rồi.

Thì biết là nói cho vui, "bẻ" ngôn ngữ để tạo một cảm xúc lạ - mặc dù chủ nhân có thể hiểu trong ngôn ngữ, cái gì nên gọi là "chiếc", cái gì không nên gọi khi gọi đồ vật.

Nhưng từ đồ vật, lên đến con vật, rồi đến cả sự việc cũng gom một rổ gọi là "chiếc" đã thấy ngôn ngữ bị trượt dốc, bị vô duyên và bỡn cợt không phải lối.

jeudi 31 octobre 2024

Nguyễn Thông - Ai phông ai bạt


Tôi cực lực phản đối việc trường Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn ra đề kiểm tra Văn "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".

Đó không phải là thứ đưa vào đề Văn, mà nó chỉ là chủ đề của những cuộc nói chuyện tầm phào, rảnh rỗi, buôn chuyện khi trà lá, rỗi hơi.

Làm gì có thứ văn như thế. Vậy nhưng vẫn có những tờ báo xúm vào khen là sáng tạo, đổi mới, bắt kịp những thay đổi của cuộc sống. Báo cũng tầm phào luôn.

mercredi 30 octobre 2024

Nguyễn Thông - Thừa

Rất nhiều người Việt, kể cả những lãnh đạo cấp cao, cả những người làm luật, những người chuyên nghề soạn văn bản của nhà nước, lại là người không rành tiếng Việt, không biết dùng chính xác tiếng mẹ đẻ.

Tôi lấy hai ví dụ rất phổ biến trên báo chí truyền thông, trong các văn bản mang tính quốc gia (tức đã được cơ quan cao nhất là quốc hội duyệt, thông qua). Dùng sai tới mức người ta không biết sai, cứ tưởng đúng, hoặc biết sai nhưng ngại nói ra (với tâm lý nói ra cũng chả thay đổi được gì, ai thèm nghe).

Trước hết, trong những thông tin về pháp luật, ta thường nghe/đọc cụm từ "tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" mỗi khi có cán bộ bị xử lý kỷ luật. Cụm từ này không phải do báo chí tự đặt ra, mà được trích từ điều 356 và 357 Bộ luật Hình sự (năm 2015, vẫn còn hiệu lực). Trong hai điều đó, đều có cụm từ nói trên, "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

dimanche 27 octobre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tiếng Việt thời nay

 

Mới ghé Cần Thơ. Check-in khách sạn.

"Phòng của mình là 19aa". Cô tiếp tân nói.

Tôi ngơ ngác hỏi: “ ‘Mình’ là ai vậy cháu?”

Cổ nói: ‘Dạ, phòng của chú là …”

jeudi 17 octobre 2024

Nguyễn Thông - Chia buồn sâu sắc nhất

 

Hồi xưa ở miền Bắc, báo Văn nghệ có mục “Dọn vườn”. Ví nơi chữ nghĩa như mảnh vườn, lúc này lúc khác bị cỏ dại, lá khô, rác rưởi… thì dọn dẹp cho nó sạch sẽ.

Nhưng cũng chỉ chủ yếu dọn vườn văn nghệ văn gừng, chứ không mấy khi dám thò liềm ra vườn ngoài (báo Nhân Dân chẳng hạn). Giang sơn nào, anh hùng ấy, đất đai có chủ. Dọn vườn người ta, được khen chả nói làm gì, có khi lại mất lòng, nát đám cỏ gà với nhau.

Âu cũng cái thói “văn mình vợ người” chỉ thích được khen. Đó là chưa kể “miệng nhà quan có gang có thép”, càng làm to càng khó nhận mình đã sai.

samedi 12 octobre 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Không có gì tự nhiên

Người Hàn làm ra nhiều thành tựu được thế giới công nhận, ví như xe hơi, điện thoại đi động, tivi, đồ điện máy, con chip, tàu vũ trụ... Nhưng họ vẫn có một nỗi niềm đau đáu, đó là còn chưa có mấy giải Nobel. Họ chỉ có một giải Nobel Hòa bình. Vì vậy họ rất muốn có giải này ở các lãnh vực khác, mà văn chương là một trong số đó.

Nhà văn viết hay ở Hàn thật ra không hiếm. Nhưng vấn đề là văn chương của họ khó vượt qua biên giới vì rào cản ngôn ngữ.

Vì thế từ 1996, chánh phủ Hàn đã cho thành lập Quỹ dịch thuật văn học Hàn. Sau tới 2001 thì đổi tên thành Viện dịch thuật văn học Hàn quốc, gọi tắt là LTI.

lundi 23 septembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Một dân tộc sợ hãi

 

Trải qua nhiều ngàn năm lịch sử, dân tộc sợ hãi đó không sáng tạo ra được một thứ gì.

Áo quần để mặc, công cụ để lao động hầu như đều du nhập từ bên ngoài. Cái quan trọng nhất là hệ thống ký hiệu để ghi lại những gì đã nói ra để nhớ, để lưu truyền lại đời sau cũng không nghĩ ra được. Dân tộc đó đã không sáng tạo ra được chữ viết cho tiếng nói của mình.

Mà ngay cả vận dụng chữ viết có sẵn của các nền văn minh cổ đại trong khu vực để chế ra chữ viết của riêng mình cũng không tự làm được. Miến, Thái, Lào, Cam, Chăm, Triều, Nhật đã làm được điều đó khi lấy chữ Ấn hoặc chữ Tàu biến ra thành chữ viết riêng của họ, ghi chép được tiếng nói của họ.

mardi 27 août 2024

Hoàng Dũng - Phi hành đoàn

Phi hành đoàn điều khiển phà!

Chuyện có một không hai mới được báo “Nhà báo và Công luận” của Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam “phát minh”.

Tác giả bài báo viết: “Mười bảy thành viên phi hành đoàn đã được cứu khỏi phà, theo Thống đốc vùng Krasnodar cho biết trên kênh Telegram của mình. Hoạt động cứu hộ đang được tiến hành và không rõ tung tích của hai thành viên phi hành đoàn khác”.

dimanche 25 août 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Sức mạnh của ngôn từ

 

Tôn Tử từng nói: "Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo". Ngẫm đi lại, tôi thấy câu đó rất đúng.

Chuyện thứ nhứt: Văn minh cõi mạng

Vài năm trước, Microsoft có làm một cuộc khảo sát về mức độ văn minh trên không gian mạng (DCI) từ nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả không quá bất ngờ: Việt Nam nằm trong "top 5" quốc gia có chỉ số về văn minh mạng thấp nhứt. Phản ứng trước kết quả này, rất nhiều người Việt (trong nước) trèo lên cõi mạng và chửi bới Microsoft bằng những chữ rất ư là khó đọc, nếu không muốn nói là những chữ vô giáo dục.

dimanche 11 août 2024

Nickie Tran - Người Saigon

 

Có người hỏi tôi định nghĩa người Saigon là người như thế nào! Tôi trả lời người Saigon là người... ở Saigon.

Thật ra người Saigon không cần phải là người sanh đẻ ở Saigon nhưng cứ hễ quê quán ở đâu mà ở Saigon nhiều năm, thì ít nhiều gì đó cũng có một số thói quen và tính cách rất riêng của Saigon.

Nhưng Saigon là Saigon, người Saigon là người Saigon và người ở Saigon cũng là người... ở Saigon.  Mấy cái này nó... trừu tượng lắm. Saigon có cái hay là không phân biệt vùng miền hay gốc gác xuất xứ. Cứ ai đến ở chừng chục năm thì họ trở thành người Saigon với cái hào sảng phóng khoáng vốn có.

vendredi 2 août 2024

Andrea Hoa Pham - Tiếng Việt trở thành ngoại ngữ ở Việt Nam ?

Từ năm 2000, lần đầu tiên trở về Việt Nam sau một thời gian dài, cho đến nay là gần một phần tư thế kỷ, tôi có thể phần nào quan sát được việc người Việt học tiếng Việt và nghiên cứu tiếng Việt như thế nào qua số sách vở tha về sau mỗi chuyến đi.

Trong những chuyến đầu tiên, sách chiếm hết một va li. Một phần tư thế kỷ trước, tủ sách tham khảo về tiếng Việt vẫn còn chiếm vài kệ để tôi say sưa bốc vào giỏ hàng. Sách bày bán trên các kệ xếp thuận tiện giữa các lối đi trong tiệm.

Hôm qua ra tiệm sách Fahasa Nguyễn Huệ, chỉ còn chọn mua được vài cuốn dạy trẻ em tập đọc.