Affichage des articles dont le libellé est Truyền hình. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Truyền hình. Afficher tous les articles

lundi 23 décembre 2024

Dương Quốc Chính - « Thế lực thù địch » sẽ nuôi các nhà báo bị giảm biên chế ?


Mình thấy bây giờ hầu như báo nào cũng mần diu túp hết. Đặc biệt là ông VTC, nghe đồn là 2.000 cán bộ ra đường do VTV sẽ chỉ nhận việc không nhận người.

Thế thì vẫn số người đó sẽ vẫn mần diu túp tiếp và không còn biên chế nữa là xong. Tức là họ sẽ không được ngân sách nuôi nữa, còn bộ máy và công việc vẫn vậy. Chắc giảm tý nhân sự cho tinh gọn, đuổi bớt đám con cháu vô tích sự.

Đảng không nuôi họ làm truyền hình nữa chứ đâu cấm mần diu túp TikTok đâu?

vendredi 20 décembre 2024

Hà Phan - "Rác" trên truyền hình

 

Hôm qua phẫn nộ xem clip thằng mặt người dạ thú thản nhiên thuật lại chuyện thiêu cháy 11 mạng người, rồi cứ tự hỏi tại sao cứ để clip đó lan truyền dễ thế?

Nhìn thái độ cười cợt và điếu thuốc ve vẩy, tôi buộc phải nghĩ chỉ có thằng điên mới bình thản chẳng chút hối hận nào như vậy! Đành rằng có thể là nghiệp vụ hay abcd gì đó nhưng có nên công khai như thế?

Sáng nay ngỡ ngàng thấy video người đàn bà thản nhiên kể về "hành lý tình dục" của mình trong show "hành lý tình yêu" trên sóng truyền hình!

mardi 17 décembre 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập

 

1. KHÔNG BÀN LÙI

Việc sáp nhập các bộ ban ngành và giải thể các cơ quan đơn vị không cần thiết, là điều phải làm. Không bàn lùi. Chí ít thì cũng giảm được một bộ phận biên chế sử dụng nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Nhà nước.

2. HAI VIỆC QUAN TRỌNG PHẢI GIẢI QUYẾT SAU SÁP NHẬP

Có hai việc nhãn tiền cấp thiết phải giải quyết sau sáp nhập:

dimanche 15 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - Vua Tiếng Việt : Vẫn chuyện "Dĩ hư truyền hư"

 

Vua Tiếng Việt số 21 (2024), chủ đề “Đậu”, cố vấn chương trình, nhà thơ Lữ Mai chúc mừng phần thi của người chơi trước đó, và chủ động chọn từ “bón lót” để giải thích:

“Ở đây có những từ tôi thấy rất là khó với những người chơi mà chưa có nhiều trải nghiệm, đặc biệt là trong canh tác nông nghiệp, ví dụ như từ  bón  lót.

Chúng ta luôn sử dụng chữ  lót để chỉ các phần phụ, ví dụ như chúng ta mặc một cái áo thì có phần bên trong, và bón lót cũng tương đương như thế. Tức là nó là một sự chăm sóc cho cái cây mạ hoặc cái cây lúa nào đó trước thời gian gieo cấy. Và đây là cái động thái giúp cho cây mạ nó khỏe mạnh hơn trước khi cấy trồng.

jeudi 12 décembre 2024

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (3)

 

Cái chế độ này kể cũng mắc cười, bỏ bao nhiêu tiền nuôi đám trí thức trùm chăn nhưng lại nhất quyết không chiêu hiền đãi sĩ, trọng vọng, sử dụng người tài.

Giá như anh Công khuyến nông tỉnh Thanh kia mà sống vào cái thời "Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/cỗ xe cầu hiền còn chăm chắm dành về phía tả" thì nước ta sẽ dày phúc phận, xã hội khá lên biết bao nhiêu.

Nói đâu xa, những Đào Duy Anh, Thiều Chửu đều tự một mình soạn ra "Từ điển Hán Việt" đồ sộ tới giờ vẫn chưa ai qua mặt. Trần Trọng Kim một mình biên chép bộ "Việt Nam sử lược" sách gối đầu giường cho người mê sử, Dương Quảng Hàm với công trình "Việt Nam văn học sử yếu" truyền thụ kiến thức cho bao nhiêu đời...

mercredi 11 décembre 2024

Ngọc Vinh - Góp ý tinh giản lĩnh vực báo chí

 

Rất hợp lý khi nhà nước cho giải tán 5 đài truyền hình: Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC.

Các cơ quan báo đài này có chức năng riêng của mình, còn ra thêm truyền hình làm gì, trong khi đã có truyền hình quốc gia (VTV) với rất nhiều kênh?

Để giảm tải ngân sách, cần giải tán tất cả các báo đài bao cấp ở 63 tỉnh thành. Giao chức năng truyền hình về VTV để tổ chức đài khu vực.

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (2)

 

Trên phây búc, "tay kỹ sư khuyến nông" xứ Thanh Hoàng Tuấn Công kể lại những điều diễn ra trong trò (game) "Vua tiếng Việt" được VTV phát hôm 18.10.2024.

Ở xứ này bây giờ, người ta xem tivi/truyền hình chủ yếu để vui, giải trí, giết thời gian. Chứ nói rằng phải đạt được này nọ như chỉ thị của đảng, của ban tuyên giáo, của nhà cầm quyền chỉ là không tưởng, ảo tưởng. Ngay cả chương trình thời sự phát giờ vàng cũng chẳng mấy ai quan tâm.

Vì sao, vì nó là thông tin có định hướng, một chiều, bị can thiệp nên thiếu sự khách quan. Và quan trọng nhất, những thông tin về đời sống trong nước cũng như trên thế giới, đủ mọi điều, đã có trên mạng xã hội từng phút từng giờ, nóng bỏng, hầu hết chân thực, thì cần gì tới tivi mậu dịch quốc doanh nữa.

mardi 10 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - "Liệu cơm gắp mắm": Vua Tiếng Việt lại sai!

 

Trong chương trình Vua Tiếng Việt (01/11/2024), cố vấn chương trình, nhà thơ Hữu Việt giảng:

“Người ta nói là liệu cơm gắp mắm, ngoài cái việc tức là nếu mình mà gắp nhiều quá thì nó mặn, thì nó đem nó mất ngon đi, nhưng mà nó còn ý nghĩa sâu sắc hơn, tức là chúng ta phải liệu cái chừng mực trong cái công việc, hay trong hành xử làm sao cho nó hợp lý…”

Cách giảng trên đây là một kiểu “Dĩ hư truyền hư”, làm hỏng cả di sản tục ngữ của cha ông (*).

Trần Nhã Thụy - Nghĩ vụn

 

Mình không xem “Vua tiếng Việt” trên tivi, nhưng qua những bài viết của Hoàng Tuấn Công thì thấy chương trình có nhiều sai sót. Đặc biệt là “trình độ tiếng Việt” của các “cố vấn” hơi bị kém.

Dù đây chỉ là một game show, nhưng muốn cầm trịch cuộc chơi, phải là những người rất giỏi tiếng Việt. Hay nói khác hơn, phải có kiến văn sâu rộng, đồng thời giỏi ứng đối.

Ví như buôn chuyến, phải trường vốn, lanh lợi, dày dạn… Còn đằng này, vốn liếng có chút éc, mà “buôn vua” thì bể bạc là phải rồi.

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (1)

 

"Ăn theo" là từ thuần Việt dễ hiểu, nhưng giờ đây thiên hạ sính ngoại ngữ, khoái dùng từ tiếng tây tiếng u.

Bọn trẻ, và cả những người tóc muối hoặc muối tiêu nữa, hay xài từ tiếng Anh "trend" (xu hướng, xu thế, trào lưu). Thay vì nói "ăn theo" thì họ nửa tây nửa ta thành "đu trend". Thôi thì đã hội nhập và phát triển, phải chịu vậy, biết làm sao.

Theo ai, chứ theo được anh phu chữ Hoàng Tuấn Công cũng đủ mệt. Sao xứ Thanh nảy nòi lắm nhân tài.

samedi 7 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - Nông dân nào « nếm mật, nằm gai » ?

Trong chương trình Vua Tiếng Việt ngày 18/10/2024, khi nói đến thành ngữ “Nếm mật nằm gai”, cố vấn chương trình là nhà thơ Lữ Mai đã giảng cho người chơi và khán giả hiểu như sau:

“Cái câu nếm mật nằm gai lại theo một nghĩa khác. Tức là nói đến cái việc khổ sở, cái điều khó khăn, cực nhọc trong cuộc đời. Có thể nói những người nông dân cực khổ nếm mật nằm gai trong một hoàn cảnh nào đó”.

Lời giảng trên đây không đúng, kể cả về nghĩa từ vựng và cách dùng.

vendredi 6 décembre 2024

Lưu Nhi Dũ - Báo, đài nào sẽ kết thúc nhiệm vụ?

Tổng bí thư Tô Lâm chỉ đạo rất quyết liệt về tinh giản bộ máy, xem đó như một cuộc cách mạng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, và phải làm ngay.

Với hệ thống báo chí, cú quy hoạch từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng, chủ trì và tác giả là ông Nguyễn Bắc Son - bộ trưởng 4T lúc ấy - thất bại không phải vì ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn ăn hối lộ vào tù, ông Đinh Thế Huynh đột nhiên “biến mất”. Mà do quy hoạch máy móc, làm một số tờ báo uy tín bị hạ cấp, phải nháo nhác đi tìm cơ quan chủ quản mới. Số lượng báo chí không giảm mà còn tăng thêm, đặc biệt nhiều đài truyền hình mọc lên; ngân sách vẫn oằn mình gánh nhiều cơ quan báo chí.

Lần này việc tinh giản bộ máy đang diễn ra hết sức kiên quyết.

lundi 2 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - Về lời xin lỗi lúc canh ba của VTV3

Sáng nay (02/12/2024) qua một bình luận của độc giả trong bài “Rực dỡ’’), chúng tôi mới được biết, nửa đêm qua (tầm 1 giờ sáng) VTV3 đã âm thầm đăng lời xin lỗi về “lỗi đồ họa”, “lỗi nạp dữ liệu” trong chương trình Vua Tiếng Việt phát sóng ngày 29/11/2024.

Nguyên văn lời xin lỗi như sau:

“Kính gửi Quý khán giả.

Chúng tôi thành thật xin lỗi về lỗi đồ họa xảy ra trong chương trình Vua Tiếng Việt phát sóng vào thứ Sáu ngày 29/11/2024.

Hoàng Tuấn Công - Chữ tác thành chữ tộ


Chương trình Vua Tiếng Việt Mùa 3 (22/08/2024) đưa ra câu “Nét mực chẳng hay đau lòng gỗ/ Lời nói ngay trái lỗ tai người” làm ngữ liệu.

Văn bản hoàn toàn trùng khớp với lời đọc của Xuân Bắc. Tuy nhiên, có vẻ như khâu đánh máy có vấn đề. Chữ “thẳng” bị đánh nhầm thành “chẳng”, rồi Xuân Bắc cứ thế đọc theo chăng?

Nhưng không, sau khi truy tìm trên Google thì sự thực không phải vậy. Trang “Ngày ngày viết chữ” (ngayngayvietchu.com) có ghi nhận câu này.

dimanche 1 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - “Rực dỡ”

 

Vua Tiếng Việt Mùa 3 (chương trình mới nhất vừa phát sóng ngày 29/11/2024), yêu cầu người chơi phát hiện lỗi chính tả trong một đoạn văn. Nhưng (vẫn như thường lệ), vị “Vua” này lại không thể nhận ra lỗi chính tả của chính mình.

Từ “rực rỡ” trong đoạn ngữ liệu bị Vua Tiếng Việt viết thành “rực dỡ”(!)

Nguyên văn câu  hỏi của Vua Tiếng Việt đưa ra là:

vendredi 11 octobre 2024

Tường An - Văn hóa thập cẩm

Mấy hôm nay bệnh, không ra khỏi nhà, ti vi Pháp mở lên thì chỉ thấy chiến tranh Ukraine, bắn nhau ở Gaza nên cũng nản, xem thử phim Việt Nam ra sao ?

Buồn quá nên "zap" tới "zap" lui mấy video trên YouTube mà không biết nên xem cái gì. Tình cờ thấy một phim nhiều tập của đài truyền hình Vĩnh Long. Tôi rất ít khi xem phim Việt Nam, nhưng hôm nay tò mò bấm thử vào xem ra sao?

Phim này có tựa đề cũng rất lạ: "Con dâu mâm dưới"!

lundi 7 octobre 2024

Lưu Nhi Dũ - Sai có kịch bản!

Trong chương trình Giai điệu tự hào, bài hát “Tình ca” là của nhạc sĩ Hoàng Việt (Tùng Dương hát), VTV hồn nhiên ghi và nói là của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Cả hai MC như cái máy, đều nói đây là ca khúc của Hoàng Hiệp! Hai MC còn kể lể: năm 1957 khi đã tập kết ra Bắc nhạc sĩ Hoàng Hiệp nhận được thư người vợ từ miền Nam gửi ra, và ông đã viết bài hát "Tình ca" ấy!

Quả là sai có kịch bản.

lundi 30 septembre 2024

Thanh Hằng - Trẻ ăn cơm với gừng : Nếu không sai, tại sao lại xóa ?


Sau phóng sự về bữa cơm trắng với gừng của VTV24, ngày 27/09/24 UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có một báo cáo về vụ việc, không thừa nhận nội dung phóng sự.

Đặc biệt trong đó có đoạn về anh Hờ A Dê - nhân vật quan trọng trong phóng sự và là bố của cháu bé ăn cơm trắng với gừng - “tố” rằng anh đang chuẩn bị cơm với trứng cho con mang đi học, thì phóng viên hỏi nhà có gừng không rồi bảo anh lấy. Anh thái vài lát thì phóng viên bảo thái nhiều vào. Rồi vì vội nên anh Dê không kịp làm thêm trứng cho con đi học.

Tóm lại là đọc văn bản ấy, mọi người đều hiểu rằng từ việc gừng chỉ là gia vị trong bữa ăn của cháu bé 3 tuổi, theo dàn dựng đã trở thành thực phẩm chính bữa ăn, chứ không phải là học sinh khổ đến mức ăn cơm với gừng thái.

samedi 28 septembre 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Xem tizi nhiều phim hay

 

Mà có hai phim hay khiến người ta nhớ mãi.

Một là phim phóng sinh sự về bà con trồng rau sau đó lấy chổi quét cho rau nó rách lá, giống sâu ăn để dễ bán. Hai là phóng sự sinh về vụ học sanh mầm non ăn cơm với gừng chấm muối.

Mà đều có kịch bản, đạo diễn, dàn dựng như thiệt lun. May sau đó các địa phương mà tizi tới quay phim đều có hồi đáp về sự thực nói zậy mà hỏng phải zậy.

jeudi 19 septembre 2024

Nguyễn Dân - Đài phát thanh truyền hình Hà Nội không có quyền hạ nhục người khác

Câu chuyện ca sĩ Ưng Hoàng Quốc, Quế Vân cùng ê-kíp làm "từ thiện" ở Phúc Tân bị mọi người (chắc là người Hà Nội) bàn tán chê cười, đó là chuyện bình thường.

Vì trong cuộc sống mọi hành động, quan điểm của mỗi người khác nhau, đều chịu sự đánh giá của người khác, đặc biệt khi mình là người tương đối có tiếng.

Nhưng đài truyền hình Hà Nội lại không có quyền lên tiếng chỉ trích hạ nhục người khác, vì là một đài của nhà nước, ăn tiền của nhân dân. Việc của truyền hình Hà Nội là làm cái loa tuyên truyền. Nếu đứng ở góc độ nhà báo thì truyền hình Hà Nội chỉ có thể tường thuật lại sự việc trên tinh thần khách quan.