Affichage des articles dont le libellé est Trận đánh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trận đánh. Afficher tous les articles

dimanche 14 janvier 2024

Phan Châu Thành - Trận chiến ở làng Krynki, Kherson

 

Cách đây chừng ba tháng, có khoảng 300 lính thủy đánh bộ Ukraina tham gia chiến dịch "cảm tử”, khi  quyết định bất ngờ vượt sang bờ đông sông Dnipr, thành lập một cứ điểm "cắm thẳng vào lòng địch".

Với bờ sông rộng ở sau lưng, không có yểm trợ của thiết giáp, chỉ trong một khu vực nhỏ chừng 2 km2, đây rõ ràng là một kế hoạch tự sát, cửa chết nhiều hơn cửa sống.

lundi 1 mai 2023

Cù Mai Công - Trận cuối cùng dữ dội nhất ở Sài Gòn ngày 30-4-1975 ở Bảy Hiền-Lăng Cha Cả

Dù sáng 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh đã yêu cầu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa “ngưng nổ súng", vẫn còn trận cuối cùng dữ dội, đến tận trưa, chiều ngày 30-4 ở Sài Gòn: cửa ô Bảy Hiền - Lăng Cha Cả, sát bên Ông Tạ.

Tiếng bom đạn liên tục dội lên ở khu vực này từ rạng sáng 30-4. Dân Ông Tạ báo nhau: “Ở Bảy Hiền, Lăng Cha Cả đánh nhau lớn lắm”. Như một số gia đình khu này, ba tôi chuẩn bị cho mỗi người trong gia đình một ba lô với đầy đủ những gì cần cho một cuộc di tản đến nơi an toàn hơn. Một thói quen thời chiến tranh của nhiều gia đình miền Nam. Tôi lúc ấy 13 tuổi cũng có một cái - dù vai bên trái đã trúng miểng đạn từ chiều 29-4.

Lực lượng chủ yếu của Quân Giải phóng tấn công vào đây là Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) và Trung đoàn xe tăng 273. Trong đó có một chiến sĩ sau này là nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh”. Lúc ấy, ông là lính trinh sát của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24 và đã viết rất chi tiết trong bài ký “Đêm cuối cùng ngày đầu tiên”: “Mãi tới 14 giờ 30, quân ta mới dứt điểm được ổ đề kháng cuối cùng ở góc phía Tây phi trường”. “Nỗi buồn chiến tranh” trong ông hẳn cũng có nỗi buồn của trận chiến nơi đây?

lundi 6 avril 2020

Huy Đức - "Sống bám đá chiến đấu, chết hóa thành núi đá"



Cuộc Chiến tranh Biên giới thường được nhớ đến như là chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn: 17-2-1979 đến 5-3-1979. Nhưng, trên thực tế, phần căng thẳng nhất mà quân quân xâm lược Trung Quốc gây ra trên Biên giới nước ta là trong khoảng 1984 -1987, rồi kéo dài tới 1989. Nơi khốc liệt nhất trong khoảng thời gian ấy là Mặt trận Vị Xuyên

Không còn nửa chủ lực, nửa dân binh như thời 17-2, năm 1984, quân xâm lược Trung Quốc trở lại trong chiến dịch "Kỵ tuyến, bạt điểm" đã mang dáng dấp của một đội quân được "chính quy hóa". 

Chiến dịch của địch bắt đầu lúc 5:00 sáng ngày 28-4-1984. Trong buổi sáng hôm ấy, ta mất những cao điểm quan trọng nhất, trong đó có 1509 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn). Cao điểm 1509 phân chia biên giới Việt - Trung, nơi, ai chiếm được sẽ khống chế toàn bộ khu vực tới bắc suối Thanh Thủy. Từ 1509 cũng có thể dùng ống nhòm nhìn thấy xe cộ ở thị xã Hà Giang. 

samedi 4 mai 2019

Nguyễn Phúc Sông Hương - Nửa hồn Xuân Lộc



Nếu được như bố già thượng sĩ
Nghe tin lui quân chỉ nhìn trời,
Vỗ lên nón sắt, cười khinh bạc,
Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.


Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc
Lại muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
Cay nồng mắt người gục trên vai.