Affichage des articles dont le libellé est Sinh viên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sinh viên. Afficher tous les articles

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Xin đừng cả đời lam lũ vì con như vầy

 

Mời cha mẹ tới tham dự Lễ trao bằng để phụ huynh vui và hãnh diện, điều này hay và đẹp.

Quỳ lạy bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ ngay trước cổng trường, cũng hay, dù giống Thái Lan nhưng vẫn tốt hơn việc nặng lời với cha mẹ.

Nhưng có lẽ hiếu thảo nhất với cha mẹ là bạn đừng để cha mẹ phải quá lam lũ kiếm tiền nuôi bạn ăn học, nhất là khi bạn đã lên cao học.

samedi 15 juillet 2023

Trần Quốc Quân - Hệ lụy từ những chuyến bay "Ngạo nghễ bay vào vùng dịch giải cứu công dân"

Tháng 11/2021, sau hơn một năm về Việt Nam tránh dịch Covid-19, tôi bay sang Ba Lan. Hai hôm sau, vợ tôi đi chợ về kể cho tôi câu chuyện thương tâm vừa xảy ra ở ngay cổng "Chợ Hoa", chợ của người Việt Nam tại Warszawa thủ đô Ba Lan.

Anh biết không? Lúc nãy, trước khi bước qua cổng "Chợ Hoa" em thấy một cậu thanh niên chừng 20 tuổi mặt buồn rười rượi, pha chút ngượng nghịu, ngửa mũ xin tiền những người Việt Nam đi qua đi lại. Em thấy lạ, vì trước nay trên toàn lãnh thổ Ba Lan chưa từng có người Việt Nam ăn xin, đằng này lại là một cậu thanh niên sức dài vai rộng, khá là khôi ngô. Em bèn đứng lại hỏi chuyện cậu ta.

- Sao cháu lại làm việc này trên đất khách quê người? Ở đây có rất nhiều việc kiếm tiền thích hợp hơn với cháu. Đừng làm thế, cháu ạ! Đừng đánh mất hình ảnh người Việt Nam trong lòng dân Ba Lan!

dimanche 7 mai 2023

Hiệu Minh - Điều không thể lý giải về…Tư bản

 

Nhân chuyện Chủ tịch nước mình sang dự lễ đăng quang Vua Charles III bên London, mình băn khoăn từ thời xưa, Marx, Engel, Lenin từng lên án bọn vua quan bóc lột, rồi tư bản thối tha. Thế rồi mọi thứ thay đổi, dân ta đi khắp nơi, kể cả sang tư bản.

Cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chiêm nghiệm. Chủ nghĩa tư bản thối tha nhưng hàng hóa thì không

Thời trẻ tôi được học trong trường, chủ nghĩa tư bản bóc lột người, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.

vendredi 13 janvier 2023

Dương Quốc Chính - Tin giả về thằng tung tin giả

 

Mình vừa tìm xem đã khởi tố vụ án tung tin giả hiếp dâm chưa thì chưa thấy. Mới là tướng Trung của Quân khu 7 đề nghị thôi. Mà chưa có cơ quan điều tra nào khởi tố.

Mình hiểu là vụ này nếu khởi tố thì phải là bên quân đội làm, vì sẽ phải điều tra cả bên Trung tâm huấn luyện. Nhưng trước mắt có thể bên công an làm trước, nếu xuất hiện vấn đề liên quan đến quân đội thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra của Quân khu 7.

Thế nhưng hôm qua đã có nhiều trang Facebook đăng tin triệu tập 3 admin của page UEH Confession, nơi đã đăng tin được cho là giả.

Đặng Sơn Duân - Có bàn tay ẩn danh của phương bắc trong vụ HUFLIT ?


Tôi chơi bên Twitter trong thời gian khá dài và thậm chí dành nhiều thời gian bên đó hơn Facebook. Đây chỉ là quan sát cá nhân.

Trong vụ HUFLIT, tôi thấy những dấu hiệu của một botnet ở Twitter đã tạo ra viral nhân tạo cho câu chuyện trong đêm 11.01. Tức là có các actor chủ động thúc đẩy viral, một cách khá có tổ chức và dẫn dắt. Cách vận hành này khá giống các botnet của Trung Quốc hay Nga.

Những tài khoản mà người ta tưởng là "sinh viên" đang đấu tranh có nguồn gốc khá bí ẩn. Không phải là kiểu ẩn danh thông thường. Đây chính là lý do tôi viết rằng mình chưa nhận thấy một nhận dạng cụ thể nào trong bài viết hôm qua.

Lê Ngọc Luân - Vụ sinh viên trường HUFLIT không khó để minh bạch

 

Từ tối qua đến giờ nhận được nhiều tin nhắn cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc sinh viên trường HUFLIT và muốn tôi chia sẻ ý kiến. Hiện có hai luồng dư luận đối nghịch nhau, vậy đâu là sự thật?

Đối với tôi cái này không khó, quan trọng có muốn thực hiện hay không. Với sự thận trọng của một luật sư, tôi đề xuất phương án cho Ban giám hiệu HUFLIT, trung tâm Giáo dục Quốc phòng &An ninh Quân khu 7 và chính quyền như sau:

1) Theo công văn này (tôi giả thiết đúng là của Phó giám đốc trung tâm ký) thì có vài điểm không rõ ràng.

Dương Quốc Chính - Thấy gì qua buổi họp báo

 

Chiều nay, trường HUFLIT và Trung tâm huấn luyện Quân sự Quân khu 7 có tổ chức họp báo.

Thông tin từ hai nhân vật mình cho là có ý nghĩa nhất là từ ông Sơn (chủ nhiệm chính trị của Trung tâm) và em sinh viên quay clip gào thét có tên Thu (FB Thu Tai Tran)? Một em sinh viên khác ngồi cạnh Thu trong buổi họp báo được ông Sơn cho là em bị mất tiền, thì lại không nói câu nào?

Chúng ta cần hiểu là thông tin từ ông Sơn là nguồn tin thứ cấp, do ông ấy không hề có mặt để chứng kiến vụ việc. Ông Sơn là người được cấp dưới báo cáo nội dung rồi tổng hợp lại để nói với báo chí. Vì thế không chắc là những gì ông ấy nói là chuẩn hết mà có thể qua xào nấu độ chế. Thực tế những cái ông nói cũng có độ vênh với em Thu.

lundi 28 novembre 2022

« Tập Cận Bình, từ chức ! » : Nhiều cuộc biểu tình khắp Trung Quốc chống zéro Covid

 

(AFP 27/11/2022) Những cuộc biểu tình chống phong tỏa đã nổ ra sáng sớm ngày Chúa nhật 27/11 tại Thượng Hải, theo các nhân chứng. Phẫn nộ đang dâng lên tại Trung Quốc chống lại chính sách « zéro Covid » khắc nghiệt của chính quyền từ gần ba năm qua.

Một người chứng kiến cho biết khoảng mấy trăm người đã biểu tình trong im lặng hôm Chúa nhật tại trung tâm Thượng Hải, giơ cao những bông hoa trắng và những tờ giấy trắng - đã trở thành biểu tượng phản kháng nạn kiểm duyệt - tại nhiều giao lộ, trước khi bị công an giải tán.

Một cuộc biểu tình khác đã diễn ra đêm hôm trước, cách đó không xa. Trong một video được chia sẻ rộng rãi trên internet mà AFP định vị được, người biểu tình hô « Tập Cận Bình, từ chức ! », và tố cáo đảng Cộng sản Trung Quốc. Một sự công khai chống đối hiếm hoi đối với chủ tịch nước và chế độ tại thủ đô kinh tế Trung Quốc, vào đầu năm đã bị phong tỏa khắt khe suốt hai tháng.

vendredi 13 août 2021

Tuấn Khanh - Vết cắt không tuôn máu

 

(Saigon Nhỏ) Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu.

Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Câu chuyện của một người tìm cách trò chuyện với cô giáo Trần Thị Thơ, khi còn dạy ở trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, rồi tìm cách ghi âm gài bẫy để chuyển cho ban giám hiệu, cũng không khác nào như vết cứa của tờ giấy vậy. Nghe qua lời kể, dường như đó là học trò của cô Thơ. Mọi thứ nhầy nhụa và thật đau đớn.

dimanche 4 juillet 2021

Tuấn Khanh - Vì sao cuộc "giải cứu" từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?


Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để "giải cứu", không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc "giải phóng" lần hai.

Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình - mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.

Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới - bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán - mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết - là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn. Hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài Gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số quan chức có bệnh mê đắm hình thức.

vendredi 2 juillet 2021

Nguyễn Mỹ Khanh - Bông lúa càng nặng hạt, thân lúa càng cúi đầu


400 ngàn liều vaccine Astra Zeneca trong số 1 triệu liều lần 2 hỗ trợ Việt Nam của chính phủ Nhật đã tới Saigon sáng sớm nay trên máy bay của hãng ANA (Tin - ảnh: Tuổi Trẻ).

Người Nhật có cái hay mà tôi học hoài không hết là rất khiêm cung. Nói rất khẽ, ngắn, gọn, quyết xong là thực hiện ngay. Không khoa trường ồn ào, không dùng khẩu hiệu, mỹ từ hay nâng sự việc lên thành tầm cao này nọ. Cứ lặng lẽ làm với triết lý cây lúa càng trĩu bông nặng hạt thì thân lúa càng cúi thấp đầu.

Chợt nhớ cái tin sáng nay về chuyến bay đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào Saigon hỗ trợ dập Covid, sao mà ồn ào quá, nhiều khẩu hiệu quá. Lại còn gán ghép những cái tên chiến dịch gợi lại thời chiến tranh binh lửa nghe rùng mình.

mardi 4 mai 2021

Eugene Nguyen – Gởi các em du học sinh mới và sắp qua các nước phương Tây


Gởi các em du học sinh mới qua và các em sắp qua các nước phương Tây ăn học, anh viết bài này hơi dài các em chịu khó đọc.

Đầu tiên anh xin tự giới thiệu, anh là một cựu du học sinh với 12 năm kinh nghiệm trận mạc. Anh đến Sydney, Úc năm 2009, sau hai lứa du học sinh tiêu biểu tầm chục năm.

Lứa đầu qua những năm cuối thế kỷ 20 đầu 21, một trong những du học sinh nổi tiếng nhất Sydney thời đó là anh Quốc Cường aka Cường Đô La, chạy xe hai cửa dán chữ Gia Lai hay Pleiku gì đó nẹt bô ầm ầm trên City (các anh chị du học sinh thời đó kể lại). Thế hệ đó cũng có rất nhiều người ở lại Úc sau khi ăn học, lập nghiệp và thành công. Rất nhiều nhà hàng, tiệm nail có chủ là cựu du học sinh.

jeudi 10 décembre 2020

Ngô Nguyệt Hữu - Trường ham bả phù hoa, hoa hậu không biết « ngồi trông hướng »


1. Các anh nói đây là đáp từ, các anh xạo quần vừa vừa ấy.

Quốc gia phương Đông, nghìn năm hiếu học tôn sư trọng đạo. Thầy mất, trò dựng lều tranh ở cạnh mộ ba năm khói hương ấm đất.

Chứ có thói nào sinh viên mới Hoa hậu ngồi hệt lãnh đạo, còn thầy đứng thưa bẩm.

Nay bà Hoa hậu bả ngồi như bà nội với Ban Giám hiệu, mai bả đi học bả ngồi ở đâu?

mercredi 9 décembre 2020

Võ Xuân Sơn - Cái sự dạy ngày nay


Từ hôm qua đến giờ, tấm hình nhà trường tiếp đón cô sinh viên của mình vừa được phong danh hiệu hoa hậu tràn ngập trên mạng Facebook. Tôi lại nhớ đến một tấm hình khác được đăng kèm theo đây.

Cả hai tấm hình đều cho thấy mối quan hệ thầy trò ở Việt nam hiện giờ đã khác xa so với truyền thống. Các thầy trong hai tấm hình này đều thể hiện sự cung kính với học sinh của mình. Các thầy đều tỏ rõ tư thế cấp dưới đối với cấp trên, sự yếm thế thể hiện rất rõ rệt qua cái lưng khum khum, cái tay khoanh lại. Cả hai người học trò trong hai tấm hình đều đang ngồi và các thầy thì đang đứng.

Thấy gì qua những tấm hình này ?

mercredi 21 octobre 2020

GS Trần Văn Thọ - Một Đông Du mới


(VnExpress 21/10/2020) Một sáng sớm, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mấy câu tiếng Việt phát ra từ văn phòng của ban quản lý ga tàu điện ở Tokyo.

Đó là khoảng 5, 6 năm trước, khi tôi bước từ khoang khách xuống sân ga tàu điện để đi bộ đến Đại học Waseda. Buổi sáng giờ cao điểm tại một ga rất đông hành khách nên ban quản lý lưu ý và đưa ra các hướng dẫn để tránh xáo trộn. Trước đây, họ chỉ phát thanh bằng tiếng Nhật. Độ 20 năm trước, nhà ga thêm tiếng Trung Quốc, bây giờ thêm tiếng Việt.

Đi trên đường phố Tokyo những ngày này tôi cũng thường bắt gặp nhiều người, chủ yếu là giới trẻ, vừa đi vừa trò chuyện bằng tiếng Việt. Người Việt Nam ở Nhật đã lên tới 410.000 - thống kê cuối năm 2019 - chiếm 14% trong tổng số người nước ngoài tại đây, đông thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

dimanche 23 août 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Ôi nước Mỹ


Bài tập online được nhà trưởng ở Los Angeles gởi cho học sinh trong thời kỳ dịch bệnh, 18/08/2020.

Tuần trước, Út cưng được vào trường nhập học trở lại bắt đầu cho năm đại học thứ hai, vui quá điện về khoe vì sắp gặp lại trường và bạn bè.

Từ tháng Tư nàng phải rời trường về nhà học online, thi online, rồi thêm 2 tháng hè nằm nhà nữa nên nhớ trường nhớ bạn bè phát khùng.

Thế nhưng hôm nay cô nàng lại điện về tỏ ra thất vọng lắm. Đến trường, nhưng trường sợ lây lan cúm Tàu nên không cho sinh viên vào ăn ở trong trường nữa, phát cho mỗi sinh viên 1.600 đô/tháng để ra ngoài thuê nhà ở và tự lo ăn uống. Cô nàng nói thuê nhà chung với bạn hết 600 đô, ăn uống kiêng khem giữ eo chỉ hết 500 đô nên vẫn còn dư tiền. Có tiền nhưng buồn vì không gặp bạn bè và học online.

samedi 1 août 2020

Hồng Kông : 4 sinh viên bị bắt theo luật an ninh quốc gia

Sinh viên Chung Hàn Lâm (Tony Chung) 19 tuổi, thủ lãnh nhóm Student Localism là người bị bắt đầu tiên theo luật an ninh quốc gia do Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Ảnh HKFP/Kris Cheng.
Đăng ngày:


Ba nam và một nữ sinh viên, tuổi từ 16 đến 21, bị cáo buộc « tổ chức và xúi giục ly khai ». Một sĩ quan thuộc đơn vị an ninh quốc gia mới được thành lập của cảnh sát Hồng Kông nói với báo chí là nhóm này gần đây loan báo trên mạng xã hội việc thành lập một tổ chức đòi độc lập cho Hồng Kông. Cảnh sát cũng tịch thu máy tính, điện thoại và một số tài liệu.

Trong một thông cáo, Student Localism (Học Sinh Động Nguyên), một nhóm đã tự giải tán vào tháng Sáu, cho biết cựu lãnh đạo của nhóm là Chung Hàn Lâm (Tony Chung), 19 tuổi đã bị bắt giữ vào lúc 20 giờ 50 tối qua. Các hình ảnh trên mạng cho thấy sinh viên Chung Hàn Lâm bị còng tay dẫn đi tại Nguyên Lãng (Yuen Long). Hai cựu thành viên khác của nhóm cũng được báo chí nhận ra.

mercredi 3 juin 2020

Trần Trung Đạo - Ngọn lửa Thiên An Môn chưa tắt



Sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”

Thời gian 31 năm trôi qua. Tinh thần Thiên An Môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung Cộng. Nhưng không. 

Ngày 6 tháng 2, 2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay.”

dimanche 22 mars 2020

Song Chi - Người Việt ở châu Âu về Việt Nam trốn dịch ?



Báo chí Việt Nam đưa tin nhiều người đang sống ở châu Âu tìm cách chạy về Việt Nam trốn dịch.

Có người thì rưng rưng nước mắt, quê hương mình thì mình phải về thôi, về tới đây là sống rồi (!). Có người làm ầm ỹ phản đối khi bị đưa đi cách ly, chê thức ăn ở sân bay không hợp khẩu vị, nên bị hàng ngàn comment ném đá dữ dội. Chủ yếu “mắng” bảo khi cần kiếm tiền, khi muốn có đời sống kinh tế sung sướng hơn thì tìm mọi cách để ra đi, khi dịch bệnh thì lại chạy về. Sao không ở lại luôn mà còn về làm gánh nặng thêm cho nền y tế trong nước?

Có thể hiểu được phản ứng của mọi người trước cái thái độ như thế này. Nhưng trước hết phải đặt câu hỏi, ai là những người phải chạy trở về giữa mùa dịch?

vendredi 6 mars 2020

Từ Thức - Về một người vừa nằm xuống



Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.

Được tin anh Đặng Ngọc Cương vừa đột ngột ra đi ở Hoa Kỳ. Những người quen thân như lá mùa thu, rụng dần.

Gặp lại anh Cương cách đây vài năm ở Worcester, một thành phố nhỏ ở Massachusetts, suốt ngày chỉ gợi lại những kỷ niệm Sài Gòn trước 75.

Cũng lạ, mặc dù sống 2/3 cuộc đời ở ngoại quốc, gặp nhau chỉ kể chuyện Sài Gòn. Những năm tháng sau này, dù đầy đủ vật chất hơn, dù an cư lạc nghiệp hơn, dù có dịp đi đây đi đó, vẫn chỉ là những ngày tạm, vất vưởng ở cõi tạm.