Affichage des articles dont le libellé est Phạm Thị Hoài. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phạm Thị Hoài. Afficher tous les articles

vendredi 11 février 2022

Hoàng Tuấn Công - « Giải oan » cho bánh chưng


“…Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực.

Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết.

Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ.

lundi 7 février 2022

Thái Hạo - « Tôn trọng sự khác biệt »

(Tút cuối về vụ bánh chưng)

Có ba “phe”: mạt sát, bảo vệ và bên thứ ba là các nhà đạo đức đứng trên cao, làm mẫu mực cho nhân quần và ban rải những lời vàng ngọc.

Kẻ chê bánh chưng, người khác khen bánh chưng. Tại sao chê thì cần được tôn trọng mà bênh thì lại là “trẻ con” là “độc đoán”, là hẹp hòi – tóm lại là những gì đại diện cho “sự chưa trưởng thành”?

Các “nhà đạo đức” ạ, thích thì nói quan điểm của mình, thế thôi, và tôn trọng cái nhìn của cả hai bên kia. Từ đâu mà chư vị cho mình cái quyền đứng trên đầu hai kẻ kia (thực ra chỉ đứng trên đầu kẻ bênh bánh chưng) để làm “người phán xử” đạo đức? Thói ưa nói đạo đức có lẽ là căn bệnh cần gấp gáp chữa trị, hơn cả chuyện “giải phóng bánh chưng”.

Trần Thanh Cảnh - Biểu tượng

Có rất nhiều loại biểu tượng.

Một trong những biểu tượng của văn hóa ẩm thực Pháp, là bánh mì baguette. Của ẩm thực Nhật Bản là sushi. Của ẩm thực Hàn Quốc là kim chi. Còn của Việt Nam, là phở và bánh chưng.

Không một trí thức tử tế nào của Pháp, Nhật hay Hàn Quốc lại đi phỉ báng những biểu tượng của dân tộc mình cả. Còn bọn vô loài lưu manh, dĩ nhiên không tính.

Vũ Thị Phương Anh - Như bánh chưng ngày Tết…

Tôi vốn thích văn của nhà văn PTH, một cây bút độc đáo với giọng văn rất riêng: Sắc sảo, thông minh, nhiều khi gai góc, đôi khi mỉa mai đến độ cay độc. Đặc biệt, chị luôn có những góc nhìn khác lạ, và đánh rất trúng không nhân nhượng vào những vấn đề cần phê phán.

Nhưng bài viết về bánh chưng mới đây của PTH - mà hiện đang làm dậy sóng dư luận, người khen cũng có nhưng dường như gạch đá còn nhiều hơn gấp bội - thì quả tình chính tôi, người hâm mộ tài văn chương của PTH, cũng không thích.

Tất nhiên tôi hiểu ý tứ của tác giả, vốn không nhắm đến việc đả phá bánh chưng (có lẽ đó chỉ là một cái cớ) cho bằng lên án một số tật xấu của người Việt. Dân ta có tật "sống và làm theo" những lời dạy bảo của các thế hệ trước, hoặc bắt chước đám đông "ai sao mình vậy", hoàn toàn thiếu tư duy phản biện (và tự phản biện).

Thái Hạo - Giải thiêng bánh chưng


Giải hoặc hay giải thiêng, giải ảo, đó là một trong những cách để trả đối tượng về đúng chỗ của nó, đặng thoát khỏi những ràng buộc ghê gớm của quá khứ, của các giáo điều và lớp sương khói huyễn ảo. Và nhà văn Phạm Thị Hoài đã cố làm điều đó với bánh chưng bằng bài viết đang gây nhiều tranh cãi của mình.

Câu hỏi đặt ra là, bánh chưng có còn "thiêng", còn "ảo", còn "hoặc" nữa không để mà "giải". Trong quan sát của tôi thì câu trả lời là "không".

Ngày nay, tính chất nghi lễ, thần bí, huyễn hoặc ở cội nguồn và mong cầu của người dân từ chiếc bánh chưng đã phôi phai gần hết. Không cần phải đợi đến tết để được ăn bánh chưng như xưa, từ hàng chục năm nay, bánh đã được bán như một món đồ ăn sáng, ăn vặt. Có cả bánh chưng nấu lẫn bánh chưng chiên từ chợ quê ra tới thành thị.

vendredi 4 février 2022

Thái Hạo - Bánh chưng ở lại chịu lời đắng cay

 

Sáng thức dậy tình cờ thấy nhà văn Phạm Thị Hoài cũng vừa post bài “Các vua hùng đã có công” với nội dung “phê phán” bánh chưng. Trong đó có đoạn:

“Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực.

Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng,

Võ Khánh Tuyên - Ngẫm...

 

Cắn một góc bánh chưng, bạn không nuốt nổi.... Ấy là NGÁN.

Xì xụp bát Phở Chó quán ven đường.... Bạn bảo NGON.

Nhưng đó là bạn, người phàm phu tục tử, người chỉ biết ăn là ăn. Còn nếu là người có học, đặc biệt là Tây học. Khi chê bai, chửi rủa bánh chưng, bánh dầy, bánh tét...Bạn phải rối rắm tầm chương trích cú, điển này tích kia, nhồi kiến thức y khoa một chút, triết lý một chút, rê dắt cho đối phương hoa mắt mà tưởng bạn hoa mỹ lung linh.

samedi 2 mai 2020

Phạm Thị Hoài - Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên


Cảnh đốt sách ở Saigon tháng 5/1975.

(Trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)

Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng Hòa.

Phạm Thị Hoài: Tôi thuộc thế hệ lớn lên trong "chân lý không bao giờ thay đổi" rằng "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa với thủ đô Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc gia hợp pháp duy nhất trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Chính quyền Sài Gòn là bù nhìn. Rất lâu sau này tôi mới nghe danh xưng Việt Nam Cộng Hòa.

Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn là năm 1984, đi phiên dịch cho một đoàn khách Đông Đức sang dự hội thảo khoa học. Điều duy nhất của miền Nam mà tôi còn nhớ là khi xe dừng trước khách sạn Bến Thành, một bác vận giày da và đồng phục rất đẹp tiến tới mở cửa xe. Tôi chui ra, ríu rít "Cảm ơn bác ạ", nhưng chưng hửng trước một gương mặt đóng băng. Tôi tiện tay đóng cửa xe sau lưng.