Amanda
Nguyễn, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Việt, là người đã bay vào vũ trụ
sáng ngày 14 Tháng Tư 2025, trong sứ mệnh du hành vũ trụ toàn nữ đầu tiên.
Cụ
thể trong chuyến bay này, Amanda tiến hành ba thí nghiệm trong không gian để
giúp các thế hệ phi hành gia tương lai, bao gồm kiểm tra mức độ phát triển
nhanh trong không gian, và các trang bị của phi hành gia với tình trạng ẩm.
Là một
sinh viên tốt nghiệp Harvard, thực tập tại NASA và sau đó làm việc tại Trung
tâm Vật lý thiên văn của Harvard-Smithsonian và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2019,
Amanda Nguyễn đã được đề cử giải Nobel Hòa bình cho sự vận động của mình thay mặt
cho những người sống sót sau vụ tấn công tình dục.
*
Là người tin vào Chúa Jesus, nhưng Yuri Gagarin bị báo đài xô-viết xuyên tạc là
"phủ nhận Chúa Trời".
1)
Thời Liên bang Xô viết còn hộ khẩu trên cõi đời, báo đài không ít lần tuyên
truyền câu chuyện phi hành gia Yuri Gagarin khi bay lên vũ trụ đã nói rằng: "Tôi chẳng thấy ở trên này có Chúa nào
hết". Nói
thực, đọc thấy câu nói trên, tôi đã phải phì cười: Gagarin là một phi hành gia
tài ba, nhưng cái trí hiểu về tôn giáo sao còn ấu trĩ, thô thiển đến vậy!
Coi
đi, nhiều phi hành gia Mỹ họ không chỉ bay ra ngoài không gian bao quanh Trái Đất,
họ còn bay tới và hạ cánh xuống Mặt Trăng. Họ thờ phượng, tôn cao Chúa Trời,
đâu ai hiểu "the Heaven" (Trời) theo nghĩa là bầu trời mà đó là một ý
niệm trừu tượng, thuộc về tâm linh tôn giáo huyền nhiệm!
Đây là chuyến bay đưa người lên vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc kể từ 5
năm qua. Đài truyền hình Nhà nước CCTV đưa hình ảnh ba phi hành gia
Nhiếp Hải Thắng (Nie Haisheng), Lưu Bá Minh (Liu Boming) và Thang Hồng
Ba (Tang Hongbo) tươi cười. Trong phi vụ dự kiến dài nhất từ trước đến
nay đối với Trung Quốc, nhóm có nhiệm vụ bảo trì, lắp đặt các thiết bị,
chuẩn bị cho các ê-kíp tương lai cũng như sẽ đi bộ trong không gian.
Họ
đều là quân nhân, trước khi thực hiện phi vụ đã nói lời từ biệt với
người thân và đồng nghiệp, qua một buổi lễ đầy màu sắc ái quốc với câu
khẩu hiệu cách mạng quen thuộc « Không có một nước Trung Hoa mới nếu không có đảng Cộng Sản ».
Trong cuộc họp báo hôm qua, ba phi hành gia vừa mới được tiết lộ tên
tuổi, chào các phóng viên theo kiểu quân nhân, trước một lá cờ lớn màu
đỏ với năm ngôi sao. AFP dẫn tuyên bố của trưởng nhóm Nhiếp Hải Thắng,
ca tụng « những chương vinh quang của lịch sử ngành không gian Trung Quốc ».
Nhân
chuyện ông Phạm Tuân lên chùa bị Azheimer nói nhảm (ông nói chiếc B52 mà ông
từng bắn hạ, dài tới 600 mét!) đang được bà con trên mạng cười rùm, làm nhớ tới
một kỷ niệm ở báo Tuổi Trẻ.
Đó là số báo đặc biệt ngày 2-9-1980. Vì là ngày Quốc khánh nên
báo nào cũng phải nêu bật thành tựu. Sẵn sự kiện ông Tuân vừa là người Việt Nam
thứ ba bay lên vũ trụ trở về ngày 31-7 (hơn hẳn hai người trước là chú Cuội và
Phù Đổng Thiên Vương đều không trở về) bằng tàu Soyuz 36 của Liên Xô, báo Tuổi
Trẻ đã đăng hai tấm hình lớn ra bìa.
Hình trên là hình tàu Soyuz đang bay
trên trời, dưới là hình nông dân miền Bắc đang kéo cày thay trâu! Ý tưởng là từ
đói khổ mà Việt Nam đã bay lên, nhờ ơn Cách mạng.
Bùi Chí Vinh ngồi cạnh ông Võ Văn Kiệt ở đầu
bàn. Nhà văn Lê Dụng (con nhạc sĩ Hoàng Việt) ngồi cạnh. Ảnh của tác giả.
Bùi Chí Vinh : Nhân chuyện Phạm Tuân “nổ không ngượng miệng” ở chùa hú vong Ba
Vàng rằng máy bay B52 của Mỹ dài đến 600 mét, tôi sực nhớ lại bài thơ ĐÓI từng
đọc ở nhà ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, lúc ông mời tôi đến tư gia
sau khi nghe đứa “ăng ten” điềm chỉ viên nào đó báo cáo tôi chuyên làm “thơ
đen”.
Trong bữa tiệc
với một số văn nghệ sĩ thành phố, ông Kiệt sắp xếp tôi ngồi cạnh ông ở đầu bàn
và bắt tôi phải đọc… thơ đen. Coi, tôi đứng lên đọc sang sảng một loạt thơ
chống bất công xã hội, trong đó có bài SINH NGHI HÀNH, XÍCH LÔ HÀNH, ĐÓI, ĐÓI
LIÊN TỤC… Tôi chỉ nhớ tôi đọc đến đâu, ông Kiệt lặng người đến đó, còn bàn tiệc
thì im phăng phắc.
Trong bài ĐÓI có
nhắc đến chuyến quá giang vũ trụ vô bổ của Phạm Tuân trước cảnh đói khát của
nhân dân.
Phạm Tuân, với cái tên thôi đã trở thành
huyền thoại, biểu tượng đam mê một thời của tuổi trẻ, trong đó có chúng tôi.
Những nhân vật lịch sử như Che Guevara, Fidel
Castro hay kể cả những nhân vật tiểu thuyết như Ruồi Trâu, Pavel Korchagin
Thép đã tôi thế đấy làm thế hệ chúng tôi mê mẩn và xem như thần tượng.
Rồi những tấm gương anh hùng trong lịch sử
khác như Thánh Gióng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản…
Nhưng với Phạm Tuân thì khác, ông là một
anh hùng bằng xương bằng thịt.
Con người đã đặt chân lên Mặt Trăng cách đây nửa thế kỷ. Trong
ảnh là phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin của chuyến bay lịch sử Apollo 11,
ngày 20/07/1969.
Cách đây đúng 50 năm, tổng thống Mỹ Richard Nixon
gọi điện thoại trực tiếp từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng lên Mặt Trăng,
nơi hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin vừa hạ cánh. Lúc đó
là 23 giờ 45 phút, giờ Washington. Mười phút sau, hai phi hành gia bước
những bước đầu tiên trên Mặt Trăng. Người Mỹ đã kỷ niệm giây phút lịch
sử này trên toàn quốc vào hôm qua, 20/07/2019.
Từ Cap Canaveral, phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố : « Nếu Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins không phải là anh hùng, thì chẳng có ai là người hùng cả ». Theo ông, sự kiện này còn cần phải được kỷ niệm trong 1.000 năm nữa, vào thế kỷ thứ 30.
Trước
đó tại Nhà Trắng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump dự lễ kỷ niệm từ
hôm thứ Sáu cùng với các viên chức NASA và hai phi hành gia Apollo 11 là
Buzz Aldrin, Michael Collins.